Giải pháp phát triển chè của tỉnh Hà Giang trong những năm tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 81 - 85)

4.6.2.1. Giải pháp về kinh tế

Có thể khẳng định rằng không một ngành sản xuất nào có thể đạt được hiệu quả cao nếu không có vốn đầu tư, cây chè cũng vậy, để phát triển tốt thì ta cần có những chính sách đầu tư hỗ trợ vốn cho sản xuất chè.

- Về hỗ trợ vốn để người dân chăm sóc và trồng dặm các nương chè chưa cho thu hoạch, do diện tích chè trung bình của mỗi hộ là tương đối lớn nhưng chỉ cho thu hoạch một phần hoặc cho thu hoạch thấp do ngươi dân trồng đại trà để lấy hỗ trợ từ dự án vì vậy việc trồng mới là không cần thiết.

- Cần có các chính sách trợ giá về giống, vật tư các chi phí đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho người sản xuất.

- Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để tạo vốn đầu tư cho sản xuất và chế biến sản phẩm chè.

- Cần có biện pháp khuyến khích các hộ nông dân sản xuất chè để nhằm huy động nguồn lao động nhàn rỗi trong dân cư.

4.6.2.2. Giải pháp về kỹ thuật

Đối với cây chè thì việc áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật trong sản xuất cũng như trong chế biến là điều kiện kiên quyết để cây chè tăng

trưởng, phát triển cho năng suất, chất lượng cao. Do vậy, việc tuân thủ nghiêm ngặt và áp dụng một cách đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ cần phải được chú ý. Cụ thể là:

* Đối với sản xuất

- Trồng bổ sung và thay thế các nương chè già cỗi, thay thế các phương pháp trồng chè trước đây là trồng theo cây riêng lẻ sang trồng theo hàng, theo băng để nâng cao sản lượng chè và dễ dàng chăm sóc.

- Trong trồng mới phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật ngay từ đầu như chọn đất, mật độ trồng, phân bón, giống cây che bóng, băng cốt khí...

- Cải tiến công cụ sản xuất, mở rộng việc sử dụng cơ giới hoá như máy làm đất, máy đốn hái.. để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế của người trồng chè.

- Đưa các biện pháp tiên tiến vào chăm sóc và thâm canh chè theo hướng chè sạch, từng bước xây dựng vùng chè an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn chè VIETGAP, chè hữu cơ và xây dựng thương hiệu chè nhằm nâng cao giá trị đáp ứng nhu cầu của thị trường cao cấp.

- Tăng cường tập huấn kỹ thuật cho người dân, trước hết là kỹ thuật nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành, đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xã nên tổ chức ít nhất 1 - 2 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè cho người dân trên 1 năm. Đưa các biện pháp kỹ thuật sản xuất chè hữu cơ, chè sạch vào trong sản xuất dần thay thế hẳn phương pháp sản xuất truyền thống lạc hậu.

- Áp dụng quy trình canh tác trên đất dốc vào sản xuất chè, với cách thức này sẽ có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, giữ tầng canh tác bảo vệ môi trường sinh thái.

* Đối với chế biến

- Đối với chế biến thủ công ở các hộ cần phải đầu tư đồng bộ các máy móc thiết bị chế biến theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về độ đồng đều cũng như vệ sinh công nghiệp.

- Đối với chế biến công nghiệp: Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, tiêu thụ và quy trình chất lượng sản phẩm.

- Hướng dẫn kỹ thuật chế biến cho các hộ trồng chè để nâng cao chất lượng chế biến chè.

* Đối với tiêu thụ

- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở chế biến , chính quyền địa phương và người trồng chè để tạo nguồn nguyên liệu có phẩm chất tốt, chất lượng hàng hoá cao nhằm giữ vững và ổn định thị trường chè.

- Cần tập trung đưa các kỹ thuật hiện đại vào các khâu như: Bảo quản, đóng gói sản phẩm chè trước khi đưa ra thị trường.

- Xây dựng chỉ dẫn địa lí cho sản phẩm chè Shan Tuyết, quảng cáo sản phẩm chè trong và ngoài tỉnh. Từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Có kênh tiêu thụ rõ ràng để có thể cạnh tranh được với sản phẩm chè của cả nước.

4.6.2.3. Giải pháp về chính sách

Về chính sách đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: các tiến bộ kinh tế về thuỷ lợi, giống, phân bón cần được đẩy mạnh hơn nữa việc đầu tư ứng dụng cũng như đưa những tiến bộ này vào trong sản xuất chè.

- Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng vùng chè: tỉnh cần đầu tư xây dựng cho vùng chè các công trình giao thông, thuỷ lợi, đường điện...

- Chính sách thị trường: tỉnh cần có phương hướng mở rộng thị trường hơn nữa, với nhiều hình thức phong phú và đa dạng hơn, đặc biệt là trong công tác marketing giới thiệu sản phẩm.

- Về chính sách vốn: Đi đôi với việc hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất thì cần phải xem xét thêm các phương thức cho vay khác để người dân có điều kiện đầu tư phát triển mở rộng diện tích trồng chè.

- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài: Nhà nước cần phải hoàn thiện các cơ sở pháp lý một cách cụ thể hơn nữa để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào ngành chè.

4.6.2.4. Giải pháp về công tác tuyên truyền.

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân trong vùng phát triển chè của tỉnh; tham gia trồng và chăm sóc chè theo đúng quy trình kỹ thuật; tham gia liên doanh, liên kết và ký hợp đồng với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ chè búp tươi.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể với nhân dân để tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, giúp nhân dân nhận thức rõ về hiệu quả cũng như việc thực hiện phát triển chè trên địa bàn tỉnh là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)