Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 41)

- Phương pháp chọn lọc tổng hợp các thông tin thứ cấp cần thiết. - Sử dụng các công cụ trên máy tính như: Microsoft word, excel để tổng hợp và xử lý thông tin sơ cấp.

- Đối với thông tin thứ cấp: Sau khi thu thập được những thông tin thứ cấp tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin số liệu tiến hành lập bảng biểu, phân tích theo mục đích nghiên cứu của đề tài.

- Đối với thông tin sơ cấp: Số liệu điều tra sau khi thu thập sẽ được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel phân tích theo mục đích nghiên cứu của đề tài.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Giang

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ Tây sang Đông dài 115 km và từ Bắc xuống Nam dài 137 km. Tại điểm cực Bắc của lãnh thổ Hà Giang, cũng là điểm cực Bắc của Tổ quốc, cách Lũng Cú khoảng 3 km về phía Đông, có vĩ độ 23013'00"; điểm cực Tây cách Xín Mần khoảng 10 km về phía Tây nam, có kinh độ l04024'05"; mỏm cực Đông cách Mèo Vạc 16 km về phía Đông - Đông nam có kinh độ l05030'04".

4.1.1.2. Địa hình

Do cấu tạo địa hình phức tạp, thiên nhiên tạo ra và ưu đãi cho Hà Giang một nguồn tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản,... Từ những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình mà Hà Giang được chia thành ba vùng với những điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác biệt, mỗi vùng có tiềm năng và thế mạnh riêng đó là:

- Vùng I: Là vùng cao núi đá phía Bắc gồm 4 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Diện tích toàn vùng là 2.352,7 km2; dân số trên 20 vạn người chiếm xấp xỉ 34,3% dân số toàn tỉnh. Do điều kiện khí hậu rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè nên rất thích hợp với việc phát triển các loại cây ăn quả và cây dược liệu ôn đới như: cây Thảo quả, Đỗ trọng, Lan Kim tuyến, Hà thủ ô,...; cây Mận, Đào, Lê, Táo,... Cây lương thực chính ở vùng này là cây ngô. Chăn nuôi chủ yếu là bò, dê, ngựa và nuôi ong. Những giống gia súc trên đây là giống riêng của vùng ôn đới, có đặc điểm to hơn và

chịu được rét đến cả độ âm. Đàn ong ở đây chủ yếu chỉ phát triển vụ Hè - Thu với 2 loại hoa chính là hoa Ngô và hoa Bạc hà. Mật ong hoa Bạc hà là loại mật ong đặc biệt có giá trị cao trong việc chữa bệnh và bồi dưỡng sức khoẻ.

- Vùng II: Là vùng cao núi đất phía Tây gồm các huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Diện tích tự nhiên 1.211,3 km2; dân số chiếm 15,9%. Điều kiện tự nhiên vùng này thích hợp cho việc phát triển cây Trẩu và cây Thông lấy nhựa. Cây lương thực chính vùng này là lúa nước và ngô. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, ngựa, dê và các loại gia cầm.Vùng này là vùng đất của chè Shan tuyết và chủ nhân lâu đời của nó là người Dao - Một dân tộc có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè núi lâu đời.

- Vùng III: Là vùng núi thấp gồm các huyện: Bắc Quang, Vị Xuyên, Bắc Mê, Quang Bình và thị xã Hà Giang. Đây là vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh Hà Giang với diện tích tự nhiên 4.320,3 km2; dân số chiếm 49,8%. Điều kiện tự nhiên thích hợp với các loại cây nhiệt đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, trồng các loại cây nguyên liệu giấy như: Bồ đề, Mỡ, Thông,... và đây cũng là vùng tre, nứa, vầu, luồng lớn nhất trong tỉnh ... Ngoài ra đây còn là vùng trồng các loại cây ăn quả có múi như: Cam, Quýt, Chanh,...

4.1.1.3.Thủy văn

Các sông lớn ở Hà Giang thuộc hệ thống sông Hồng. Ở đây có mật độ sông suối tương đối dày. Hầu hết các sông có độ nông sâu không đều độ dốc lớn, nhiều ghềnh thác, ít thuận lợi cho giao thông đường thuỷ.

Sông Lô là một sông lớn ở Hà Giang, bắt nguồn từ Lưu Lung (Vân Nam - Trung Quốc), chảy qua biên giới Việt - Trung (khu vực Thanh Thuỷ), qua thị xã Hà Giang, Bắc Quang về Tuyên Quang. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho vùng trung tâm tỉnh.

Sông Chảy bắt nguồn từ sườn Tây nam đỉnh Tây Côn Lĩnh và sườn Đông bắc đỉnh Kiều Liên Ti, mật độ các dòng nhánh cao (1,1 km/km2), hệ số tập trung nước đạt 2,0 km/km2. Mặc dù chỉ đoạn đầu nguồn thuộc địa phận tỉnh nhưng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực phía Tây của Hà Giang.

Sông Gâm bắt nguồn từ Nghiêm Sơn, Tây Trù - Trung Quốc, chảy qua Lũng Cú, Mèo Vạc về gần thành phố Tuyên Quang nhập vào sông Lô. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho phần đông dân số của tỉnh.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có các sông ngắn và nhỏ hơn như: sông Nho Quế, sông Miện, sông Bạc, sông Chừng và nhiều khe suối lớn nhỏ cung cấp nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống dân cư.

Hệ thống suối trên là nguồn nước mặt cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp.

4.1.1.4. Khí hậu

Hà Giang nằm trong vùng Nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc... Điều tra thu thập số liệu về điều kiện thời tiết khí hậu của Hà Giang, kết quả thu được ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết của tỉnh Hà Giang năm 2018 Tháng/ năm Nhiệt độ TB (0C) Độ ẩm TB (%) Lượng mưa (mm)

1 17,3 84,0 62,7 2 16,6 81,0 12,4 3 21,5 82,0 52,2 4 23,9 81,0 67,2 5 27,8 80,0 265,6 6 27,8 84,0 618,1 7 28,5 84,0 432,3 8 28,2 84,0 489,5 9 27,0 84,0 261,5 10 23,7 87,0 120,6 11 21,8 82,0 31,5 12 19,1 85,0 50,1 Bình quân 23,6 83,0 205,3

Nhiệt độ trung bình cả năm của Hà Giang dao động từ 16,60C - 28,50C; biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 100C và trong ngày cũng từ 6 - 70C, Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng 01) (bảng 4.1.)

Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 83% và sự dao động cũng không lớn, Ẩm độ cao nhất đạt 84 – 87% (tháng 8,9,10) và ẩm độ thấp nhất đạt 81,0% (tháng l,2,3) Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt: Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1,427 giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ) (bảng 4.1.).

Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.692 - 2.430 mm, tập trung từ tháng Năm đến tháng Mười, chiếm khoảng từ 70,0 – 80,0% lượng mưa cả năm. Cây chè tuy là cây trồng cạn thường được trồng trên đất đồi hay trên bãi cao, không được ngập úng. Nhưng chè lại là cây thu hoạch búp và lá non nên cần nước thường xuyên, nước có vai trò rất lớn đối với năng suất và chất lượng của chè. Do đó, thời gian này đem lại sản lượng chè chủ yếu trong năm. Do đặc điểm khí hậu vùng núi cao mùa đông khô, lạnh và trồng phân tán với diện tích lớn nên việc tưới nước cho gặp nhiều khó khăn nên sản phẩm của cây chè nói chung và chè Shan Tuyết nói riêng ở Hà Giang chỉ cho thu hoạch từ tháng 2 – 9 (bảng 4.1).

Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió Đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5 m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao nhất ở Hà Giang (số ngày giống tới 103 ngày/năm); đồng thời có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

4.1.1.5.Tài nguyên đất

Hà Giang có 778.473 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất nông nghiệp 134.184 ha, chiếm 17% diện tích tự nhiên đất lâm nghiệp 334.100 ha,

chiếm 42,4%; đất chưa sử dụng 310.064 ha, chiếm 39,3%; còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp (chè, cà phê,...); cây dược liệu (Đỗ trọng, Thảo quả, Huyền sâm, Hà thủ ô,..) và cây ăn quả (Cam, Quýt,Lê, Mận...).

Chè nói chung và chè Shan tuyết Hà Giang được trồng trên các loại đất: đất đỏ vàng trên đá sét, đất mùn đỏ vàng trên đá sét, đất vàng đỏ trên đá granit, đất mùn vàng đỏ trên đá granit. Thành phần cơ giới của đất là đất thịt nhẹ đến thịt nặng. Đất thuộc loại rất chua, giá trị pH từ 3,95 - 4,36; hàm lượng chất hữu cơ từ trung bình đến giàu.

Trong sản xuất chè, đất đai chiếm một vị trí hết sức quan trọng, nó có khả năng quyết định được sản lượng và chất lượng chè trong năm, đối với tỉnh Hà Giang quỹ đất cần được sử dụng như thế nào cho hợp lý, ta đi nghiên cứu tình hình sử dụng đất đai tỉnh Hà Giang qua bảng 4.2. như sau:

Qua bảng 4.2 ta nhận thấy: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Hà Giang trong 4 năm qua đã thay đổi nhưng không nhiều:

Diện tích đất nông nghiệp giảm nhẹ (giảm 4.124,6 ha); giảm từ 198.600,3 ha năm 2015 xuống 194.475,7 ha năm 2018 (giảm 2,1% so với năm 2015).

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Hà Giang từ 2015 – 2018

Đơn vị tính: ha

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng diện tích đất 792.948,3 792.948,3 792.948,3 792.948,3

Đất nông nghiệp 198.600,3 197.894,6 195.194,0 194.475,7 Đất lâm nghiệp 436.752,2 445.398,2 456.491,3 459.164,5 Đất chuyên dùng 16.496,3 16.655,2 16.857,8 16.920,1

Đất ở 7.084,9 7.096,3 7.103,9 7.116,4

Diện tích đất lâm nghiệp từ năm 2015 - 2018 đã tăng từ 436.752,2 ha (năm 2015) lên 459.164,5 ha (năm 2018), tăng 5,1% so với năm 2015.

Diện tích đất chuyên dùng và đất ở có xu hướng tăng nhẹ trong 4 năm qua. Trong 4 năm qua người dân đã tích cực đưa nguồn tài nguyên đất đai vào sử dụng đa mục đích nhằm tăng hiệu quả kinh tế phát huy được thế mạnh về nguồn đất đai.

Ta có thể nhận xét rằng nguồn đất đai tự nhiên của tỉnh Hà Giang rất lớn so với tổng dân số của toàn tỉnh. Đất đai chủ yếu là đất đồi núi, đất rừng rất thích hợp để trồng chè và các loại cây lâm nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả

4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tình hình kinh tế

* Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hà Giang năm 2018 ước 6,6% (đạt mức tăng trưởng trung bình so với 14 tỉnh khu vực Trung du miền núi phía Bắc), thấp hơn so với mục tiêu Nghị quyết đề ra và thấp hơn so với mức tăng trưởng 7,36% của năm 2017.

Trong 6,6% tăng trưởng GRDP toàn tỉnh, khu vực nông lâm nghiệp - thuỷ sản đóng góp 1,48 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp - XDCB đóng góp 2,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đóng góp 2,85 điểm phần trăm; thuế sản phẩm và trợ cấp đóng góp 0,33 điểm phần trăm. Khu vực dịch vụ tiếp tục có mức đóng góp cao nhất vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2018 mặc dù không đạt mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu đề ra 8,0%) nhưng ở một số ngành và lĩnh vực quan trọng tiếp tục có chuyển biến theo chiều hướng tích cực, đã xuất hiện nhiều điểm sáng ghi nhận sự tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền trong điều kiện khó khăn về nguồn lực.

* Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế (theo VA): Tỷ trọng Nông lâm nghiệp – Thủy sản chiếm 30,40%; Công nghiệp - XDCB chiếm 23,01%; Dịch vụ chiếm 46,9%.

- Khu vực I (Nông lâm nghiệp – thủy sản) tăng 5,03%. Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo. Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với các dự án sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng đang được triển khai và bước đầu thu được kết quả. Năm 2018 tiếp tục tập trung triển khai thực hiện GAP, VietGAP đối với cây chè và cây cam. Hiện nay toàn tỉnh có 7.153 ha chè được cấp chứng nhận GAP, chiếm 38,5 % diện tích thu hoạch; diện tích cam đã chứng nhận VietGAP 2.776 ha, chiếm 31,8% diện tích cam toàn tỉnh, chiếm 62,8% diện tích cho sản phẩm. Bên cạnh việc triển khai thực hiện sản xuất hữu cơ, các cơ quan chuyên môn tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất theo đúng chất lượng, đề xuất cấp lại giấy chứng nhận sau khi hết hạn để nâng cao giá trị sản phẩm.

- Khu vực II (Công nghiệp - XDCB) tăng 10,55%. Trong đó, ngành công nghiệp chiếm 58,15 % giá trị tăng thêm khu vực II, tăng 13,28%, với mức đóng góp 1,48%. Các nhà máy thủy điện mới đi vào hoạt động đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng ngành công nghiệp của địa phương, giá trị tăng thêm của sản xuất thủy điện chiếm 60,3% tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp. Công nghiệp chế biến tập trung vào sản xuất các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu nông sản, khoáng sản của địa phương…

- Khu vực III (Dịch vụ) tăng 6,25%, một số ngành, lĩnh vực chủ đạo tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh như: Hoạt động bán buôn, bán lẻ tăng 7,14%; vận tải kho bãi tăng 11,34%; hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,64%; giáo dục và đào tạo tăng 7,31%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 7,25 %.

4.1.2.2. Tình hình xã hội

* Dân số, lao động và việc làm

Dân số và lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến quá trình phát triển toàn diện nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Tình hình dân số và lao động của tỉnh Hà Giang trong năm 2018, kết quả thu được ở bảng 4.3.

Bảng 4.3 cho thấy: Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2018 là 846.531,00 người. Trong đó, dân số nữ là 419.346,00 người (chiếm 49,54% tổng dân số toàn tỉnh) và nam giới là 427.185,00 (chiếm 50,46% tổng dân số toàn tỉnh).

Dân số khu vực thành thị 127.621,00 người (chiếm 15,08%) và dân số nông thôn là 817.910,00 người (chiếm 84,2%).

Bảng 4.3. Dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị và nông thôn của tỉnh Hà Giang năm 2018

Tổng số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Số người 846.531,00 427.185,00 419.346,00 127.621,00 817.910,00 Tỷ lệ tăng (%) 101,54 101,66 101,42 101,90 101,48

Cơ cấu (%) 100,00 50,46 49,54 15,08 84,92

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang 2018

Như vây, dân số của Hà Giang tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ không nhiều; nhưng tỷ lệ chênh lệch giữa người thành thị với người nông thôn cao; người dân chủ yếu ở vùng nông thôn. Đây cũng là đặc điểm điển hình của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra đánh giá tình hình sản xuất chè shan và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên chè shan tại hà giang (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)