Học thuyết về môi trường ảnh hưởng đến bệnh tật và công tác chăm sóc của Florence Nightingale được áp dụng trong nghiên cứu này. Học thuyết này với mục đích là làm cho các quá trình hồi phục của cơ thể người bệnh trở nên dễ dàng hơn bằng cách tác động lên môi trường người bệnh và dùng môi trường như một phương tiện chăm sóc người bệnh [66], [2]. Mô hình học thuyết như sau:
Hình 1. 1 Mô hình học thuyết Florence Nightingale
Học thuyết này đã chỉ ra 3 mối quan hệ lớn:
- Môi trường cho người bệnh: Là yếu tố chính tạo ra bệnh ở một người bệnh với các tác và lợi ích của môi trường tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tật.
- Điều dưỡng liên quan đến môi trường: Điều dưỡng chăm sóc người bệnh, tác động đến môi trường xung quanh như: các thủ thuật thay băng rửa vết thương, chăm sóc ống dẫn lưu, rửa tay, sát khuẩn tay…Nhằm ngăn ngừa, xóa bỏ những yếu tố ô nhiễm, lây lan nguy hại đến cơ thể người bệnh trong đó có vết thương và cơ thể được tiếp xúc với không khí trong lành, ánh sáng, ấm áp, yên tĩnh từ đó phòng được nguy cơ NKVM.
- Điều dưỡng sẽ bảo vệ được cho người bệnh tránh được nhiễm khuẩn bệnh viện (NKVM), từ đó tỷ lệ NKVM và hậu quả có thể giảm xuống.
Các thành phần nền tảng học thuyết Nightingale là môi trường người bệnh được kiểm soát bao gồm: quản lý về tiếng ồn, ánh sáng, vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng, tạo sự thoải mái, giao tiếp xã hội, niềm tin, hi vọng cho người bệnh. Nhưng trong nghiên cứu này tôi chỉ tập trung vào một khía cạnh thực hành chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ trên người bệnh sau phẫu thuật. Học thuyết cũng đưa ra duy trì một môi trường trong sạch trong chăm sóc người bệnh là điều cần thiết để ngăn ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện trong đó có NKVM như vệ sinh tay, thay băng rửa vết thương, giáo dục sức khỏe cho người bệnh/người nhà người bệnh [58].
Điều dưỡng
Người bệnh
Môi trường/Bệnh tật