Khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện sản nhi tỉnh ninh bình, năm 2017 (Trang 37 - 41)

2.7.1. Các khái niệm.

- Kiến thức chăm sóc phòng NKVM: là sự hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về phòng NKVM.

- Thực hành chăm sóc phòng NKVM: là một quy trình được đối tượng nghiên cứu thực hiện trên người bệnh để phòng NKVM.

- Giáo dục sức khỏe: là hành động hướng dẫn, cung cấp sự hiểu biết về các vấn đề liên quan đến phòng NKVM cho NB/người nhà NB trong quá trình đối tượng nghiên cứu thực hiện chăm sóc.

2.7.2. Thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá.

- Bộ công cụ đánh giá kiến thức của Điều dưỡng: dựa trên hướng dẫn mới của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) 2016 về dự phòng NKVM [40], tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế của Bộ Y tế xuất bản năm 2012, dựa trên bộ công cụ nghiên cứu của Nguyễn Thanh Loan năm 2014 đã được dịch sang tiếng Việt từ bộ công cụ trong nghiên cứu của Sickder Humaun Kabir “Kiến thức và thực hành của điều dưỡng liên quan đến phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bangladessh” năm 2010 [69], [7], [22] (phụ lục 2). Bộ công cụ này gồm 2 phần:

+ Kiến thức về chăm sóc phòng NKVM: gồm 27 câu hỏi, ĐD lựa chọn đáp án đúng nhất trong 3 ý.

- Bộ công cụ quan sát thực hành của Điều dưỡng gồm 3 phiếu quan sát: quy trình thay băng phòng NKVM, quy trình vệ sinh tay (quy trình rửa tay thường quy hoặc sát khuẩn tay bằng cồn) (phụ lục 3). Được xây dựng và đánh giá dựa theo quy trình chuẩn về đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn của Bộ Y tế năm 2012 [7]; Điều dưỡng Ngoại khoa; Hướng dẫn phòng NKVM của CDC, NICE.

- Bộ công cụ đánh giá thực hành GDSK của ĐD thông qua phỏng vấn NB/người nhà NB: gồm 4 nội dung cơ bản và cần thiết mà ĐD cần phải giáo dục cho họ sau khi thực hiện các quy trình chăm sóc vết mổ. Những nội dung này dựa trên tài liệu đào tạo liên tục kiểm soát nhiễm khuẩn [7].

Đánh giá và thu thập số liệu về kiến thức, thực hành:Dựa trên tham khảo đề tài đã nghiên cứu của Võ Văn Tân năm 2010 và Nguyễn Thanh Loan năm 2014 [26], [22]. Chúng tôi đưa ra thước đo và tiêu chuẩn đánh giá như sau:

* Đánh giá kiến thức chăm sóc phòng NKVM của ĐD qua bộ câu hỏi tự điền, trả lời ý đúng nhất.

+ Điều tra viên giải thích kỹ mục đích điều tra: các thông tin trả lời trong phần này chỉ phục vụ cho đề tài luận văn, mọi thông tin của đối tượng được điều tra đều được giữ bí mật.

+ Điều tra viên hướng dẫn cách trả lời các câu hỏi trong phần này.

+ Phát phiếu cho những điều dưỡng tham gia nghiên cứu trả lời câu hỏi. Bộ câu hỏi gồm có 27 câu, thời gian trả lời 30 phút, mỗi câu trả lời được đánh giá trực tiếp trên bộ câu hỏi dựa trên phương thức chọn câu trả lời đúng nhất.

+ Tiêu chuẩn đánh giá có kiến thức đúng: Khi trả lời đúng 1 câu được tính 1 điểm, sai được 0 điểm.

+ Biến số định tính: nghiên cứu căn cứ quy chế đánh giá, xếp loại ban hành theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 05/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xếp loại kiến thức của ĐD [3].

Bảng 2. 1 Tiêu chuẩn được đánh giá kiến thức điều dưỡng

Tiêu chí Tiêu chuẩn đánh giá

Tốt ≥ 80% tổng điểm Đạt Khá 70% - 79% tổng điểm Trung bình 50% - 69% tổng điểm Chưa đạt Yếu/kém < 50% tổng điểm

* Đánh giá thực hành của ĐD theo các quy trình chăm sóc phòng NKVM.

+ Thời điểm quan sát: khi điều dưỡng bắt đầu tiến hành thay băng vết thương do phẫu thuật đến khi kết thúc quy trình trên một người bệnh.

+ Hai điều tra viên cùng sử dụng cùng một mẫu phiếu để quan sát trực tiếp và không báo trước thực hành các quy trình chăm sóc vết mổ của ĐD. Sau mỗi lần quan sát một cơ hội thực hành chăm sóc vết mổ của ĐD, 2 điều tra viên đối chiếu 2 phiếu quan sát, nếu số liệu quan sát của 2 điều tra viên trùng nhau thì được tính là kết quả quan sát thực hành của ĐD đó, nếu kết quả của 2 điều tra viên không trùng sẽ quan sát lại cơ hội chăm sóc vết mổ khác của ĐD đó.

+ Tiêu chuẩn đánh giá thực hành đạt của ĐD bao gồm: mẫu 1, mẫu 2 và mẫu 3

o Mẫu 1: Quy trình thay băng gồm 10 bước, có 2 mức độ để đánh giá sự hoàn thành ở mỗi bước quy trình: “Đạt” (hoàn thành như yêu cầu 2 điểm) hoặc “chưa đạt” (không làm hoặc làm nhưng không đạt yêu cầu hay không tuân thủ trình tự của mỗi bước, 0 điểm). Trong đó các bước 1 và 10 dùng quy trình mẫu 2 hoặc mẫu 3 để quan sát, bước 4 và 5 dùng mẫu 3 để quan sát. Tuy nhiên qua quá trình điều tra tất cả

điều dưỡng của 3 khoa chỉ thực hiện sát khuẩn tay nhanh. Do đó chỉ dùng mẫu 3 để đánh giá các bước 1,4,5 và 10 trong quy trình thay băng.

o Quy trình sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn (mẫu 3) gồm 6 bước, mỗi bước của quy trình đánh giá là đạt (hoàn thành như yêu cầu, 2 điểm) hoặc chưa đạt (không làm hoặc làm nhưng không đạt yêu cầu hay không tuân thủ trình tự của mỗi bước, 0 điểm). ĐD được đánh giá là thực hành quy trình sát khuẩn tay “Đạt” khi đạt tất cả 4 lần thực hiện sát khuẩn tay trong quy trình thay băng, còn lại là “Chưa đạt”.

o Các tiêu chuẩn để đánh giá mỗi quy trình thực hành chăm sóc phòng NKVM như sau:

Bảng 2. 2 Tiêu chuẩn đánh giá thực hành chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ

Tên quy trình thực hành Tổng số điểm Xếp loại (% tổng số điểm) Tốt Khá TB Kém

Quy trình thay băng

rửa vết thương 20 ≥ 80% 70% - 79% 50% - 69% <50% Quy trình sát khuẩn

tay bằng dung dịch chứa cồn/1 lần

12 ≥ 80% 70% - 79% 50% - 69% <50%

Xếp loại chung Đạt Chưa đạt

o Mẫu 4: Đánh giá thực hành giáo dục sức khỏe cho người bệnh/người nhà người bệnh về chăm sóc vết mổ thích hợp thông qua người bệnh/người nhà người bệnh: Mẫu này được sử dụng phỏng vấn ngay trên người bệnh vừa được điều dưỡng thay băng vết mổ. Đánh giá xem ĐD có hướng dẫn các nội dung GDSK cho người bệnh/người nhà người bệnh hay không. Điều dưỡng được đánh giá là GDSK “Đạt” khi có thực hiện từ 3 - 4 nội dung hoặc “Chưa đạt” khi thực hiện dưới 3 nội dung trong bảng khảo sát.

+ Do thực hành vệ sinh tay (rửa tay thường quy và/hoặc sát khuẩn tay) nằm trong đánh giá thực hành quy trình thay băng nên trong nghiên cứu này điều dưỡng được đánh giá là thực hành chung “đạt” khi thực hiện đạt cả 2 yếu tố “thực

hành quy trình thay băng vết thương” và “thực hành GDSK cho người bệnh/người nhà người bệnh”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện sản nhi tỉnh ninh bình, năm 2017 (Trang 37 - 41)