Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện nghiên cứu này trên 71 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh của 3 khoa. Trong đó tỷ lệ nam tham gia nghiên cứu chỉ có 2,8% và nữ chiếm tỷ lệ cao 97,2%. Tỷ lệ này cũng tương tự như trong nghiên cứu của Sikder Humaun Kabir năm 2010 với tỷ lệ nam chỉ chiếm 9,2%, nữ chiếm 90,8% và nghiên cứu của Nguyễn Thanh Loan năm 2014 với tỷ lệ nam chiếm 17,5% và nữ chiếm 82,5% [69], [22] .
Thời gian công tác của điều dưỡng trong nghiên cứu thực hiện khảo sát nằm trong khoảng từ 1 năm đến trên 20 năm, trong đó điều dưỡng có thời gian 1-5 năm là 71,8% cao hơn so với điều dưỡng có thời gian trên 5 năm chỉ chiếm 28,2%. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Sikder Humaun Kabir năm 2010 [70], với tỷ lệ điều dưỡng có thời gian 1-5 năm là 82,5%. Tỷ lệ điều dưỡng 1-5 năm trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Loan năm 2014 chỉ có 35% [22] và nghiên cứu của Haleema Sadia và cộng sự năm 2017, tỷ lệ điều dưỡng 1-5 năm là 39,7%.
Nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ điều dưỡng chăm sóc dưới 10 người bệnh là 56,3% cao hơn so với điều dưỡng chăm sóc trên 10 người bệnh. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ điều dưỡng được đào tạo/tập huấn chiếm tỷ lệ 67,6% cao hơn không được đào tạo/tập huấn là 32,4%. Tuy nhiên, số lần được đào tạo/tập huấn của đối tượng trong vòng 12 tháng được 1 lần là 54,2% còn lại 45,8% là được tập huấn/đào tạo 2 hoặc tối đa là 3 lần. Vì vậy, khi được hỏi về nhu cầu được tập huấn/đào tạo thêm về chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ thì 100% điều dưỡng tham gia nghiên cứu đều có nhu cầu, trong đó có đến 60,6% cho rằng là rất cần thiết và 39,4% cho rằng là cần thiết, tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thảo Trúc Chi năm 2016 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk cho tỷ lệ 100% đối tượng nghiên cứu đều có nhu cầu được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn [10]. Điều này thể hiện nhu cầu được đào tạo/tập
huấn nâng cao kiến thức, thực hành của điều dưỡng trong vấn đề phòng kiểm soát