*Biến số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Giới tính: có 2 giá trị: nam và nữ.
- Trình độ chuyên môn: là trình độ chuyên môn cao nhất của đối tượng nghiên cứu tính đến thời điểm nghiên cứu, gồm 2 nhóm: Trung cấp và cao đẳng/đại học.
- Thời gian công tác: là số năm người đó đã làm việc tại khoa phòng hiện tại của bệnh viện, có 5 giá trị: từ 1 – 5 năm, từ 6 – 10 năm, từ 11 – 15 năm, từ 16 – 20 năm, > 20 năm.
- Số người bệnh/ngày: là số người bệnh thực tế mà điều dưỡng chăm sóc trong 1 ngày, có 4 giá trị: Từ 1 – 5 người bệnh, từ 6 – 10 người bệnh, từ 11 – 15 người bệnh, từ 16 – 20 người bệnh.
- Tập huấn/đào tạo trong 12 tháng: trong 12 tháng qua đối tượng có được tập huấn hoặc đào tạo về chương trình chăm sóc phòng NKVM, có 2 giá trị: Có, không.
+ Số đợt tập huấn/năm: là số đợt mà Điều dưỡng được tập huấn/đào tạo trong năm đó.
+ Mức độ cần thiết tập huấn/đào tạo: là mức độ cần thiết mà đối tượng cần được tập huấn/đào tạo về chương trình chăm sóc phòng NKVM, có 4 giá trị: Rất cần thiết, cần thiết, bình thường, không cần thiết.
Kiến thức chăm sóc phòng NKVM: có 2 mức độ: Kiến thức đạt nếu trả lời đúng (≥80% tốt, 65% đến 79% khá); kiến thức không đạt nếu trả lời đúng (50% đến 64% trung bình, < 50% kém).
*Biến số về thực hành chăm sóc phòng NKVM.
Thực hành chăm sóc phòng NKVM:có 2 giá trị “đạt” và “không đạt” Quy trình thay băng rửa vết thương: có 2 giá trị “đạt” và “chưa đạt”. Quy trình rửa tay thường quy: có 2 giá trị “đạt” và “chưa đạt”.
Quy trình sát khuẩn tay nhanh với dung dịch có chứa cồn: có 2 giá trị “đạt” và “chưa đạt”.
Giáo dục sức khỏe: có 2 giá trị để đánh giá chung thực hành GDSK: “đạt”, “chưa đạt”.