Các yếu tố liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện sản nhi tỉnh ninh bình, năm 2017 (Trang 74 - 81)

4.3.1. Mối liên quan giữa kiến thức về chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ với đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự chênh lệch rất lớn về giới tính giữa nam và nữ, tuy nhiên trong 2 trường hợp nam giới trong nghiên cứu của chúng tôi khi trả lời các câu hỏi về kiến thức đều ở mức kiến thức đạt. Mặc dù vậy con số này chưa thể chứng minh được là kiến thức của nam giới tốt hơn của nữ giới trong nghiên cứu này. Kết quả cũng cho thấy không có mối liên quan giữa giới với kiến thức về chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ với p>0,05. Kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện ở 2 bệnh viện thành phố Dubai, Ấn Độ là Mayo và Lady Willingdon Lahore của Haleema Sadia năm 2017, trong 131 đối tượng nghiên cứu không có đối tượng là nam giới [50].

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không tìm thấy mối liên quan giữa khoa phòng, thời gian công tác, số người bệnh/ngày với kiến thức với p>0,05. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Loan [22].

Trình độ học vấn là một trong những yếu tố liên quan thuận với kiến thức về chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ, điều này chứng tỏ trình độ điều dưỡng càng cao thì kiến thức càng tốt hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐD có trình độ trung cấp có kiến thức đạt chỉ bằng 3% so với ĐD cao đẳng/đại học. Nghiên cứu này cũng có kết quả tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thanh Loan và Sickder Humaun Kabir cho rằng trình độ càng cao thì họ sẽ quản lý, phát hiện hoặc ngăn ngừa các biến chứng nhiễm trùng vết mổ tốt hơn [22], [69]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Haleema Sadia [50] lại cho kết quả tương quan nghịch giữa trình độ học vấn và kiến thức của điều dưỡng. Nghiên cứu của chúng tôi có sự đối lặp với nghiên cứu của Haleema Sadia có thể là do trình độ học vấn trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ gần bằng nhau, còn trong nghiên cứu của Haleema Sadia thì tỷ lệ này lại khá chênh lệch, chỉ có 8,4% đối tượng nghiên cứu có trình độ cử nhân, điều này có thể ảnh hưởng đến kiến thức hiểu biết của đối tượng nghiên cứu [50].

Mối liên quan thứ 2 mà chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu này là mối liên quan tích cực giữa kiến thức và vấn đề được đào tạo/tập huấn hay không được đào tạo/tập huấn của đối tượng nghiên cứu. Kết quả cho thấy trong 45 người có kiến thức đạt thì những đối tượng được tập huấn là 77,1% cao hơn so với không được đào tạo/tập huấn 34,8% với OR=6,307 (95% CI: 2,119 – 18,769); p<0,01. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu can thiệp của Phan Thị Dung năm 2015, chỉ ra rằng hoạt động can thiệp bằng cách đào tạo đã cải thiện có ý nghĩa về kiến thức với p<0,001 [12]. Nghiên cứu của Qasem M. N cũng chứng minh rằng có sự khác biệt giữa việc được đào tạo chăm sóc vết mổ và không được đào tạo có ý nghĩa thống kê với p=0,001 [65].

Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm thấy có mối liên quan giữa kiến thức đạt với số lần được đào tạo/tập huấn trong 12 tháng, những trường hợp được tập huấn trên 1 lần có tỷ lệ kiến thức đạt 56,8% cao hơn so với nhưng trường hợp được tập huấn 1 lần. Điều này chứng tỏ khi điều dưỡng được tập huấn/đào tạo càng nhiều thì kiến thức của họ sẽ được nâng lên đáng kê, đặc biệt khi được đào tạo/tập huấn thường xuyên họ sẽ cập nhật được các thông tin, khuyến cáo mới phục vụ tốt cho quá trình chăm sóc người bệnh phòng nhiễm khuẩn vết mổ.

4.3.2. Mối liên quan giữa thực hành chăm sóc phòng NKVM của điều dưỡng với đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Mối liên quan giữa thực hành sát khuẩn tay với đặc điểm chung.

Kết quả bảng 3.12 cho thấy không tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố giới, khoa phòng công tác, số người bệnh chăm sóc/ngày, được đào tạo/tập huấn và số lần đào tạo/tập huấn với thực hành sát khuẩn tay nhanh.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan tích cực, có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn với thực hành sát khuẩn tay nhanh khi thực hiện quy trình thay băng vết mổ (OR= 0,114 (95%CI: 0,103 – 0,984); p<0,05 Fisher’s exact test). Cụ thể: nhóm điều dưỡng có trình độ trung cấp thực hành sát khuẩn tay đạt 2,8% chỉ bằng 11,4% so với nhóm trình độ cao đẳng/đại học. Kết quà này cũng tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thanh Loan có tỷ lệ sát khuẩn

tay/rửa tay của nhóm trung cấp là 58,9% thấp hơn của nhóm cao đẳng/đaị học là 66,7%, tuy nhiên trong nghiên cứu của Nguyên Thanh Loan yếu tố này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Trong nghiên cứu này còn cho thấy tỷ lệ thực hành sát khuẩn tay đạt tỷ lệ nghịch với biến số người bệnh/ngày khi chăm sóc vết mổ. Cụ thể: với nhóm ĐD chỉ chăm sóc dưới 10 người bệnh/ngày thì tỷ lệ thực hành sát khuẩn tay đạt 12,5%, còn nhóm chăm sóc trên 10 người bệnh/ngày thì đạt được là 9,7%, tuy nhiên sự khác biệt này chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ những điều dưỡng trong nhóm được tập huấn 1 lần có thực hành sát khuẩn tay đạt là 15,4% thấp hơn so với nhóm được tập huấn trên 1 lần, sự khác biệt này chưa tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

Mối liên quan giữa thực hành thay băng vết mổ với đặc điểm chung.

Kết quả bảng 3.13 cho thấy có mối liên quan thuận giữa trình độ chuyên môn với thực hành thay băng vết mổ với OR=0,105 (95%CI: 0,027 – 0,405); p<0,01, mối liên quan này thể hiện tỷ lệ điều dưỡng thực hành quy trình thay băng vô khuẩn của nhóm trung cấp 52,8% chỉ bằng 10,5% nhóm có trình độ cao đẳng/đại học. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Ngô Thị Huyền năm 2012 khi đưa ra kết quả cho thấy nhóm điều dưỡng, kỹ thuật viên trình độ đại học, sau đại học thực hành đúng quy trình là 50% cao hơn các nhóm trung cấp và cao đẳng [18]. Điều này chứng tỏ những đối tượng cao đẳng/đại học khi học ở trường họ có thời gian lượng tiết học thực hành các quy trình kỹ thuật cả trên phòng thực hành và thực tập lâm sàng nhiều hơn các đối tượng trung cấ Mặt khác, khả năng nhận thức của họ cũng tốt hơn so với nhóm trung cấ

Yếu tố thời gian công tác trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có mối liên quan thuận, có ý nghĩa thống kê với thực hành quy trình thay băng vô khuẩn với p<0,01, kết quả cho thấy 100% những điều dưỡng trong nhóm thời gian trên 5 năm có thực hành thay băng đều đạt, trong khi đó nhóm có thời gian 1-5 năm thực hành chỉ đạt 60,8%. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Ngô Thị Huyền

cho thấy nhóm có thời gian công tác trên 10 năm thực hành quy trình thay băng đúng cao nhất với tỷ lệ 55,3% [18]. Điều này chứng tỏ điều dưỡng có thời gian càng lâu thì kinh nghiệm thực hành và kinh nghiệm chuyên môn của họ càng tốt hơn.

Trong nghiên cứu này của chúng tôi còn tìm thấy mối liên quan tích cực, có ý nghĩa thống kê giữa nhóm được đạo tạo/tập huấn với thực hành thay băng vết mổ đạt. Tỷ lệ điều dưỡng được tập huấn/đào tạo có thực hành thay băng đạt là 83,3% cao hơn so với nhóm còn lại với OR=5,454 (95%CI: 1,786 – 16,651); p<0,05.

Tuy nhiên trong bảng kết quả nghiên cứu 3.13 chưa tìm thấy bằng chứng về mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhóm thực hành thay băng với các nhóm: Giới, khoa phòng công tác, số người bênh/ngày và số lần tập huấn với p>0,05.

Mối liên quan giữa thực hành giáo dục sức khỏe với đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu.

Theo thông tư 07/2011/TT-BYT – thông tư hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, tại Chương 2 nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh, trong đó Điều 4 Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe quy định: bệnh viện có quy định và tổ chức hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp; Người bệnh nằm viện được điều dưỡng, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện [5]. Trong nghiên cứu này của chúng tôi thì tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thực hành giáo dục khỏe đạt khá cao 76%. Để tìm hiểu xem có những yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả thực hành giáo dục sức khỏe, thì trong nghiên cứu này chúng tôi đã đưa ra bảng 3.15, có kết quả như sau:

Ở bảng 3.15 chúng tôi chưa đủ bằng chứng để chứng minh mối liên quan giữa thực hành giáo dục sức khỏe với các yếu tố như: giới, khoa phòng công tác, số người bênh/ngày và số lần tập huấn (p>0,05).

Tuy nhiên trong bảng 3.14 chúng tôi cũng đã phát hiện ra được các yếu tố liên quan tích cực, có ý nghĩa thống kê với thực hành giáo dục sức khỏe bao gồm: Trình độ chuyên môn, thời gian công tác và được đào tạo/tập huấn. Cụ thể: Nhóm điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao đẳng/đại học có tỷ lệ thực hành giáo dục

sức khỏe đạt là 91,4% cao hơn so với nhóm có trình độ trung cấp với OR=0,147 (95%CI: 0,038 – 0,574); p<0,05. Những điều dưỡng có thời gian công tác trên 5 năm thì có tỷ lệ thực hành giáo dục sức khỏe đạt là 100%, trong khi đó nhóm 1-5 năm chỉ đạt mức 66,7%. Nhóm điều dưỡng được đào tạo/tập huấn về công tác chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ có tỷ lệ thực hành giáo dục sức khỏe đạt là 89,6%, nhóm không được đào tạo/tập huấn chỉ đạt 47,8% với OR=9,382 (95%CI: 2,727 – 32,281); p<0,01. Điều này càng khẳng định những điều dưỡng có trình độ cao, thời gian lâu năm và đã từng được tham gia đào tạo/tập huấn về chuyên môn thì họ có kiến thức và kỹ năng giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh tốt hơn.

Mối liên quan giữa thực hành chung về chăm sóc phòng NKVM với đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.

Theo hướng dẫn phòng NKVM của Bộ Y tế năm 2012 có đưa ra các biện pháp phòng được xác định là có hiệu quả cao trong phòng NKVM, trong đó có đề cập đến vấn đề tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn trong chăm sóc vết mổ, khử khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn…[6]. Trong quá trình người bệnh nằm viện điều trị, ngoài việc điều dưỡng tuân thủ đúng các quy trình chăm sóc người bệnh để phòng NKVM, thì điều dưỡng cần kết hợp cả thực hành GDSK cho người bệnh/người nhà người bệnh về cách chăm sóc, phòng hiệu quả. Vì vậy chúng tôi đã đưa ra kết quả nghiên cứu về những yếu tố liên quan giữa đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu với thực hành chung của điều dưỡng, cụ thể như sau:

Kết quả của chúng tôi tìm thấy có mối liên quan thuận giữa đặc điểm trình độ chuyên môn với thực hành chung của đối tượng nghiên cứu, cụ thể trong nhóm có trình độ chuyên môn cao đẳng/đại học có tỷ lệ thực hành đạt cao gấp 18,5% so với nhóm trung cấp, với mức ý nghĩa p<0,01. Trong bảng này chúng tôi cũng phát hiện ra mối liên quan giữa thời gian công tác với thực hành chung, có 100% điều dưỡng ở nhóm thời gian trên 5 năm thực hành chung đạt, còn nhóm thời gian 1-5 năm chỉ đạt 51,0%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.

Vấn đề được đào tạo/tập huấn cũng là yếu tố liên quan tích cực đến thực hành chung trong nghiên cứu này với tỷ lệ thực hành chung đạt ở nhóm có tham gia tập huấn/đào tạo là 77,1% cao hơn so với nhóm không được đào tạo/tập huấn là 39,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR=5,232 (95%CI: 1,787 – 15,321); p<0,01. Trong nghiên cứu của Haleema Sadia đã chứng minh kiến thức nghèo nàn cho thấy nhu cầu cấp thiết về các chương trình giáo dục và nhận thức để nâng cao chất lượng chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ của điều dưỡng [50]. Một nghiên cứu khác của Famakinwa, T.T năm 2014 tại Nigeria đã kết luận, điều dưỡng có kiến thức thấp và thái độ kém trong quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Vì vậy, nhu cầu cấp bách ở đây cần phải có các chương trình giáo dục thường xuyên cho các điều dưỡng nhằm cải thiện, nâng cao kiến thức và thái độ chăm sóc người bệnh tốt hơn [47].

Tuy nhiên trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan giữa thực hành chung đạt với các yếu tố như: giới, khoa phòng công tác, số người bệnh/ngày và số lần tập huấn với mức ý nghĩa thống kê p>0,05.

4.3.3. Mối liên quan giữa kiến thức với thực hành của điều dưỡng về chăm sóc phòng NKVM.

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi ở các bảng 3.16, bảng 3.17, bảng 3.18 và bảng 3.19 cho thấy:

Không tìm thấy mối liên quan có nghĩa thống kê giữa yếu tố kiến thức và thực hành sát khuẩn tay nhanh. Cụ thể, trong nhóm khiến thức đạt có 15,6% thực hành sát khuẩn tay đạt cao hơn so với nhóm kiến thức chưa đạt chỉ có 3,8%, tuy có sự khác biệt giữa thực hành sát khuẩn tay đạt giữa 2 nhóm nhưng vẫn chưa đủ bằng chứng khẳng định là có ý nghĩa với OR=4,605 (95%CI: 0,534 – 39,743); p>0,05.

Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra được có mối liên quan giữa kiến thức với thực hành quy trình thay băng vết mổ. Ở bảng 3.17 cho thấy có 88,2% điều dưỡng thực hành quy trình thay băng vết mổ đạt ở nhóm có kiến thức đạt, trong nhóm kiến thức chưa đạt chỉ có 11,8% là điều dưỡng thực hành quy trình thay băng đạt. Sự

chênh lệch này có ý nghĩa thống kê với OR=10,909 (95%CI: 3,246 – 36,667); p<0,05.

Ở bảng 3.18 cũng chỉ ra có mối liên quan giữa kiến thức với thực hành giáo dục sức khỏe cho người bệnh/người nhà người bệnh. Nhóm kiến thức đạt có tỷ lệ thực hành giáo dục sức khỏe đạt là 88,9%, còn nhóm kiến thức chưa đạt thì chỉ thực hành giáo dục sức khỏe đạt là 53,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với OR=6,857 (95%CI: 2,049 – 22,945); p<0,05.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.19 cho thấy tỷ lệ điều dưỡng có thực hành chung đạt ở nhóm có kiến thức đạt là 82,2% cao hơn so với nhóm có kiến thức chưa đạt là 34,6%. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê với OR=8,736 (95%CI: 2,873 – 26,565); p<0,05.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Loan năm 2014, cho rằng không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng NKVM với p>0,05 [22]. Tuy nhiên nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Oluwakemi Ajike Kolade năm 2017, cho rằng có mối liên quan dương và trung bình giữa kiến thức và thực hành phòng nhiễm khuẩn vết mổ (r=0,570, p=0,000) [62]. Theo kết quả nghiên cứu của Haleema Sadia năm 2017 phát hiện có mối quan hệ tiêu cực giữa kiến thức và thực hành trong phòng nhiễm khuẩn vết mổ [51], nghiên cứu của Leodoro J. Labrague khẳng định có mối liên quan rõ ràng giữa kiến thức với thực hành kỹ thuật phòng NKVM của điều dưỡng, kiến thức có ảnh hưởng tích cực đến mức độ thực hành của điều dưỡng [55]. Do đó, mối quan hệ giữa kiến thức và thực hành là chưa chắc chắn vì trong nghiên cứu này tuy cỡ mẫu nhỏ hơn so với các nghiên cứu khác nhưng đã tìm ra được mối liên quan, chính vì vậy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện sản nhi tỉnh ninh bình, năm 2017 (Trang 74 - 81)