Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 30)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1.3.2. Tại Việt Nam

* Công trình nghiên cứu: “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống nông dân qua thực tiễn huyện Mê Linh – Hà Nội”[9]: Đề tài phân tích tính tất yếu phải thu hồi một phần đất nông nghiệp và đất ở để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị và kết cấu hạ tầng. Song việc này đòi hỏi phải rút bớt lao động nông nghiệp chuyển sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, phải bảo đảm an ninh lương thực; cần tránh các dự án treo gây lãng phí đất và gây khó khăn cho cuộc sống nông dân. Việc thu hồi đất có tác động tích cực, như tạo nhiều việc làm cho nông dân, nhất là giới trẻ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Đồng thời làm biến đổi cơ cấu kinh tế trong vùng từ thuần nông sang công nghiệp dịch vụ, nông nghiệp, với kết cấu hạ tầng thuận tiện, làm thay đổi cuộc sống của dân cư. Nhưng theo tác giả nếu thực hiện không tốt, không đúng pháp luật, việc thu hồi đất cũng gây ra những tác động tiêu cực, như dự án treo không những không tạo việc làm mà còn làm cho nông dân mất đất canh tác, hết kế mưu sinh, rơi vào cảnh bần cùng; không được đào tạo nghề thì ngay cả thanh niên cũng thất nghiệp; không quản lý nghiêm còn gây ô nhiễm môi trường và nảy sinh các tệ nạn xã hội .v.v...

Tác giả đã sưu tầm nhiều tư liệu minh họa thực trạng thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị và kết cấu hạ tầng ở Mê Linh, các tác động tích cực và

tiêu cực của việc này. Trong đó chỉ rõ nhược điểm của đô thị hóa ở đây là thiên về xây dựng biệt thự, chậm hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nên chưa thu hút được dân cư, tới 90% các khu đô thị ở Mê Linh đang trong tình trạng dở dang hay bỏ hoang hóa.

Dự báo đến 2030 diện tích đất thu hồi ở Mê Linh sẽ chiếm 61,09% diện tích đất tự nhiên và 89,35% đất nông nghiệp của 6 xã và 2 thị trấn nằm trong quy hoạch. Nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất phương hướng hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện, phối hợp chặt chẽ việc thu hồi đất với việc giải quyết các vấn đề sau khi thu hồi để đảm bảo đời sống cho nông dân trong đó chú trọng việc thực hiện tốt các giải pháp: đền bù, hỗ trợ thỏa đáng cho nông dân bị thu hồi đất; nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước; gắn phát triển đô thị với phát triển khu công nghiệp, khuyến khích các dự án đầu tư sử dụng nhiều lao động, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và đô thị, khắc phục ô nhiễm môi trường.

* Công trình nghiên cứu: “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” [12].

Nghiên cứu tập trung phân tích tình hình thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp và ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, việc làm và thu nhập của các hộ bị thu hồi đất, những thách thức của việc thu hồi đất trong quá trình phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ năm 2000 - 2010, huyện Văn Lâm đã thu hồi đất nông nghiệp của 14.260 lượt hộ; tổng diện tích đã thu hồi là 928,52 ha, trong đó đất nông nghiệp là 736,50 ha. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực theo chiều hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng (từ 31,00% năm 2000 tăng lên 74,99% năm 2010) và giảm tỷ trọng nông nghiệp (57,50% năm 2000 giảm xuống 12,65% năm 2010). Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 3,82 triệu đồng (năm 2000) đến 27,2 triệu đồng (năm 2010). Tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút khoảng 25.000 lao động vào làm việc tại các khu, cụm công nghiệp Tuy nhiên, việc mất đất sản xuất nông nghiệp đã làm một bộ phận nông dân thiếu việc làm, nảy sinh một số tác động xã hội khác, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của họ. Cụ thể, nhóm hộ có tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp nhiều (>70%) có tỷ lệ chuyển đổi nghề nghiệp cao (94,17%), do vậy thu nhập, đời sống văn hóa tinh thần của họ cũng tăng lên so với trước kia. Kết quả điều tra thực tế vẫn còn một số hộ có thu nhập không thay đổi, một số hộ có thu nhập bị giảm đi so với trước kia, chủ yếu tập trung vào các hộ có tỷ lệ bị thu hồi đất ít (< 30%), nguyên nhân chính là do tâm lý của người dân ngại thay đổi nghề nghiệp nên cố bám trụ trên diện tích đất nông nghiệp còn lại.

Theo nghiên cứu của tác giả, việc thu hồi đất đã khiến nhiều nông dân mất đất nông nghiệp dẫn đến mất việc làm nhưng đồng thời quá trình này lại giúp người lao động nông nghiệp có cơ hội chuyển đổi cơ cấu việc làm, tăng thu nhập. Tuy nhiên việc

chuyển đổi việc làm không thực sự dễ dàng vì người nông dân cần phải được đào tạo để có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công việc mới.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Diện tích đất nông nghiệp chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp.

- Nghiên cứu các đối tượng sử dụng đất chịu tác động của quá trình chuyển đổi.

2.2. PHẠM VI NGHIÊN CƯU

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

- Phạm vi thời gian: Số liệu thống kê phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm các số liệu, tài liệu về đất đai từ năm 2005 đến năm 2015.

- Trong khuôn khổ đề tài này, chỉ tiến hành đánh giá ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến các mặt kinh tế và xã hội.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Nghiên cứu sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 – 2015.

- Đánh giá ảnh hưởng về mặt kinh tế, xã hội của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình .

- Đề xuất giải pháp cho việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn nhằm quản lý và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả.

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thông tin thứ cấp bao gồm các số liệu về điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế, hiện trạng sử dụng đất qua các năm, trong giai đoạn 2005 - 2015.

- Thu thập các văn bản về chính sách đất đai, chính sách quản lý và sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2015 của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng, các báo cáo liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất của địa phương.

- Qua sách báo, tạp chí có liên quan, Internet để làm rõ thực trạng nông dân bị thu hồi đất.

2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi điều tra có sự tham gia của các hộ dân, nghiên cứu sử dụng một số công cụ PRA như phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn sâu nhằm xây dựng kế hoạch đề án; duy trì được các kỹ thuật địa phương cũng như duy trì các hệ thống bền vững của sinh thái, kinh tế, chính sách; và những khởi điểm phát triển bền vững thật sự đó sẽ hợp thành những cách tiếp cận mà chính các cộng đồng địa phương có thể quản lý và kiểm soát. Tiến hành chọn 100 hộ theo phương pháp ngẫu nhiên giữa các nhóm hộ: nhóm hộ không mất đất (tỷ lệ mất đất 0%; 25 hộ), nhóm hộ mất đất ít (tỷ lệ mất đất <70%; 35 hộ), và nhóm hộ mất đất nhiều (tỷ lệ mất đất >70%; 35 hộ), ở Thị trấn Hoàn Lão, xã Sơn Trạch và xã Cự Nẫm để tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển đổi đất nông nghiệp đối với sản xuất và đời sống của họ.

2.4.1.3. Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành điều tra, khảo sát, chụp ảnh thực địa tại một số địa điểm trong vùng nghiên cứu nhằm kiểm chứng tính sát thực của thông tin đã thu thập từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan.

2.4.2. Phương pháp so sánh

Thông qua việc thu thập các tài liệu cần thiết, qua quan sát và cùng với ý kiến của các chuyên gia cũng như lãnh đạo của các cơ quan chuyên môn tiến hành phân tích, so sánh ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi đất đai đến kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu.

2.4.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ

Sử dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Bố Trạch năm 2005 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 để đối chiếu, so sánh nhằm thể hiện rõ sự chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong giai đoạn 2005 - 2015.

2.4.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập được phân tích, tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel Các thông tin định lượng và định tính được tóm tắt từ kết quả phỏng vấn và thống kê mô tả đơn giản. Các thông tin định lượng được mô tả thông qua các bảng

biểu, đồ thị để đánh giá những tác động của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đến kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN BỐ TRẠCH

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bố Trạch là một huyện nằm ở phía Bắc thành phố Đồng Hới - Trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Bình, huyện lỵ trung tâm là thị trấn Hoàn Lão. Huyện nằm ở tọa độ địa lý: 17014’39” đến 17043'48” vĩ độ Bắc, 105058’03’’ đến 106035’57’’ kinh độ Đông, với vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tuyên Hóa và thị xã Ba Đồn; Phía Tây Bắc giáp huyện Minh Hóa;

- Phía Nam giáp huyện Quảng Ninh; Phía Đông Nam giáp thành phố Đồng Hới; - Phía Đông giáp Biển Đông;

- Phía

Tây giáp

tỉnh Khăm Muộn –

CHDCND Lào;

Hình 3.1. Sơ đồ địa giới hành chính huyện Bố Trạch

Huyện Bố Trạch có 28 xã, 2 thị trấn. Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, thế mạnh về thương mại và dịch vụ du lịch: Có các tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua là đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và các tỉnh lộ 2 (TL 560), tỉnh lộ 2B (TL 561), tỉnh lộ 3 (TL 565), tỉnh lộ 11 (TL 566) nối hệ thống Quốc lộ 1A; đường Hồ Chí Minh và đường tỉnh lộ 562 tạo thành mạng lưới giao thông ngang - dọc tương đối hoàn chỉnh; Bố Trạch có cửa khẩu Cà Roòng, các danh thắng nổi tiếng như vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản thiên nhiên thế giới, khu du lịch, nghỉ mát Đá Nhảy. Vì vậy, huyện Bố Trạch có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Huyện Bố Trạch có địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông, gồm có các dạng địa hình sau:

- Địa hình núi đá vôi: tập trung ở các xã Thượng Trạch, Tân Trạch và một phần diện tích phía Tây của xã Xuân Trạch, Sơn Trạch, Phúc Trạch. Các khối núi đá vôi ở đây bị chia cắt thành những dải liên tục hoặc độc lập với những vách đá dựng đứng, xếp lớp, đỉnh lởm chởm, thường kèm theo quá trình Karst do hoà tan và ngưng đọng carbonat hình thành nên các nhũ đá, măng đá, nấm đá, chuông đá, cột đá đa dạng, phức tạp. Nhiều nơi đá bị mài mòn tạo nên những cổng trời, rừng đá, cầu đá, giếng đá. Một số sông suối bị mất do chảy ngầm trong núi đá vôi hàng chục km, điển hình là động Phong Nha, đây là một trong những hang động núi đá vôi dài nhất thế giới.

- Địa hình gò đồi: giáp giữa địa hình núi đá vôi và địa hình đồng bằng. Độ cao trung bình của dạng địa hình này từ 100 – 200m, thuộc địa bàn các xã: Lý Trạch, Nam Trạch, Hòa Trạch, Sơn Lộc,Cự Nẫm, Vạn Trạch, Tây Trạch, Phú Định, Nông Trường Việt Trung. Vùng gò đồi hình thành nhiều khu vực đất đai rộng lớn màu mỡ cho trồng trọt và chăn nuôi. Trên dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế hàng hóa, tạo khối lượng nông, lâm sản hàng hóa cho huyện.

- Địa hình đồng bằng: là vùng đất hẹp chạy dọc theo quốc lộ 1A. Địa hình tương đối bằng phẳng, thỉnh thoảng có một vài đồi gò thấp độ dốc nhỏ, nơi cao nhất là 60 m so với mặt biển. Ở dạng địa hình này rất thuận tiện cho việc phát triển trồng lúa nước và phát triển cây trồng hàng năm. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp chính, cung cấp lương thực chủ yếu của huyện. Địa hình này phân bố ở các xã: Đại Trạch, Đồng Trạch, Bắc Trạch, Mỹ Trạch, thị trấn Hoàn Lão, Phú Trạch, Hạ Trạch, Lý Trạch, Hoàn Trạch, Vạn Trạch, Trung Trạch, Đại Trạch.

- Địa hình ven biển: Dọc theo bờ biển huyện Bố Trạch có những cồn cát và dải cát trắng vàng giáp vùng đồng bằng, ổn định, địa hình bằng và thấp, cao từ 2m - 50m. Vùng này gồm các xã Nhân Trạch, Trung Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch, và một phần xã Thanh Trạch.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Bố Trạch có khí hậu đậm nét đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa vùng Bắc Trung Bộ, mùa hè nóng lắm ít mưa, mùa đông lạnh mưa nhiều. Đây là một vùng có khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm thường có nhiều trận bão lụt, nước biển dâng gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất, đời sống và con người.

- Chế độ mưa: Lượng mua trung bình năm từ 2100 – 2300 mm, phân bố không đồng đều theo vùng và theo mùa. Từ tháng 4 đến tháng 7 ít mưa, lượng mưa chiếm khoảng 20 – 25% lượng mưa cả năm. Từ tháng 9 đến tháng 12 lượng mưa chiếm tới 70 – 75% lượng mưa cả năm, thường gây ngập úng, lũ lụt trên diện rộng. Số ngày mưa trung bình khá cao 135 – 140 ngày.

- Chế độ nhiệt và độ ẩm : Nhiệt độ cao nhất trung bình trong năm là 34,30

C vào tháng 6, thấp nhất trung bình là 16,90

C vào tháng 1.Độ ẩm cao nhất trung bình là 97% vào tháng 4, thấp nhất trung bình là 71% vào tháng 7.

- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm là 1.307 mm. Mùa lạnh bốc hơi ít chỉ bằng 1/5 đến 1/2 so với lượng mưa. Mùa nóng lượng bốc hơi lớn (lớn nhất từ tháng 5 đến tháng 8) hơn lượng mưa, vì vậy gây nên tình trạng khô hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Gió, bão: Hàng năm Bố Trạch thường chịu ảnh hưởng của hai luồng gió chính. Gió mùa Đông Bắc thổi từ vịnh Bắc Bộ vào trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây Nam Trạch (gió Lào) thổi từ vịnh Ben gan tràn qua lục địa luồn qua các các dãy núi phía tây, đặc biệt là dãy Trường Sơn thổi qua. Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 năm sau, tháng 6 đến tháng 7 gió mùa Tây Nam rất khô và nóng, nhân dân thường gọi là “Gió lào”.

Trung bình hàng năm chịu ảnh hưởng khoảng 4 - 5 trận bão. Sức gió của những cơn bão thường có cường độ từ cấp 7 đến cấp 9, thậm chí có những trận bão lên đến cấp 12 hoặc 13. Bố Trạch là một vùng bán sơn địa một mặt giáp biển nên thường phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)