Giải pháp chung cho các loại đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 92 - 96)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.4.2. Giải pháp chung cho các loại đất

3.4.2.1 Đối với đất nông nghiệp

- Các cấp chính quyền cần tăng cường kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân có đúng với mục đích sử dụng không.

- Hạn chế tối đa việc chuyển đổi đất trồng lúa có hiệu quả sang đất phi nông nghiệp, kết hợp với chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Cần có các chính sách ưu tiên bảo vệ đất nông nghiệp chất lượng cao cho năng suất cao vì một khi đã chuyển mục đích sử dụng đất thì khả năng tái tạo, phục hồi nó lại là rất thấp.

- Cải tạo đất chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông nghiệp. Cần có chính sách đầu tư, hỗ trợ về vốn cho chính sách chuyển đổi đất đai trong những năm đầu thực hiện. Kết hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để triển khai, áp dụng các tiến

bộ của khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường

- Đánh giá đúng tiềm năng của đất. Khuyến khích người dân tăng hệ số sử dụng đất, thâm canh, xen canh cây để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đồng thời đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong quá trình đô thị hoá đất nông nghiệp ngày càng giảm.

- Khuyến khích người dân nâng cao trình độ dân trí vừa giúp ích trong việc tăng gia sản xuất vừa biết cách sử dụng đất đem lại hiệu quả cao đồng thời bảo vệ được chất lượng của đất để tăng khả năng sử dụng đất bền vững trong tương lai.

- Đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại trong việc bảo vệ đất hay canh tác trên đất để tăng hiệu cho việc sản xuất đồng thời tăng năng suất của cây trồng.

- Có chính sách hỗ trợ về vốn và chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi kịp thời để đảm bảo phát triển cả về số lượng và chất lượng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. Đối với đất lâm nghiệp thì cần có chính sách về phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khoanh nuôi tái sinh rừng trồng.

3.4.2.2 Đối với đất phi nông nghiệp

- Sử dụng đất phi nông nghiệp tiết kiệm, hợp lý, giữ một quỹ đất dự trữ để phục vụ cho nhu cầu trong tương lai. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của từng vùng để có sự cân đối quỹ đất phi nông nghiệp cho hợp lý; trong đó, cần quan tâm là đất dành cho các khu công nghiệp, đất chuyên dùng, ... sử dụng đất chuyên dùng đúng mục đích. Thúc đẩy quá trình hình thành các khu dân cư tập trung lớn và phát huy hiệu quả tổng hợp của vốn đầu tư.

- Tận dụng sử dụng các công trình phục vụ sản xuất phi nông nghiệp đã xuống cấp, không còn khả năng sử dụng lâu dài trong việc thực hiện các dự án mới hay đất chưa sử dụng mà không có khả năng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nếu bắt buộc phải chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì ưu tiên chọn diện tích đất nông nghiệp chất lượng đất kém, không có khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất bạc màu, bị xói mòn…

- Trước khi dự định thực hiện một dự án mà cần phải giải phóng mặt bằng thì các cấp chính quyền cần có một phương án quy hoạch chi tiết và được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh tình trạng lãng phí đất như tình trạng quy hoạch treo và đặc biệt phải sử dụng đất đúng theo quy hoạch.

- Đối với các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp như chợ, các khu du lịch… cần có chu trình xử lý chất thải, rác thải khép kín, hiện đại nhằm bảo vệ môi trường đất từ đó mới nâng cao được hiệu quả sử dụng đất.

- Các cấp chính quyền thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án xây dựng các khu đô thị, mở rộng các tuyến đường… có theo đúng quy hoạch hay không.

3.4.3. Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động bị mất đất nông nghiệp nhằm ổn định cuộc sống

Việc giải quyết việc làm cho hộ nông dân sau khi đất canh tác giành cho việc phát triển các mục đích phi nông nghiệp là việc làm không ít khó khăn, không phải một sớm một chiều mà rất cần sự năng động, nỗ lực của mỗi người dân cùng với biện pháp trước mắt và lâu dài của các cấp Đảng uỷ chính quyền địa phương, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý. Tuy nhiên, để có thể giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp cần phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực. Theo kết quả thu thập trong quá trình điều tra nhận thấy chỉ có 35% hộ cảm thấy hài lòng với số tiền bồi thường nhận được, trong khi đó có tới 40% hộ thấy ít hài lòng và 25% chưa hài lòng. Bên cạnh đó hầu hết các hộ bị thu hồi đất đều có nguyện vọng được hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn để sản xuất. Trên cơ sở đó và thực tế hiện nay của địa phương chúng tôi đề xuất một số giải pháp để giải quyết việc làm cho người nông dân bị mất đất sản xuất nông nghiệp cụ thể như sau:

- Thực hiện chính sách đền bù một cách thoả đáng, đúng pháp luật, ngăn chặn những tiêu cực trong quá trình giải phóng mặt bằng; đồng thời, hỗ trợ người dân có đất bị thu hồi tạo lập cuộc sống mới, nghề mới.

- Bên cạnh việc bồi thường cho người dân, cần phải có một qũy đất để bà con có thể mở những xưởng nhỏ làm ăn hay mở quán xá để buôn bán, bởi khi mất đất sản xuất, những thanh niên thì dễ dàng kiếm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, còn những người ở độ tuổi trung niên thì kiếm được việc làm là rất khó khăn. Chính vì thế cần phải có chính sách quan tâm hỗ trợ đến đối tượng này. Theo đó, người lớn tuổi có thể tạo điều kiện buôn bán nhỏ, làm các nghề tiểu thủ công nghiệp, hoặc lập quỹ hỗ trợ. Người trong độ tuổi lao động được đào tạo nghề để làm công nhân hoặc bố trí mua đất nông nghiệp nơi khác cho họ canh tác. Riêng lứa tuổi đang học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông phải giáo dục ý thức tác phong công nghiệp ngay từ bây giờ và mở hướng đào tạo theo đúng ngành nghề cần thiết trong thời gian tới

- Cần có sự hỗ trợ vốn kịp thời cho hộ chuyển dịch từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; hướng dẫn phương thức sử dụng vốn có được từ chuyển nhượng, đền bù, giải tỏa, phục hồi, phát triển làng nghề thủ công, tổ chức mô hình canh tác nông nghiệp sinh thái và sử dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp; tổ chức liên kết nông dân ít đất thành nhóm sản xuất, tổ hợp tác sản xuất các nông sản đặc thù… đảm bảo người nông dân và con em họ sinh sống ổn định

- Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ tại việc làm tại chỗ cho người lao động; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển nông nghiệp theo hướng sinh thái bền vững; khuyến khích phát triển mạnh các nghề thủ công truyền thống để giải quyết triệt để và hiệu quả việc làm cho nông dân. Từng bước hình thành tư duy phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường trong tiềm thức từng nông dân.

- Công nghiệp và dịch vụ là các lĩnh vực đang thu hút lao động nhất trên địa bàn nhưng phần lớn số lao động này là lao động sản xuất nông nghiệp chưa qua đào tạo và huấn luyện chuyên nghiệp. Vì vậy để đạt được mục tiêu về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động thì cần phải tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo.

- Chính quyền địa phương phải coi đào tạo nghề và nâng cao trình độ là ưu tiên hàng đầu và cần phải phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo đúng người, đúng nghề, đúng địa chỉ và đúng nhu cầu. Có chính sách ưu tiên cho người dân có đất bị thu hồi làm dự án tham gia học nghề và giải quyết việc làm tại chỗ. Riêng đối với những lao động lớn tuổi khó tham gia vào các nhà máy, xí nghiệp thì được đào tạo để đưa vào phục vụ các khu công nghiệp như làm bảo vệ, chăm sóc cây, lao công…

- Thực hiện các dự án xuất khẩu lao động

Đây được xem là một hướng quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động đồng thời thu được nguồn ngoại tệ lớn về cho đất nước. Để đáp ứng được nhu cầu lao động ngày càng cao của các nhà tuyển dụng thì lao động xuất khẩu cần phải qua đào tạo để nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề.

- Có các chính sách đãi ngộ, đơn giản hóa thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư để giải quyết việc làm cho người lao động.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Ơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)