3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Bố Trạch
3.1.3.1. Thuận lợi
- Thuận lợi:
Nông lâm ngư nghiệp bước đầu hình thành và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn việc khai thác hợp lý tiềm năng kinh tế biển với vùng đồng bằng, vùng gò đồi và vùng núi. Diện tích cao su một trong cây chủ lực được mở rộng và đang được nhân dân các xã vùng gò đồi ven trục đường Hồ Chí Minh Đông có điều kiện hưởng ứng chương trình phát triển cây cao su tiểu điền.
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp xây dựng tăng 16,7% giai đoạn 2000 - 2005, tuy nhiên năm 2011 tăng chậm lại (15,31%) do xuất phát điểm của ngành giai đoạn 2000 – 2005 ở mức thấp. Các cơ sở công nghiệp tiếp tục được tổ chức lại, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đã xuất hiện nhiều cơ sở làm ăn có lãi, sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trương trong và ngoài huyện.
Các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng ở nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất đời sống. Đặc biệt trong hoạt động du lịch đã xuất hiện nhiều dự án xây dựng các khu du lịch biển, du lịch sinh thái, khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện để tạo đà phát triển ngành du lịch.
Các cơ sở công nghiệp các làng nghề bắt đầu được cũng cố và hình thành mới, nhiều dự án cụm công nghiệp đang xúc tiến đầu tư xây dựng và mở rộng quy mô để thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, tư doanh vào đầu tư sản xuất. Kinh tế trang trại phát triển ổn định đã chứng tỏ được lợi thế và vai trò tích cực, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho quê hương Bố Trạch.
Hoạt động giáo dục đã đạt được thành quả đáng khích lệ 30/30 số xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Bậc trung học cơ sở đã có 28/30 trường đạt chuẩn phổ cập. Công tác đào tạo nghề được cũng cố. số lao động qua đào tạo ngày một tăng lên từng bước đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội.
Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh, khôi phục văn hoá truyền thống. Một số khu di tích lịch sử đang được tu bổ, tôn tạo, góp phần giáo dục truyền thống và thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn huyện Bố Trạch.
3.1.3.2. Những tồn tại
Nền kinh tế của huyện thời gian qua tuy đã có bước phát triển tốt nhưng chưa vững chắc, đến nay cơ bản Bố Trạch vẫn là một huyện có nền sản xuất nông nghiệp.
Bình quân thu nhập đầu người còn thấp. Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỉ lệ đói nghèo toàn huyện năm 2011 là 6,20%, ở một số xã vùng núi còn cao như Lâm Trạch 55,76%, Xuân Trạch 33,61%, Liên Trạch 22,04%, Sơn Trạch 19,35%, Phúc Trạch 17,15%... Đặc biệt 2 xã vùng cao Tân Trạch, Thượng Trạch 100% số hộ thuộc diện nghèo.
Thiết bị và công nghệ của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn quá lạc hậu. Trong sản xuất việc đưa các cây trồng vật nuôi, có năng suất, chất lượng cao, ứng dụng khoa học kĩ thuật chưa mạnh và thiếu bền vững. Điều này dẫn đến các sản phẩm của huyện chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Nhiều khi các mặt hàng cùng chủng loại của các địa phương khác đã thắng thế cạnh tranh ngay trong địa phận huyện
3.2. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Bố Trạch
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Bố Trạch là 211548,88 ha. Trong đó đất nông nghiệp có diện tích là 196849,53 ha chiếm 93,5%, diện tích đất phi nông nghiệp là 11178,89 ha chiếm 5,28% còn lại là đất chưa sử dụng có diện tích là 3520,46 ha chiếm 1,66%.
Trong những năm qua cơ cấu sử dụng đất tại huyện Bố Trạch có sự chuyển đổi theo hướng tích cực giữa các loại đất nhưng tính hợp lý, tính hiệu quả chưa cao. Là một huyện đang trên đà phát triển nhưng diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn (Hình 3.2).
Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Bố Trạch năm 2015
(Nguồn: [21])
3.2.1.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Bảng 3.1. Hiện trạng diện tích đất nông nghiệp năm 2015
STT Loại đất Mã Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
1. Tổng diện tích NNP 195166,23 100
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 22190,84 11,37
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10275,67 5,27
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2214,07 1,13
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4491 2,30
1.1.2. Đất trồng cây lâu năm CLN 5210,1 2,67
1.2. Đất lâm nghiệp LNP 172305,61 88,29 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 51440,51 26,36 1.2.2. Đất rừng phòng hộ RPH 26304,59 13,48 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản NTS 628,13 0,32 (Nguồn: [21]) 93,06% 5,27% 1,67%
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 195166,23 ha chiếm 91,88% diện tích đất tự nhiên của huyện Bố Trạch, trong đó:
* Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích là 22190,84 ha chiếm 11,37% tổng diện tích đất nông nghiệp, bao gồm đất trồng cây hàng năm khác với diện tích là 10275,67 ha, đất trồng lúa với diện tích 2214,07 ha, đất trồng cây hàng năm khác 4491,0 ha phân bố tập trung nhiều ở các xã xã Phú Định, xã Vạn Trạch, Thị Trấn Nông Trường.
* Đất lâm nghiệp: diện tích là 172305,61 ha chiếm 88,29% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất tập trung nhiều ở các xã có địa hình cao như: xã Hưng Trạch, xã Sơn Trạch, thị trấn Tróoc.
* Đất nuôi trồng thủy sản: đất mặt nước nuôi trồng thủy sản có diện tích 628,13 ha chiếm 0,32% tổng diện tích đất nông nghiệp; chủ yếu là các hồ, đầm nuôi tôm, cá được phân bố nhiều ở xã Sơn Trạch, xã Vạn Trạch, xã Liên Trạch.
3.2.1.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Bảng 3.2. Hiện trạng diện tích đất phi nông nghiệp năm 2015
STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 2 Tổng diện tích PNN 12378,5 100 2.1. Đất ở OCT 1868,22 15,09 2.2. Đất chuyên dùng CDG 6570,28 53,08
2.2.1. Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp CTS 301,61 2,44
2.2.2. Đất quốc phòng CQP 909,0 7,34
2.2.3. Đất an ninh CAN 84,44 0,68
2.2.4. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 325,49 2,63 2.2.5. Đất có mục đích công cộng CCC 4949,74 3,99
2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng TIN 35,05 0,28
2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 846,75 6,84 2.5. Đất sông suối mặt nước chuyên dùng MNC 3178,2 25,68
Đất phi nông nghiệp có tổng diện tích 12378,5 ha chiếm 5,83% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, trong đó:
* Đất ở: Hiện nay, diện tích đất ở của huyện Bố Trạch là 1868,22 ha chiếm 0,88% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 15,09% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Thị trấn Hoàn Lão có diện tích lớn nhất , thấp nhất là xã thượng trạch.
* Đất chuyên dùng: Tổng diện tích đất chuyên dùng là 56570,28 ha chiếm 53,08% tổng diện tích đất phi nông nghiệp; trong đó đất có mục đích công cộng chiếm diện tích lớn nhất (4949,74 ha) đất này được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân như: điện, đường, trường, trạm.
* Đất tôn giáo – tín ngưỡng, nghĩa trang – nghĩa địa: Hiện nay, phần đất này chiếm diện tích khá lớn 846,75 chiếm 6,84% tổng diện tích đất phi nông nghiệp do chưa được quy hoạch một cách tập trung mà phân bố rải rác hầu hết ở các xã, thị trấn trên cả huyện.
* Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng lớn: diện tích là 3178,2 ha chiếm 25,68% tổng diện tích đất phi nông nghiệp .
* Đất phi nông nghiệp khác: Chiếm diện tích rất nhỏ
3.2.1.3. Hiện trạng đất chưa sử dụng
Bảng 3.3. Hiện trạng diện tích đất chưa sử dụng năm 2015
STT Loại đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ
(%)
3 Đất chưa sử dụng CDS 4752,90 100
3.1. Đất bằng chưa sử dụng BCS 2474,08 52,05
3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1504,28 31,65
3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 774,54 16,30
(Nguồn: [21])
Tổng diện tích đất chưa sử dụng của toàn huyện là 4752,9 ha chiếm 2,24% diện tích đất tự nhiên, trong đó:
* Đất bằng chưa sử dụng: 2474,08 ha chiếm 52,05% diện tích đất chưa sử dụng. Đây là khu vực đất bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng loại đất này ít có khả năng cải tạo để phát triển sản xuất nông nghiệp do đó hiện nay đang được đầu tư
phát triển các công trình xây dựng . Đây là tiềm năng lớn để khai thác, mở rộng diện tích đất ở, đất chuyên dùng và diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện * Đất đồi núi chưa sử dụng: có diện tích 1504,28 ha chiếm 31,65% diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu ở khu vực gò đồi, có độ dốc lớn, đất đai bị xói mòn, rửa trôi mạnh nên bạc màu và nghèo chất dinh dưỡng. Loại đất này cũng ít có khả năng cải tạo để sản xuất nông nghiệp do đó hiện nay đang được đầu tư trồng rừng .Đây cũng là tiềm năng lớn để khai thác, mở rộng đất chuyên dùng.
* Núi đá không có rừng cây: có diện tích 774,54 ha chiếm 16,30% diện tích đất chưa sử dụng
3.2.2. Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại huyện Bố Trạch giai đoạn 2005 - 2015 Bố Trạch giai đoạn 2005 - 2015
3.2.2.1. Tình hình biến động cơ cấu sử dụng đất theo các mục đích sử dụng giai đoạn 2005 - 2015
Xu thế và nguyên nhân biến động đất đai của huyện Bố Trạch là do quá trình đô thị hoá làm cho nhu cầu sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu về đất ở; xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi; các công trình như xây dựng trường học, sân thể thao, trung tâm văn hoá trên địa bàn, khai thác tiềm năng đất chưa sử dụng và nhu cầu đất dành cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đời sống và phục vụ cho các nhu cầu của người dân. Do yêu cầu của nền kinh tế đòi hỏi chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo xu hướng chung của cả nước, vì vậy chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất để tạo tiền đề cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đồng thời đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra. Huyện Bố Trạch là một huyện đang trên đà phát triển với nhiều tiềm năng về du lịch, thương mại và dịch vụ, vì vậy sẽ chịu tác động của quá trình đô thị hóa và áp lực của dân số lên quỹ đất. Do đó, chuyển đổi cơ cấu đất đai là điều tất yếu.
Bảng 3.4. Tổng hợp tình hình biến động đất đai trên địa bàn huyện Bố Trạch 2005 - 2015
Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích
Năm 2015
So với năm 2010 So với năm 2005
Ghi chú Diện tích năm 2010 Tăng (+) giảm (-) Diện tích năm 2005 Tăng (+) giảm (-) (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (4) - (5) (7) (8) = (4) - (7) (9) Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3) 212417,63 212417,63 0,00 212417,63 0,00 1 Đất nông nghiệp NNP 195166,23 195886,85 -720,62 196273,28 -1107,05
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 22190,84 22611,84 -421,00 20372,89 1817,95
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 10275,67 3855,67 6420,00 2900,00 7375,67
1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 2214,07 6484,07 -4270,00 4347,78 -2133,71
1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4491,00 5491,60 -1000,60 7186,46 -2695,46
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 5210,10 6780,50 -1570,40 5938,65 -728,55
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 172305,61 171965,61 340,00 174523,53 -2217,92 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 51440,51 52155,51 -715,00 43639,21 7801,30 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 26304,59 26004,59 300,00 42074,72 -15770,13 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 94560,51 93805,51 755,00 96809,60 -2249,09 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 628,13 1228,13 -600,00 1331,86 -703,73 1.4 Đất làm muối LMU
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 41,65 81,27 -39,62 45,00 -3,35
2 Đất phi nông nghiệp PNN 12378,50 11518,50 860,00 9760,14 2618,36
Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích Năm 2014
So với năm 2010 So với năm 2005
Ghi chú Diện tích năm 2010 Tăng (+) giảm (-) Diện tích năm 2005 Tăng (+) giảm (-)
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1448,63 948,63 500,00 745,22 703,41
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 419,59 97,59 322,00 84,67 334,92
2.2 Đất chuyên dùng CDG 6570,28 6550,28 20,00 4765,98 1804,30
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 41,20 21,20 20,00 44,96 -3,76
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 909,00 929,00 -20,00 883,30 25,70
2.2.3 Đất an ninh CAN 84,44 84,44 0,00 34,28 50,16
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 160,41 240,41 -80,00 252,19 -91,78
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 325,49 325,49 0,00 291,33 34,16
2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 5049,74 4949,74 100,00 3259,92 1789,82
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 22,80 10,25 12,55 9,19 13,61
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 12,25 6,80 5,45 6,55 5,70
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,
NTL, NHT NTD 846,75 726,75 120,00 441,45 405,30
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 3050,61 3050,61 0,00 491,45 2559,16
2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 127,59 127,59 0,00 947,16 -819,57
2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Đất chưa sử dụng CSD 4752,90 5012,28 -259,38 6384,21 -1631,31
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2474,08 2574,68 -100,60 2647,56 -173,48
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1504,28 1523,28 -19,00 905,64 598,64
a. Biến động đất nông nghiệp
Theo bảng 3.4 ta thấy, đất nông nghiệp năm 2005 có diện tích là 196273,28 ha; năm 2010 có diện tích là 195886,85 ha; năm 2015 có diện tích là 195166,23 ha, chiếm. Như vậy, giai đoạn năm 2005-2010 diện tích đất nông nghiệp giảm 386,43 ha, giai đoạn 2010-2015 giảm 720,62 ha. Trong vòng 10 năm 2005-2015 diện tích đất nông nghiệp huyện giảm1107,05 ha. Diện tích đất nông nghiệp giảm là do tác động của quá trình đô thị hoá, giai đoạn này quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, huyện tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông...thu hút mọi sự đầu tư trong và ngoài nước, mục tiêu xây dựng thị trấn Hoàn Lão mở rộng trở thành đô thị loại IV trong năm 2017 . Vì vậy có sự biến động mạnh mẽ giữa các loại đất là một tất yếu.
* Đất sản xuất nông nghiệp
+ Giai đoạn 2005 – 2010: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 386,43 ha trong đó đất trồng cây hàng năm tăng 955,67 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 841,85 ha. Trong vòng 5 năm diện tích đất lúa biến động giảm 2136,29 ha, biến động tăng 23,20 ha do chuyển từ đất chưa sử dụng và các loại đất khác sang. Nhìn chung đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2005-2015 giảm là do chuyển mục đích sử dụng sang các loại đất phi nông nghiệp như: chuyển sang đất ở 150,0 ha; đất có mục đích công cộng 800,0 ha .. Ngoài ra đất sản xuất nông nghiệp giảm còn do sự dịch chuyển trong nhóm nội bộ đất nông nghiệp.
+ Giai đoạn 2010 - 2015: Giai đoạn này diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm 421,0 ha trong đó đất trồng cây hàng năm tăng 6420,0 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 1570,4 ha. So với giai đoạn 2005-2010, giai đoạn này diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm khá nhanh chủ yếu chuyển sang mục đích phi nông nghiệp như chuyển sang đất ở , đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp và đất có mục đích công cộng...
* Đất lâm nghiệp
+ Giai đoạn 2005 – 2010: diện tích đất lâm nghiệp giảm 2557,92 ha trong đó đáng chú ý là sự biến động giảm của đất rừng sản xuất 8516,3 ha, diện tích này chủ yếu chuyển sang trồng cây lâu năm theo chương trình trồng cao su tiểu điền của