Tác động xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 89)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3.2. Tác động xã hội

3.3.2.1 Tác động đến quy mô dân số và số lượng người sử dụng đất ở

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cân đối điều hòa mục đích sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực, qua đó tác động đến chuyển đổi cơ cấu lao động và dân cư. Góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình xã hội, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH.

Bảng 3.11. Dân số, số lượng người sử dụng đất ở huyện Bố Trạch qua các năm giai

đoạn 2005-2015

Dân số (người) Số lượng người sử dụng đất ở 2005 175.568 20.06 2009 176.800 23.699 2010 177.500 30.056 2011 178.095 34.200 2012 180.460 36.450 2013 181.650 40.102 2014 182.585 45.028 2015 183.200 48.210 (Nguồn [6])

Nhìn vào bảng 3.11 có thể thấy dân số huyện Bố Trạch trong những năm gần đây tăng nhanh. Giai đoạn 2005-2015 tăng 7,632 người.

Dân số đô thị tăng lên, có nghĩa nhu cầu lao động phi nông nghiệp tăng. Nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực đô thị sẽ gia tăng trong những năm tới.

Do quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, trong đó một phần diện tích được dành cho đất ở. Nên đã tạo điều kiện về chỗ ở cho người dân, đáp ứng nhu cầu về tách hộ của các hộ gia đình. Dân số tăng, nhưng tăng chậm hơn so với sự tăng lên của số hộ.

Số lượng người sử dụng đất ở cũng tăng nhanh, năm 2005 là 175,568 người đến năm 2010 là 177,500 người tăng 9,177 người. Giai đoạn 2010-2015 số lượng người sử dụng đất ở tăng 5.700 người. Những năm qua diện tích đất ở tăng thông qua việc giao đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện cho những người chưa lập gia đình có nhu cầu sử dụng đất tham gia mua đấu giá quyền sử dụng đất, làm cho số lượng người sử dụng đất tăng lên. Như vậy sẽ tăng thu ngân sách nhà nước, thúc đầy thị trường bất động sản phát triển, đồng thời đáp ứng nhu cầu tách hộ, về chỗ ở riêng cho các đối tượng này sau khi lập gia đình.

Có thể nói, cùng với việc tách thửa, tự giản của các hộ, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở trên địa bàn huyện đã góp phần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho người dân. Song một thực tế đặt ra là diện tích đất nông nghiệp sau khi bị thu hồi lại bị đấu giá quyền sự dụng đất để tăng thu ngân sách, những người trúng đấu giá quyền sử dụng đất thường là những người có điều kiện kinh tế khá giả hoặc những người nơi khác đến. Phương pháp này có lợi cho Nhà nước còn những người nông dân có thu nhập thấp phải chịu thiệt thòi đối với chính mảnh ruộng mà họ bị thu hồi.

tốt áp lực về đất ở ngày càng gia tăng trên địa bàn, một số khu đô thị mới được hình thành đã làm thay đổi nhiều diện mạo của huyện. Tuy nhiên, một vấn đề được người dân quan tâm nhiều đó là giá đất ở đang có xu hướng tăng nhanh đã vượt quá khả năng chi trả của một bộ phận không nhỏ người có nhu cầu về đất ở, đặc biệt với nông dân những người phải “hy sinh” đất canh tác cho việc chuyển đổi đất ở. Trong giai đoạn tới, nên chăng có những chính sách hợp lý hơn nhằm giải quyết tốt hơn về nhu cầu đất ở cho cư dân , ưu tiên những người bị mất đất nông nghiệp khi họ có nhu cầu về đất ở.

3.3.2.2 Tác động đến lao động và việc làm

Giải quyết việc làm một vấn đề cấp thiết trong xã hội đồng thời là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu của quá trình CNH - HĐH và hội nhập quốc tế, là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người do đó giải quyết việc làm của người dân sau thu hồi đất nông nghiệp có ý nghĩa thực tiễn cao.

Trong quá trình thu hồi đất, để thực hiện chuyển đổi đất đai huyện Bố Trạch đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người nông dân như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư...người dân được nhận một khoản tiền bồi thường, được hỗ trợ để chuyển đổi nghề nghiệp, đây là cơ hội cho người dân phát triển nguồn vốn con người. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều lao động nông nghiệp giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, vẫn còn một số lao động không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Thực trạng này cũng là nguyên nhân dẫn đến kết quả tồn tại số hộ nông dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước kia.

Mặt khác, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên địa bàn huyện Bố Trạch việc làm cho người dân, phân công lao động được diễn ra nhanh, mạnh cả chiều sâu lẫn chiều rộng, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Việc làm rất đa dạng và phong phú, bao gồm: lao động trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lao động trong các nhà máy công nghiệp hiện đại, lao động trong các trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội, lao động trong các ngành dịch vụ,...

Bảng 3.12. Số lượng lao động trong các ngành kinh tế qua các năm

Đơn vị tính : Người

Ngành kinh tế 2005 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nông – lâm nghiệp-

thuỷ sản 6.819 6.800 6.750 6.680 6.752 6.660 6.600 6.100

Công nghiệp – xây dựng 9.075 9.900 10.898 11.000 11.652 11.821 12.200 12.625

Thương mại - dịch vụ 22.200 25.222 26.800 27.000 28.602 28.999 29.325 30.010

Nguồn [6]

Tác động của quá trình chuyển đổi đất đai cùng đô thị hoá đã phần nào làm thay đổi cơ cấu dân số và lao động trên toàn huyện. Theo số liệu ở bảng 3.10 cho thấy, năm 2005 tổng số lao động là 38.094 người, đến năm 2010 là 44,448 người và năm 2015 là 48,735 người. Nhìn chung, số lao động tăng dần theo từng năm và tỷ lệ

lao động qua đào tạo ngày càng cao do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Trong cơ cấu lao động thì lao động trên địa bàn huyện chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, đây là ngành thế mạnh của huyện Bố Trạch vì nơi đây tập trung nhiều khu du lịch, bãi tắm và là huyện sát với trung tâm huyện lỵ của tỉnh Quảng Bình; lao động trong nhóm ngành công nghiệp – xây dựng ngày càng tăng còn nhóm ngành nông nghiệp thì có xu hướng giảm.

1129 1280 1300 1280 1190 1258 1400 1450 1500 1580 1220 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Hình 3.9. Số lao động được tạo việc làm mới qua các năm giai đoạn 2005-2015

Nguồn: [28], [29]

Qua hình 3.9 cho thấy số lao động được tạo việc làm mới không ngừng tăng lên, giai đoạn 2005-2010 đã tạo được việc làm cho 7399 lao động, giai đoạn 2011- 2015 là 7188 lao động. Đây là kết quả tích cực của huyện bằng các giải pháp như làm tốt thực hiện các đề án xuất khẩu lao động, khuyến khích lao động ngoại tỉnh làm việc, lồng ghép các chương trình đầu tư, giải quyết việc làm, xây dựng đề án đào tạo nghề cho người chưa có việc,..

Những năm gần đây, việc chuyển đổi đất nông nghiệp cho mục đích đất ở đô thị cũng góp phần làm thay đổi đáng kể thành phần dân cư trên địa bàn huyện, dân số đô thị không ngừng tăng lên theo hàng năm, hầu hết những lao động có trình độ cao từ các huyện trong tỉnh chuyển đến tham gia vào các nghành kinh tế đòi hỏi năng lực, tay nghề, chuyên môn cao và một phần lao động làm việc tại các nhà máy của khu công nghiệp ở Hoàn Lão. Chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng theo xu hướng tiến bộ (nông nghiệp truyền thống năng suất thấp sang nông nghiệp công nghệ cao, xuất khẩu lao động), tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, ngành nghề nông thôn phát triển đã góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng thu nhập.

Trình độ học vấn trong lực lượng lao động của huyện Bố Trạch đang có xu hướng nâng lên và có khả năng tăng nhanh trong các năm sau, nhờ chính sách thu hút lao động giỏi về làm việc tại địa phương của tỉnh và của huyện. Đến nay, tỷ lệ

lao động qua đào tạo đạt 54% so với tổng số lao động trên địa bàn, công tác đào tạo lại lao động cũng được chính quyền thành huyện rất chú trọng, góp phần tích cực cho chuyển đổi cơ cấu lao động và hỗ trợ kịp thời cho nông dân trong quá trình chuyển đổi sang những ngành nghề có năng suất lao động cao hơn.

Diện tích nông nghiệp trong những năm quá giảm mạnh ảnh hưởng đến số lượng lao động nông nghiệp số người tham gia sản xuất trong lĩnh vực này. Từ năm 2005 đến 2015 giảm 350 người, điều này chứng tỏ tâm lý của nông dân khi mất đất sẽ không quá coi trọng việc sản xuất đồng áng. Đây cũng là xu thế chung của quá trình đô thị hoá. Số lao động nông nghiệp trẻ rất ít, đại đa số bộ phận làm việc trong các khu công nghiệp lớn, xuất khẩu lao động nước ngoài đối với sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp, thời gian lao động theo mùa vụ không có khả năng giữ chân lực lượng lao động lớn dồi dào, đầy tiềm năng này.

3.3.2.3. Tác động đến quyền sử dụng đất

Luật đất đai 2003, tại điều 106 quy định những quyền của người sử dụng đất trong đó có quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Trong quá trình thực hiện, cả người quản lý và người sử dụng đều chấp hành tốt, kể cả trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn.

Trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp để chuyển cho các mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Bố Trạch các quyền của người sử dụng đất cơ bản đã được đảm bảo theo quy định của pháp luật. Việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng cùng cây cối, công trình, vật kiến trúc trên đất đã được thực hiện nghiêm túc theo quy định của nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc, nhiều lúc thiếu công khai, minh bạch, thậm chí cố ý làm trái pháp luật, dẫn đến tình trạng khiếu kiện của người sử dụng đất (trong đó chủ yếu là vấn để giá cả đền bù, chênh lệch giá và giá Nhà nước đưa ra còn quá thấp so với giá thị trường). Nước ta đang đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường và vậy cần có những điều chỉnh cần thiết để giá các loại đất do Nhà nước ban hành sát với giá thị trường, tránh thiệt hại cho người sử dụng đất.

3.3.2.4. Phân tích số liệu điều tra nhóm hộ nghiên cứu * Tình hình lao động việc làm:

Từ bảng 3.13 ta thấy về thành phần lao động của các nhóm hộ nghiên cứu trước mất đất thì lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ ở nhóm 1 chiếm 12,5%, ở nhóm 2 chiếm 18,5%, ở nhóm 3 chiếm 12,9% và sau khi mất đất tỷ lệ lại càng giảm xuống chỉ còn 5,8% với nhóm 1, 4,4% ở nhóm 2 và 3,3% ở nhóm 3. Do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, một phần là các lao động trẻ tham gia nhiều hơn vào các

ngành công nghiệp, dịch vụ cho thu nhập cao hơn nông nghiệp và ít vất vả hơn nghề nông nên lao động phi nông nghiệp và lao động kiêm chiếm tỷ lệ cao hơn. Qua quá trình điều tra thực tế nhận thấy sau mất đất hầu hết số lao động trước đây chuyên làm nông nghiệp đã giảm xuống đáng kể, phần lớn chuyển sang các ngành nghề lao động tự do đem lại thu nhập hàng ngày, hàng tháng hoặc chuyển sang lao động kiêm vừa làm nông vừa tham gia lao động tự do như: bốc vác, phụ thợ, xe ôm,.. buôn bán nhỏ do hoạt động nông nghiệp có tính thời vụ. Ngược lại số lao động phi nông nghiệp sau thu hồi đất đều tăng ở tất cả các nhóm hộ đặc biệt là ở nhóm 2 và nhóm 3. Mặc dù có thể chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ nhưng các hộ gia đình vẫn muốn giữ đất nhằm đảm bảo an toàn lương thực cho gia đình, họ vẫn tranh thủ thời gian nhàn rỗi để canh tác nông nghiệp, hoặc không trực tiếp canh tác nông nghiệp thông qua hình thức cho thuê người làm theo mùa vụ hoặc cho thuê ruộng.

Theo số liệu điều tra 100 hộ trên địa bàn huyện cho thấy cơ cấu lao động có sự thay đổi cùng với sự chuyển đổi đất đai.

Bảng 3.13. Cơ cấu lao động trước và sau mất đất của các hộ điều tra

Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Trước thu hồi Sau thu hồi Trước thu hồi Sau thu hồi Trước thu hồi Sau thu hồi Người % Người % Người % Người % Người % Người %

Tổng lao động 110 100 107 100 102 100 122 100 132 100 123 100 Nông nghiệp 20 18.5 14 13.1 29 28.4 17 17.3 26 19.7 14 11.4 Phi nông nghiệp 52 48.1 59 55.1 48 47.1 53 54.1 66 50.0 71 57.7 Lao động kiêm 36 33.3 34 31.1 25 24.5 28 28.6 40 23.3 38 30.9

(Nguồn: Số liệu điều tra ) Nhìn chung tổng số lao động của cả ba nhóm trong thời gian điều tra không có sự biến động nhiều. Tuy nhiên, cơ cấu lao động trong từng lĩnh vực lại biến động khá rõ rệt. Trước và sau mất đất, xu hướng là lao động thuần nông và lao động kiêm giảm, còn lao động phi nông nghiệp tăng lên.

Nhóm hộ 1 mặc dù không mất đất nhưng họ thấy được lợi nhuận cao mà các hộ mất đất làm khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, tăng lên đáng kể. Từ đó các hộ trong nhóm này cũng chuyển dần sang các ngành phi nông nghiệp .Trước mất đất tỷ lệ lao động NN chiếm 18.5% tổng lao động, sau giảm xuống còn 13.1%. Tương tự lao động kiêm của nhóm cũng giảm từ 36 lao động xuống còn 34 lao động. Con số giảm này bù lại khiến cho lao động phi nông nghiệp tăng lên từ 52 lao động phi nông nghiệp (chiếm 48.1% tổng số lao động) trước mất đất thì sau tăng lên 59 lao động phi nông nghiệp (chiếm 55.1%).

Đặc biệt trong nhóm 2 và nhóm 3 là hai nhóm mất đất, số lao động thuần nông giảm càng mạnh. Nhóm 2 trước mất đất tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 28.4% tổng số lao động nhưng sau mất đất chỉ còn 17.3%. Nhóm 3 trước mất đất tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 19.7%, sau mất đất chỉ còn 11.4%. Giống như nhóm 1 số lao động kiêm của hai nhóm này cũng giảm nhưng không đáng kể trong khi đó số lao động phi nông nghiệp lại tăng lên nhanh. Nhóm 2, sau mất đất lao động phi nông nghiệp tăng 5 lao động tương ứng tăng 10.4% so với trước mất đất. Nhóm 3 tăng 5 lao động phi nông nghiệp tương đương với tăng 7.6% so với trước mất đất.

Theo kết quả nghiên cứu, mặc dù sản xuất NN mang lại thu nhập tương đối thấp hơn so với các ngành khác nhưng phần đông hộ gia đình đều tham gia sản xuất NN chủ yếu là trồng lúa, hoa màu và chăn nuôi… Có hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ (buôn bán tạp hóa, mở quán nước, quán ăn, cắt tóc, sửa xe máy, cho thuê phòng trọ,..) Có hộ làm công nhân ở các khu, cụm công nghiệp . Một số ít làm việc ở cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp. Cuối cùng là các hộ có nguồn thu nhập chủ yếu từ lao động tự do như làm công, làm thuê theo thời vụ, chạy xe ôm, phụ hồ, bốc vác, bán vé số… Nhìn chung, nguồn lao động ở đây có sự di chuyển từ khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)