3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hình 3.1. Vị trí địa lý của thành phố Đà Nẵng
Nguồn: www//http:sontra.danang.gov.vn
Thành phố Đà Nẵng thuộc Vùng duyên hải trung Trung bộ, nằm ở vị trí trung độ của cả nước; Có toạ độ địa lý: 150
55' 19''đến 160
31' 20'' Vĩ độ Bắc và 1070 49' 11'' đến 1080 20' 20'' Kinh độ Đông. Phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.285,43km2; Trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05km2. Về tổ chức hành chính, thành phố Đà Nẵng có 06 quận, 02 huyện (có 01 huyện đảo) với tổng số 56 xã, phường. Huyện đảo Hoàng Sa được xác định có diện tích 305 km², với địa giới bao gồm một quần đảo có tên gọi là quần đảo Hoàng Sa nằm cách đất liền khoảng 170 hải lý (315 km) [45].
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Với đặc điểm địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700-1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Bên cạnh đó, đồng bằng ven biển có đặc điểm là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố [45].
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Theo số liệu của Đài Khí tượng Đà Nẵng, tại toạ độ 108012' kinh độ Đông và 1603' vĩ độ Bắc, thời gian quan trắc liên tục trên 50 năm. Khí hậu thành phố Đà Nẵng có các yếu tố đặc trưng sau:
Nhiệt độ bình quân năm khoảng 25,60C, nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 380
C - 300C, nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12, 1, trung bình khoảng 22,70C. Lượng mưa bình quân năm là 2066 mm, lượng mưa năm cao nhất là 3307 mm, lượng mưa năm thấp nhất là 1400 mm, lượng mưa ngày lớn nhất là 332 mm, số ngày mưa trung bình 147 ngày. Tháng có số ngày mưa trung bình nhiều nhất là tháng 10,11 (22 ngày) chiếm 70% tổng lượng mưa cả năm.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
a, Tài nguyên đất
Thành phố Đà Nẵng có tổng diện tích tự nhiên là 128.543,09 ha, trong đó huyện đảo Hoàng Sa chiếm 30.500 ha. Do điều kiện thành phố đang trong tình trạng đô thị hóa nhanh, quỹ đất hạn hẹp nên việc san ủi lấy đất đồi để đắp đất vùng trũng thấp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội diễn ra khá nhiều làm cho tình hình đất đai biến động phức tạp dẫn đến tính chất đất bị thay đổi và biến dạng địa hình.
b, Tài nguyên nước
Nguồn nước cung cấp cho thành phố Đà Nẵng chủ yếu là sông Cu Đê và sông Hàn.
Ngoài ra thành phố còn có nguồn nước suối tại bán đảo Sơn Trà nhưng trữ lượng thấp và bị lệ thuộc vào mùa nên việc khai thác không ổn định.
Theo kết quả thăm dò nguồn nước dưới đất của Đoàn quy hoạch tài nguyên nước 709 đã được UBND thành phố phê duyệt, nước ngầm khu vực Đà Nẵng nông, đa dạng, phức tạp, có dấu hiệu nhiễm mặn theo sườn và chiều sâu.
c, Tài nguyên khoáng sản
Thành phố Đà Nẵng hiện nay chưa có nhiều tài liệu điều tra về tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, qua thực tế và một số tài liệu tham khảo thì khoáng sản Đà Nẵng ít về chủng loại và quy mô nhỏ, phần lớn trữ lượng không đáng kể. Ngoài ra, vùng thềm lục địa ở Đà Nẵng cũng có nhiều triển vọng về dầu khí.
d, Tài nguyên biển, ven biển
Thành phố Đà Nẵng với chiều dài bờ biển trên 80 km, có vịnh nước sâu và vùng lảnh hải thềm lục địa độ sâu 200m từ bờ Đà Nẵng trả ra 125 km, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn, là điều kiện thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và giao lưu với nước ngoài.
Bờ biển Đà Nẵng có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Sao Biển, Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng,Thanh Khê, Xuân Thiều, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.
e, Tài nguyên nhân văn
Nhờ vào điều kiện tự nhiên và sự phát triển lâu đời của cư dân Đà Nẵng, thành phố có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú như: Đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, Bà Nà – Suối Mơ, Cổ Viện Chàm, hầm đường bộ Hải Vân, cầu vượt Ngã Ba Huế; các bãi tắm đẹp như Non Nước, Sao Biển, Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng,Thanh Khê, Xuân Thiều, Nam Ô. Hệ thống cầu mới gồm: Thuận Phước, Sông Hàn, Cầu Rồng, cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý, Tuyên Sơn, Đò Xu, Nguyễn Tri Phương đã gắn kết bờ Đông – Tây sông Hàn, sông Cẩm Lệ là điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển nhiều loại hình du lịch từ tham quan, nghiên cứu văn hóa đến nghỉ mát, tắm biển cho Đà Nẵng trở thành vùng du lịch độc đáo trọng điểm cả nước.
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Từ năm 1997, khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, Đà Nẵng đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Trong hơn 18 năm qua, Đà Nẵng đã liên tục thay đổi gương mặt của mình. Chưa bao giờ trong quá trình phát triển, Đà Nẵng quyết liệt như thế trong nhu cầu tự làm mới mình. Sự phát triển Đà Nẵng vừa là nhu cầu tự thân, vừa là để đáp ứng yêu cầu của một thành phố đầu tàu có sứ mệnh liên đới trách nhiệm đối với miền Trung trong giai đoạn mới của đất nước [45].
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu về hiện trạng phát triển kinh tế
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 (*) ước 2014 Nhịp tăng (%)
1 Dân số TB 103ng 781,0 926,09 1.011,80 3,44 2,44 2,84 2. GDP (giá 1994) Tỷ đồng 6.214,3 10.275,45 41.899,7 10,31 9,66 9,99 - Thủy sản NL - 373,5 308,12 937,1 -5,11 4,44 -0,34 - Công nghiệp XD - 3.207,4 4.043,13 15.254,5 4,93 7,31 6,12 - Dịch vụ - 2.633,4 5.924,20 25.708,1 17,53 11,54 14,54 3. GDP/người - Theo giá 1994 106đ/ng 7,97 11,56 41,41 - Theo giá thực tế - 15,01 35,87 51.987
- Quy ra USD USD/ng 940 1.795 2.418
Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Đà Nẵng: giá so sánh 2010
Theo ước tính sơ bộ năm 2014, GDP toàn thành phố như sau: - GDP năm 2014: 52.600,31 tỉ đồng (giá thực tế).
- Bình quân đầu người: 51,987 triệu đồng/người.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a, Khu vực kinh tế nông nghiệp
Giá trị sản xuất khu vực kinh tế nông nghiệp theo giá so sánh năm 2010 tăng bình quân 4,44% (thời kỳ 2011-2014), tuy nhiên tỷ trọng cơ cấu kinh tế GDP thành phố lại giảm dần qua các năm, điều này phù hợp với điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố đến năm 2010 đó là “dịch vụ -công nghiệp, xây dựng – nông nghiệp”.
Trong cơ cấu nông nghiệp, tỷ trọng ngành thủy sản tăng nhanh trong cơ cấu ngành nông nghiệp bao gồm khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản. Ngành nông lâm nghiệp có tỷ trọng giảm dần và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng háo cây trồng và vật nuôi [45].
b, Khu vực kinh tế công nghiệp
Giá trị gia tăng công nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố tăng bình quân thời kỳ 2011-2014 là 7,31%. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP giảm từ 44,58% năm 2010 xuống 36,41% năm 2014.
Công nghiệp có vốn nhà nước chiếm 23,65%, công nghiệp ngoài nhà nước chiếm 48,42% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 28,53%.
Công nghiệp là ngành chủ lực có tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP thành phố giai đoạn 1997-2010, tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 và thiên tai, một số dự án ngành công nghiệp không có điều kiện triển khai theo kế hoạch do chủ đầu tư thiếu hụt vốn, tuy nhiên việc giảm dần cơ cấu và giữ vững ổn định trong phát triển kinh tế là phù hợp theo định hướng cơ cấu kinh tế của thành phố thời kỳ 2010-2010, đó là giảm tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại [45].
c,Khu vực kinh tế dịch vụ
Bao gồm các ngành thương mại, vận tải, bưu điện và các loại hình dịch vụ khác luôn có tỷ lệ đóng góp cao trong GDP của thành phố. Nhịp độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 – 2014 của khu vực dịch vụ du lịch là 14,54%, chiếm tỷ trọng 44,68% năm 2005, tăng lên 51,51% năm 2010 và 61,63% năm 2014 năm 2014 trong GDP thành phố. Do có nhiều lợi thế hơn so với các tỉnh trong vùng nên phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ quan trọng đều có cơ quan đóng tại Đà Nẵng để cung cấp dịch vụ, các lợi thế về giao thông tạo ưu thế cho các hoạt động vận tải, thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch [45].
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a, Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2013, dân số Đà Nẵng có 992.849 người. Trong đó: Nam có 489.706 người, Nữ có 503.143 người, dân số thành thị 866.634 người chiếm 87,29% tổng dân số, dân số nông thôn có 126.215 người chiếm 12,71% tổng dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,00‰; mật độ dân số trên đất liền 1.013 người/km2. Dân số thành phố phân bố không đồng đều giữa các vùng, các quận huyện. Mật độ dân số cao nhất là quận Thanh Khê 19.763 người/km2, thấp nhất là huyện Hòa Vang 172 người/km2. Mật độ dân số khu vực đô thị là 3.530 người/km2
cao gấp 20,52 lần khu vực nông thôn [45].
b, Lao động việc làm
Dân số thành phố Đà Nẵng năm 2013 là 992.849 người. Trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 504.900 người chiếm 50,85% dân số. Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 499.900 người phân bố trong khu vực nhà nước là 17,83%, khu vực ngoài nhà nước 76,83%,khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 5,34% [45].
Số lao động chưa có việc làm khoảng 15.508 người chiếm 3,07% tổng số lao động, phần lớn ở khu vực thành thị 14.010 người, ở nông thôn 1.498 người.
Nhìn chung nguồn lao động của thành phố tương đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi để thành phố phát triển kinh xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng.
c, Thu nhập và mức sống
Theo báo cáo điều tra năm 2013 thì đời sống cư dân thành phố nâng lên rõ rệt, các tiện nghi sinh hoạt của một bộ phận cư dân được cải thiện đáng kể. Số hộ có nhà kiên cố chiếm 40%, nhà bán kiên cố chiếm 60%. Toàn thành phố có 100% số hộ có điện thắp sáng và 100% số hộ dùng nước sạch, nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tính đến cuối năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố còn 0,8%, không có hộ đói [45].
Nhờ các chính sách vĩ mô và sự năng động của nền kinh tế, việc giải quyết lao động kịp thời làm cho tình trạng thiếu việc làm không nhiều, nhờ đó thu nhập bình quân đầu người tăng từ 15 triệu đồng/người năm 2005 lên 29,131 triệu đồng/người năm 2010 và 50,251 triệu đồng/người năm 2013.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a, Giao thông
* Đường hàng không
Sân bay Đà Nẵng là sân bay quốc tế, hỗn hợp quân sự và dân dụng, cách trung tâm thành phố 5km về hướng tây, có diện tích đường bao là 1.100 ha, diện tích phần sân bay là 850 ha, trong đó diện tích phần dân dụng là 37 ha.
Là một trong ba cảng hàng không của Việt Nam có cửa khẩu quốc tế, sân bay quốc tế Đà Nẵng có quy mô lớn thứ ba sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sân bay quốc tế Nội Bài.
* Đường bộ
Thành phố đã nhựa hóa và bê tông hóa trên 90% hệ thống giao thông nông thôn, tạo điều kiện cho các khu vực nông thôn, miền núi phát triển.
Mật độ đường ở thành phố Đà Nẵng khu vực nội thành đạt khoảng 3 km/km2, ngoại thành đạt 0,33 km/km2. Mật độ đường trung bình toàn thành phố đạt 1-2km/km2 và 0,26 km/1.000 dân.
* Đường sắt
Đường sắt Bắc Nam qua Đà Nẵng dài 36 km, gồm 3 ga chính: Ga Kim Liên; Ga Lệ Trạch và Ga Đà Nẵng, diện tích đất khu vực ga là 240.000m2.
* Đường Thủy
Thành phố Đà Nẵng có khoảng 60 km đường sông có thể lưu thông vận chuyển; có hệ thống cảng biển và cảng sông phát triển.
b, Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi toàn thành phố bao gồm: Hai hồ chứa nước lớn là Hòa Trung và Đông Nghệ, 21 hồ chứa nước nhỏ, 32 đập dâng và 24 trạm bơm điện, 13 km để ngăn mặn và hàng trăm km để ngăn mương các cấp.
c, Giáo dục - đào tạo
Đà Nẵng là một trong những trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp và phổ thông có đầy đủ các loại hình đào tạo như: công lập, bán công, tư thục, bán trú, chuyên ban. Mầm non có 144 trường; Tiểu học có 100 trường; Phổ thông trung học cơ sở có 55 trường; Phổ thông cơ sở có 2 trường; Phổ thông trung học có 20 trường; Phổ thông cấp II & III có 1 trường; phổ thông cấp I,II & III cos trường; Trung học Chuyên nghiệp – dạy nghề có 12 trường; Cao đẳng có 18 trường ; Đại học có 14 trường.
d, Y tế
Mạng lưới các cơ sở y tế thành phố gồm 19 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa (kể cả bệnh viện trung ương và bệnh viện tư), 7 trung tâm y tế quận huyện. 1 viện điều dưỡng và 56 trạm y tế xã phường. Tổng số giường bệnh là 4.998 giường, bình quân có 50 giường/1 vạn dân và đã có 35/47 xã phường có bác sỹ phục vụ.
e, Văn hóa
Văn hóa, nghệ thuật của thành phố phát triển lành mạnh và có chuyển biến tích cực, các thiết chế văn hóa cơ sở đã được quan tâm đầu tư, các phòng trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng thành phố “5 không, 3 có”; đặc biệt là chương trình “xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị” được triển khai sâu rộng trên toàn thành phố. Hiện nay, thành phố có 3 nhà hát; 7 rạp chiếu bóng; 17 trung tâm Văn hóa, nhà văn hóa; 3 nhà thư viện; 6 nhà Bảo tàng; 5 nhà Triển lãm; 2 Công viên; 16 Di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng.
3.2. Thực trạng công tác sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng:
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên thành phố Đà Nẵng là 128,495,32 ha được phân bố như sau:
Bảng 3.2. Số liệu kiểm kê đất đai năm 2015
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 70.149,80 100 1.1 Đất trồng lúa 3.743,59 5,34 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.967,77 2,81
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1.4 Đất rừng phòng hộ 8.570,00 12,22 1.5 Đất rừng đặc dụng 32.689,55 46,60 1.6 Đất rừng sản xuất 21.824,08 31,11 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 120,05 0,17
2 Đất phi nông nghiệp 54.376,59 100
2.1 Đất quốc phòng 32.792,36 59,95
2.2 Đất an ninh 45.67 0,08
2.3 Đất khu công nghiệp 1.504,74 2,75
2.4 Đất thương mại dịch vụ 772,93 1,41