Đánh giá chung về tình hình Cấp giấy CNQSD đất trên địa bàn thành phố Đà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố đà nẵng (Trang 80 - 85)

Đến trước ngày 16/11/2004 (ngày Nghị định 181/2004/NĐ-CP có hiệu lực), thành phố Đà Nẵng đã cơ bản hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 64/CP và Nghị định 60/CP của Chính phủ. Tổng số GCNQSDĐ đã cấp là 142.435 giấy, đạt tỷ lệ trên 90% số hộ cần phải được cấp GCNQSDĐ (đối với khu vực đô thị).

Kể từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực (thực tế thành phố Đà Nẵng phân cấp về thẩm quyền bắt đầu từ ngày 16/11/2004) lũy tiến đến ngày 15/6/2015, công tác cấp GCNQSDĐ đối với các loại đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đạt được kết quả như sau:

Bảng 3.10. Tình hình giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

STT Loại đất

Diện tích đất cần cấp theo hiện trạng (ha)

Giấy chứng nhận QSD Đ đã cấp Số lượng GCN Diện tích đất cấp GCN (ha)

Tỷ lệ (%) Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Tổng số Trong đó Tổ chức Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức Hộ gia đình, cá nhân Tổ chức Hộ gia đình, cá nhân (1) (2) (3) (4) (5) (7) (9) (11) (13) (15) (17) (18) I Nhóm đất nông nghiệp 74,224.31 42,917.16 31,307.15 46,504 60 46,444 73,174.43 41,881.95 31,292.48 99

1 Đất sản xuất nông nghiệp 7,186.52 85.90 7,100.62 43,771 12 43,759 7,156.08 62.75 7,093.33 100

2 Đất Lâm nghiệp 66,909.43 42,749.43 24,160.00 2,537 38 2,499 65,901.96 41,749.00 24,152.96 98

3 Đất nuôi trồng thủy sản 128.36 81.83 46.53 196 10 186 116.39 70.20 46.19 91

4 Đất làm muối

II Nhóm đất phi nông nghiệp 13,851.67 7,733.77 6,117.90 325,177 29,082 296,095 13,091.38 7,135.31 5,956.07 95

1 Đất ở tại nông thôn 2,826.56 22.40 2,804.16 60,419 57 60,362 2,789.46 22.40 2,767.06 99

2 Đất ở tại đô thị 4,018.08 628.08 3,390.00 258,996 23,450 235,546 3,796.14 628.08 3,168.06 94

3 Đất chuyên dùng 6,858.59 6,838.39 20.20 5,442 5,360 82 6,307.68 6,291.29 16.39 92

Trong đó:

Đất trụ sở CQ, công trình SNNN 162.87 162.87 301 301 143.12 143.12 88

Đất Quốc phòng, An ninh 2,419.43 2,419.43 348 348 2,305.83 2,305.83 95

Đất SX,KD phi nông nghiệp 3,373.89 3,357.99 15.90 4,361 4,279 82 3,139.13 3,122.51 16.62 93

Đất có mục đích công cộng 902.40 898.10 4.30 432 432 879.04 879.04 97

4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 109.74 109.63 0.11 284 195 89 102.04 100.90 1.14 93

5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0

6 Đất phi nông nghiệp khác 14.86 11.44 3.42 27 11 16 14.86 11.44 3.42 100

7 Đất có mặt nước chuyên dùng 123.84 123.83 0.01 9 9 81.20 81.20 66

Theo kết quả thống kê tại Bảng 3.10 cho thấy: Đất ở tại nông thôn với diện tích 2,826.56 ha, đã cấp giấy chứng nhận 2,789.46 ha, đạt 95%. Đất ở tại đô thị với diện tích 4,018.08, đã cấp GCN 3,796.14 ha, đạt 94 %. Như vậy, đất ở tại đô thị còn 221.94 ha chưa được cấp giấy chứng nhận; nguyên nhân chủ yếu là do tranh chấp, khiếu kiện, lấn chiếm, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch, giao đất trái thẩm quyền, các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai đã bị tòa án có quyết định xử lý hoặc có kháng nghị của các cơ quan bảo vệ pháp luật và chính quyền các cấp nhưng chưa xử lý.

Để trở thành một thành phố “đáng sống”, thời gian qua Đà Nẵng đã nỗ lực đầu tư cải thiện ở rất nhiều lĩnh vực. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng để bộ mặt đô thị ngày càng khang trang hơn thì công tác cải cách thủ tục hành chính cũng là vấn đề được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, trong đó có công tác giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai cho công dân.

Qua phân tích và đánh giá ở hai giai đoạn giữa Văn phòng 02 cấp và Văn phòng 01 cấp, ta có thể thấy được lượng hồ sơ có bước chuyển biến như sau:

Biểu đồ 3.4. So sánh lượng hồ sơ đã thực hiện của 02 mô hình

(Nguồn tổng hợp Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất)

Qua tổng hợp và phân tích số liệu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai ở Biểu đồ 3.4 cho thấy, tổng số hồ sơ được giải quyết của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp trong thời gian nghiên cứu (2005 đến 2015) là 832.850 hồ sơ. Trong đó số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

được cấp theo mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp nhiều hơn so với thời gian từ năm 2005 đến năm 2008, ít hơn so với số lượng hồ sơ trung bình các năm 2009 - 8/2012. Số giấy chứng nhận lần đầu được cấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp bên cạnh các hồ sơ cấp giấy theo dự án, số còn lại hầu hết là những hồ sơ có tính pháp lý phức tạp thường bị vướng ở các Văn phòng đăng ký quận, huyện trước đây chưa có hướng xử lý. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Văn phòng đăng ký một cấp để hướng đến giải quyết dứt điểm hồ sơ cấp giấy chứng nhận lần đầu kéo dài và triển khai hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết 30/2012/QH13 của Chính phủ. Để cơ bản hoàn thành cấp GCN cho tất cả các loại đất trong năm 2013, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Đà Nẵng và Sở Tài Nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký QSDĐ một cấp thành phố đã phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, thống kê các trường hợp chưa cấp GCN ở từng phường, xã nhất là đối với các loại đất do các tổ chức đang quản lý, sử dụng thì lập danh sách từng trường hợp cụ thể xác định nguyên nhân tồn đọng và hướng dẫn giải quyết từng nội dung còn bất cập. Đối với trường hợp vượt thẩm quyền thì tổng hợp, tham mưu đề xuất UBND thành phố để tháo gỡ hoặc ban hành quy định chung để giải quyết các vướng mắc, tồn đọng trong việc cấp GCN.

Tổ chức cho người sử dụng đất kê khai đăng ký đất đai và cấp GCN, không thụ động chờ người sử dụng đất đến đăng ký mới thực hiện các thủ tục cấp GCN, đối với các tổ chức đang sử dụng đất mà chưa được cấp GCN thì phát hành thông báo cho từng tổ chức đến để đăng ký và cấp GCN.

Việc đo vẽ bản đồ địa chính phải gắn với việc cấp GCN, đảm bảo đo đạc lập bản đồ đến đâu thì phải tổ chức kê khai đăng ký, cấp GCN ngay đến đó. Nơi đã có bản đồ địa chính phải sử dụng triệt để cho cấp GCN nơi chưa có bản đồ địa chính thì tận dụng các loại bản đồ, sơ đồ giải thửa cũ, bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất để cấp GCN mà không chờ đo vẽ bản đồ địa chính (sử dụng triệt để các loại bản đồ, sơ đồ, trích đo địa chính đã có cho cấp GCN).

Hoạt động đăng ký, cấp giấy chứng nhận đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất, có tính chuyên nghiệp hơn và sau khi chuyển thẩm quyền cấp giấy chứng nhận về Sở Tài nguyên và Môi trường, thành phố đã phát hiện và xử lý hàng nghìn trường hợp trước đây đã giải quyết thủ tục không đúng quy định.

Đội ngũ cán bộ chuyên môn trong toàn hệ thống văn phòng đăng ký được điều động linh hoạt, sử dụng có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm theo đúng kế hoạch của địa phương; chất lượng thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp GCN được nâng cao, bảo đảm sự thống nhất trong toàn

tỉnh, thành phố; thời gian thực hiện thủ tục được đảm bảo, một số nơi đã rút ngắn hơn nhiều so với trước đây.

Trên cơ sở kết quả phiếu điều tra thu thập được, thì 84% ý kiến người dân, tổ chức cho rằng thời gian giải quyết các loại hồ sơ được thực hiện nhanh hơn, cụ thể đó là các loại hồ sơ: đăng ký biến động và đăng ký giao dịch đảm bảo, cấp giấy chứng nhận tại các dự án, cấp giấy chứng nhận lần đầu. Có 87% cho rằng thật sự hài lòng về thái độ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại một cửa điện tử các chi nhánh.

Theo thống kê của Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố và UBND các xã, phường, hiện toàn thành phố còn khoảng 18.319 thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận, trong đó có 4.026 thửa đủ điều kiện nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận; 391 thửa không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.

Nhìn chung, đến nay, việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cơ bản đã hoàn thành (theo tiêu chí của Bộ TN&MT, diện tích đất cần cấp GCN đạt tỷ lệ từ 85% trở lên là cơ bản hoàn thành). Tỷ lệ cấp GCN đối với đất sản xuất nông nghiệp và đất ở tại các quận, huyện cho đến nay đã đạt tỷ lệ trên 95% diện tích đất cần cấp GCN; tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập cần được tập trung giải quyết trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố đà nẵng (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)