Thực trạng công tác sử dụng đất tại thành phố Đà Nẵng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố đà nẵng (Trang 41)

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên thành phố Đà Nẵng là 128,495,32 ha được phân bố như sau:

Bảng 3.2. Số liệu kiểm kê đất đai năm 2015

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất nông nghiệp 70.149,80 100 1.1 Đất trồng lúa 3.743,59 5,34 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.967,77 2,81

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1.4 Đất rừng phòng hộ 8.570,00 12,22 1.5 Đất rừng đặc dụng 32.689,55 46,60 1.6 Đất rừng sản xuất 21.824,08 31,11 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 120,05 0,17

2 Đất phi nông nghiệp 54.376,59 100

2.1 Đất quốc phòng 32.792,36 59,95

2.2 Đất an ninh 45.67 0,08

2.3 Đất khu công nghiệp 1.504,74 2,75

2.4 Đất thương mại dịch vụ 772,93 1,41

2.5 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 1.965,28 3,59 2.6 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 151,21 0,28 2.7 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh 5.269,45 9,63 2.8 Đất có di tích lịch sử văn hóa 17,53 0,03

2.9 Đất danh lam thắng cảnh 22,20 0,04

2.10 Đất bãi thải, xử lý chất thải 79,46 0,15

2.11 Đất ở tại nông thôn 2.872,39 5,25

2.12 Đất ở tại đô thị 4.486,70 8,20

2.13 Đất XD trụ sở cơ quan 62,92 0,12

2.14 Đất XD trụ sở của tổ chức sự nghiệp 27,74 0,05

2.15 Đất XD cơ sở ngoại giao 0,64 0,00

2.16 Đất cơ sở tôn giáo 101,32 0,19

2.17 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa toáng 803,00 1,47

3 Đất chưa sử dụng 3.968,91 100

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2.537,82 1,98

Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của thành phố năm 2015

Qua bảng số liệu cho thấy:

Tổng diện tích đất nông nghiệp toàn thành phố là 70.149,80 ha chiếm 54,59% tổng diện tích tự nhiên, bình quân diện tích đất nông nghiệp cho 1 khẩu xã hội là 707m2

, bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp cho 1 khẩu xã hội là 69,1m2.

Đất phi nông nghiệp toàn thành phố là 54.376,59 ha chiếm 42,32 tổng diện tích tự nhiên.

Đất chưa sử dụng toàn thành phố là 3.968,91 ha chiếm 3,09% tổng diện tích tự nhiên.

3.2.2. Tình hình biến động diện tích các loại đất

Biến động đất đai của thành phố thời kỳ 2010-2015 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.3. Tình hình biến động đất đai của thành phố thời kỳ 2010-2015

Loại đất

Tình hình sử dụng đất qua các năm (ha)

Biến động đất đai 2010-2015 (ha) Tăng (+), Giảm (-) 2010 2015 Tổng diện tích tự nhiên 128.543,09 128.495,32 -47,77 1. Nhóm đất nông nghiệp 75.705,91 70.149,80 -5.556,11 2. Nhóm đất phi nông nghiệp 50.843,76 54.376,59 3.532,83 3. Nhóm đất chưa sử dụng 1.993,47 3.968,91 1.975,44

Qua số liệu trên cho thấy sự biến động của diện tích tự nhiên có chênh lệch giảm không đáng kể. Nhìn chi tiết trong nội bộ đất nông nghiệp có sự tự chuyển đổi mục đích sử dụng và giảm do chuyển qua các loại đất phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp chủ yếu là tăng, chỉ giảm ở một số loại đất sử dụng lãng phí không hiệu quả (đất nghĩa trang nghĩa địa, mặt nước chuyên dung), đất chưa sử dụng tăng thể hiện vẫn còn sự lãng phí đất là do đất dự án chưa triển khai nên đưa vào đát chưa sử dụng.

Do sức ép cần phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn đến tình hình biến động đất đai thành phố Đà Nẵng là nhóm đất phi nông nghiệp tăng, và trong nội bộ đất này cũng có sự thay đổi đáng kể, nhóm đất nông nghiệp giảm nhưng được bù đắp một phàn nhờ việc khai thác tối đa các loại đất đồi núi, đất bằng chưa sử dụng.

- Biến động đất nông nghiệp: từ năm 2010 đến nay nhóm đất nông nghiệp giảm 5.526 ha, trong đó đất trồng lúa giảm 604,78 ha, đất lâm nghiệp tăng 3.931,36 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 417,27 ha, đất trồng cây hàng năm khác giảm 60,59 ha. Đất nông nghiệp giảm do lấy đất làm thổ cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội. Đất lâm nghiệp tăng do trồng rừng và do điều chỉnh trong quá trình kiểm kê. Bình quân trong 5 năm qua,đất nông nghiệp giảm 1.11ha/năm, đất trồng lúa giảm 120,96 ha/năm, riêng khu vực nội thành đặc biệt giảm mạnh, điều này phù hợp với quy luật phát triển đô thị và phù hợp với cơ cấu kinh tế thành phố. Một số ít đất nông nghiệp giảm do bị xói mòn, sạt lở không sử dụng.

- Biến động đất phi nông nghiệp: so với năm 2010 đất phi nông nghiệp tăng 3.532,83 ha, trong đó đất ở tăng 1.271,4 ha, đất phát triển hạ tầng tăng 1.118,16 ha, các loại đất khác tăng giảm không đáng kể. Qua số liệu trển cho thấy tốc độ phát triển đô thị, phát triển kinh tế xá hội tăng lên, làm cho nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp gia tăng, đặc biệt là đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Bình quân đất ở tăng 254,28 ha/năm, đất phát triển hạ tầng tăng 223,63 ha/năm chủ yếu là đất giao thông và đất sử dụng để phát triển kinh tế, điều này phù hợp với sự phát triển của xã hội về mọi mặt. Phần lớn đất phi nông nghiệp tăng do lấy vào đất sản xuất nông nghiệp, một ít đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng.

- Biến động đất chưa sử dụng: so với năm 2010 đất chưa sử dụng tăng 1.975,44 ha, đây là nghịch lý trong quy hoạch, tuy nhiên trên thực tế do phương pháp thống kê hiện trạng, nhiều loại đất thương mại dịch vụ được quy hoạch nhưng chưa được đầu tư triển khai thực hiện do khó khăn về kinh tế, nên kiểm kê vào đất chưa sử dụng làm cho đất chưa sử dụng tăng lên.

3.2.3. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng a, Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật a, Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật

Để phục vụ công tác quản lý sử dụng đất ngày càng tốt hơn, từ năm 2011 đến nay, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh, hủy bỏ một số công trình, dự án chậm triển khai hoặc không phù hợp và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai để phục vụ công tác quản lý, điều hành, đặc biệt là các văn bản quy định cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, về công tác thu hồi đất, giao đất và công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển đô thị của thành phố.

b, Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ hành chính

Đến nay, việc xác định địa giới hành chính và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, bản đồ địa chính đã đi vào nề nếp để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên do tình hình phát triển đô thị, một số khu vực giáp ranh giới giữa các phường bị giải tỏa làm cho địa giới hành chính bị thay đổi, UBND thành phố cũng đã chỉ đạo triển khai thực hiện xác định lại địa giới hành chính các khu vực này.

c, Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính

Việc điều tra, khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính trên địa bàn thành phố đã đáp ứng được yêu cầu lập hồ sơ phục vụ quản lý sử dụng đất, quản lý nhà nước về đất đai. Tuy nhiên do tốc độ đô thị hóa nhanh và rộng khắp, sử dụng nhiều đất để thực hiện các dự án nên biến động đất đai lớn, đòi hỏi nhiều khu vực cần phải đo mới để phù hợp với hiện trạng sử dụng đất phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Nhằm nâng cao tính khoa học và chất lượng quản lý đất đai trên toàn thành phố, UBND thành phố đang chỉ đạo triển khai “Dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Đà Nẵng” theo quyết định số 4485/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2013 của UBND thành phố.

d, Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Trong giai đoạn 2010 – 2020, UBND thành phố đã lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011-2016 đã được Chính phủ phê duyệt. Thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt, UBND thành phố đã triển khai các dự án đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, qua đó đã tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách thành phố, hiệu quả quy hoạch

sử dụng đất đối với việc thực hiện các dự án phát triển đô thị được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Phát huy hiệu quả quy hoạch sử dụng đất của các kỳ trước, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về công tác quy hoạch sử dụng đất. UBND thành phố tiếp tục lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 – 2020 trình Chính phủ xem xét phê duyệt.

Công tác kế hoạch sử dụng đất cũng đã thực hiện hàng năm theo quy định của pháp luật. Thành phố đã chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cụ thể, đúng thời hạn trình Chính phủ phê duyệt.

e, Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuế đất

- Công tác thu hồi: Tập trung vào việc thu hồi giải phóng mặt bằng cho các dự án, thu hồi đất do lấn chiếm, sử dụng đất không đúng mục đích, giao đất không đúng thẩm quyền, việc thu hồi đất theo quy hoạch và theo chủ trương chính sách của thành phố được nhân dân đồng tình ủng hộ để thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư thực hiện dự án.

- Công tác giao đất: Tập trung chủ yếu vào việc giao đất xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ quan đơn vị kinh tế, sự nghiệp và giao đất làm nhà ở cho nhân dân theo quy hoạch phát triển đô thị thành phố.

- Công tác cho thuê đất: Đáp ứng kịp thời nhu cầu của các cá nhân, đơn vị thuê đất để sản xuất kinh doanh, phát trển kinh tế trên địa bàn thành phố.

f, Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hiện nay thành phố đang chỉ đạo triển khai “Dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Đà Nẵng” nhằm thúc đẩy công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một cách khoa học và hiệu quả.

g, Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất cũng đã được UBND thành phố chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện hàng năm theo quy định của pháp luật nhằm nắm bắt kịp thời những thay đổi trong quá trình sử dụng đất, phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Số liệu về kiểm kê đất năm 2010, 2015 và thống kê đất hàng năm đã phản ánh đúng thực trạng sử dụng đất của từng thời kỳ, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.

h, Quản lý tài chính về đất đai

Việc quản lý và sử dụng tài chính về đất đai theo đúng quy định của Chính phủ, toàn bộ các nguồn thu từ đất nộp vào ngân sách thành phố, nhờ có nguồn thu này thành phố đã tổ chức thực hiện các dự án quy hoạch phát triển đô thị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình văn hóa phúc lợi phục vụ nhu cầu nhân dân, hình thành nhiều khu đô thị mới đáp ứng kịp thời nhu cầu nhà ở cho nhân dân, xây dựng các khu công nghiệp, các dự án du lịch dịch vụ… đã làm thay đổi diện mạo thành phố.

i, Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất

Thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất là công tác thường xuyên được thành phố quan tâm, chủ yếu là tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo và tranh chấp đất đai, kiểm tra các hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Tổ chức tiếp dân định kỳ để giải quyết yêu cầu của nhân dân trong các lĩnh vực sử dụng đất và bảo vệ môi trường, đồng thời giải quyết và hướng dẫn cho phần lớn các đơn vị hoàn tất các thủ tục đánh giá tác động môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất việc phát thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường.

3.3. Thực trạng Cấp giấy CNQSD đất tại thành phố Đà Nẵng

3.3.1. Cơ sở pháp lý để thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận

3.3.3.1. Thời kỳ Luật Đất đai năm 2003 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2004)

Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp GCN QSDĐ được quy định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Thông tư số 16/2011/TT-BTNMT ngày 20/5/2011 Quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai.

Trên cơ sở các văn bản của trung ương, thành phố Đà Nẵng đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện việc cấp GCN QSDĐ trên địa bàn thành phố, có thể kể đến như:

- Quyết định số 210/2004/QĐ-UB ngày 28/12/2004 ban hành Quy định tạm thời về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 64/2006/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Chương trình thực hiện Chỉ thị số 05/2006/CT-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục yếu kém, sai phạm, tiếp tục đẩy mạnh tổ chức thi hành Luật Đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 06/2006/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2006 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” tại UBND quận, huyện ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2006 của UBND thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định 103/2006/QĐ-UBND ngày 22/11/2006 ban hành Quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trình tự, thủ tục hành chính trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày 18/5/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành “Quy định về trình tự, trách nhiệm giải quyết công việc cho tổ chức, công dân trong công tác bồi thường thiệt hại, bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”;

- Quyết định số 31/2012/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 ban hành Quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền trên đất và đăng ký biến động sau khi cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Bên cạnh các Quyết định quy định về cấp GCN QSDĐ, UBND thành phố cũng ban hành Các thủ tục hành chính quy định cụ thể trình tự các bước thực hiện, thành phần hồ sơ, thời gian giải quyết hồ sơ, cụ thể:

- Quyết định số 08/2008/QĐ-UBND ngày 28/1/2008 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc quy định hạn mức giao đất ở, hạn mức công nhận đất ở đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố đà nẵng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)