Các giải pháp về tổ chức thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố đà nẵng (Trang 94)

dụng đất

Thứ nhất: Đối với hồ sơ cấp giấy GCNQSDĐ lần đầu thuộc loại không có giấy

tờ về QSDĐ phải có xác nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của UBND cấp xã cần quy định cụ thể thời gian giải quyết hồ sơ tại xã, phường.

Trên cơ sở số liệu điều tra hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCNQSDĐ lần đầu theo Nghị quyết số 30/2013/QH13 trong năm 2013, VPĐKQSDĐ các quận, huyện cần phân loại hồ sơ theo các nội dung vướng mắc pháp lý. Sở TN&MT tổng hợp trình UBND thành phố có văn bản hướng dẫn xử lý cụ thể đối với các vướng mắc mang tính phổ biến, trong đó cần giao trách nhiệm xử lý các hồ sơ vướng mắc cho phòng TN&MT các quận, huyện. Đối với những trường hợp chưa được cấp GCN trước đây do bị vướng quy hoạch thì cần phải có những biện pháp và hướng xử lý, cụ thể:

- Đối với những dự án UBND thành phố đã công bố hủy bỏ chủ trương quy hoạch thì những trường hợp chưa có quyết định thu hồi đất, người dân được giải quyết cấp Giấy chứng nhận và các quyền của người sử dụng đất.

- Đối với những trường hợp đã có Quyết định thu hồi đất, thì đề nghị các chi nhánh ở các quận, huyện kết hợp UBND quận, huyện rà soát hủy bỏ các quyết định thu hồi đất trước khi xem xét cấp Giấy chứng nhận.

phường, xã quản lý và tự ý chuyển mục đích xây dựng nhà ở sau ngày 01/7/2004 thì sau khi xử lý vi phạm luật đất đai theo quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đủ điều kiện theo quy định thông qua việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với thửa đất xác định cho người sử dụng đất mà không phải ban hành quyết định giao đất.

Thứ hai, Xây dựng quy trình giải quyết hồ sơ riêng biệt đối với loại hồ sơ cấp GCNQSDĐ lần đầu có vướng mắc pháp lý.

Thứ ba, Bên cạnh công tác rà soát cấp GCNQSDĐ, cần xúc tiến thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đối với các trường hợp chưa có nhu cầu cấp GCNQSDĐ lần đầu, đảm bảo các trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ lần đầu đều được thực hiện các thủ tục đăng ký đất đai. Khi người sử dụng đất có nhu cầu cấp GCNQSDĐ thì VPĐKĐĐ căn cứ vào hồ sơ đã đăng ký đất đai để tiếp tục thực hiện các thủ tục cấp GCN. Làm tốt công tác đăng ký đất đai không những tạo điều kiện cho người sử dụng đất thuận lợi trong việc thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ khi có nhu cầu mà còn giúp cơ quan quản lý nhà nước quản lý có hiệu quả thửa đất đang sử dụng.

Thứ tư, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về cấp GCNQSDĐ để người dân thấy được lợi ích và sự cần thiết của việc cấp GCNQSDĐ. Trình tự, thủ tục và các điều kiện để được cấp GCNQSDĐ lần đầu cần phải được niêm yết công khai tại các điểm tiếp nhận hồ sơ các quận, huyện và xã, phường. Tổ chức các hoạt động tư vấn pháp lý đến khu dân cư để hướng dẫn người dân kê khai lập thủ tục đăng ký, cấp GCNQSDĐ.

Thứ năm, Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cấp GCNQSDĐ, kiên quyết xử lý các sai phạm, các trường hợp gây khó khăn của cán bộ địa chính hoặc cán bộ giải quyết hồ sơ cho công dân.

3.5.4. Tăng nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý đất đai

Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công được tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất VPĐKQSDĐ thuộc Sở TN&MT và VPĐKQSDĐ thuộc Phòng TN&MT các quận, huyện, là đơn vị sự nghiệp công lập, kinh phí hoạt động dựa vào nguồn thu từ lệ phí và phí thẩm định hồ sơ của các hoạt động cấp GCNQSDĐ và đăng ký biến động QSDĐ. Từ năm 2010 đến nay, UBND thành phố Đà Nẵng quy định không thu lệ phí và phí thẩm định hồ sơ đối với thủ tục cấp GCNQSDĐ lần đầu. Đây là quy định tích cực nhằm khuyến khích người dân thực hiện thủ tục cấp GCN. Tuy nhiên, UBND thành phố Đà Nẵng lại không có cơ chế tài chính để bù

đắp chi phí cho hoạt động cho các VPĐKĐĐ. Điều này vô tình làm cho các Chi nhánh VPĐKĐĐ không mặn mà với các dịch vụ cấp GCNQSDĐ lần đầu. Do đó, UBND thành phố cần có cơ chế tài chính hợp lý để bù đắp chi phí cho các Chi nhánh VPĐKĐĐ trong hoạt động cấp GCNQSDĐ lần đầu.

Ngoài ra, cần đầu tư kinh phí để tiến hành dự án Tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai đã được phê duyệt năm 2013 của thành phố. Lập kế hoạch kinh phí để thực hiện việc chuyển dần hồ sơ, dữ liệu được quản lý dưới dạng giấy sang dạng số, lưu trữ trên máy vi tính, phục vụ tích hợp dữ liệu thông tin địa chính khi có phần mềm CNTT phù hợp. Trang bị đầy đủ các thiết bị vi tính và máy quét mã vạch cho các VPĐKĐĐ.

3.6. Cải cách thủ tục hành chính

Đối với hoạt động dịch vụ công tại các VPĐKĐĐ cần công khai thủ tục và thời gian giải quyết hồ sơ cho từng loại dịch vụ. Đối với hồ sơ cấp giấy GCNQSDĐ lần đầu thuộc loại không có giấy tờ về QSDĐ phải có xác nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất và sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của UBND cấp xã cần quy định cụ thể thời gian giải quyết hồ sơ tại xã, phường.

Trên cơ sở số liệu điều tra hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp GCNQSDĐ lần đầu theo Nghị quyết số 30/2013/QH13 trong năm 2013, VPĐKQSDĐ các quận, huyện cần phân loại hồ sơ theo các nội dung vướng mắc pháp lý. Sở TN&MT tổng hợp trình UBND thành phố có văn bản hướng dẫn xử lý cụ thể đối với các vướng mắc mang tính phổ biến, trong đó cần giao trách nhiệm xử lý các hồ sơ vướng mắc cho phòng TN&MT các quận, huyện. Quy định trách nhiệm phối hợp giải quyết các vướng mắc đối với các cơ quan có liên quan như UBND các quận, UBND các xã, phường và các cơ quan khác, quy định rõ thời gian giải quyết hồ sơ của các cơ quan có trách nhiệm phối hợp.

Quy định thời gian giải quyết các loại vướng mắc đối với trường hợp cấp GCN lần đầu, đặc biệt là với loại hồ sơ phát sinh pháp lý do chưa đủ điều kiện cấp GCN. Quy định trách nhiệm các VPĐKĐĐ khi tiếp nhận hồ sơ có vướng mắc phát sinh, không được trả lại hồ sơ cho công dân với lý do chưa đủ điều kiện cấp GCN mà cần hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết, xác định những vướng mắc pháp lý cần được giải quyết sau đó chuyển hồ sơ đến Phòng TN&MT để làm đầu mối giải quyết, đồng thời thông báo tình trạng hồ sơ cho công dân biết. Sau khi có kết quả giải quyết các vướng mắc pháp lý, Phòng TN&MT chuyển hồ sơ lại cho VPĐKĐĐ để cấp GCNQSDĐ theo quy định.

Rà soát, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, đơn giản hóa căn cứ và thủ tục đăng ký, cấp GCNQSDĐ (vẫn đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý) thì người dân mới hăng hái thực hiện.

Công bố, niêm yết, công khai thủ tục hành chính kịp thời, đầy đủ hoặc đúng quy định. Tránh việc giải quyết thủ tục hành chính kéo dài thời gian so với quy định.

Khẩn trương cài đặt và sớm đưa vào hoạt động ứng dụng hệ thống “cấp GCNQSDĐ” được xây dựng trên nền tảng phần mềm Vilis (Trong đó, hệ thống này sẽ thực hiện các nhiệm vụ: tiếp nhận hồ sơ đất đai trực tuyến, đồng bộ dữ liệu do công dân, tổ chức đăng ký trực tuyến vào phần mềm Vilis; Đồng bộ dữ liệu quá trình xử lý các hồ sơ đất đai từ phần mềm Vilis lên hệ thống một cửa điện tử trên nền tảng egovFrame) và phải triển khai phần mềm Vilis một cách đồng bộ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Tiếp tục cải tiến, vận hành có hiệu quả hệ thống “một cửa điện tử” để kiểm soát thời gian của quá trình luân chuyển hồ sơ nội bộ giữa các bộ phận trong từng cấp xã, cấp huyện và Sở TN&MT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất tại thành phố Đà Nẵng” đề tài rút ra một số kết luận như sau:

1) Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do quá trình đô thị hóa nên đất đai có xu hương biến động đất đai là chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, vì vậỵ công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được cấp với số lượng lớn và phức tạp hơn.

- Biến động đất nông nghiệp: từ năm 2010 đến nay nhóm đất nông nghiệp giảm 5.526 ha và đã được cấp 46,504 GCN với diện tích 73,174.43 (ha)/74,224.31 ha chiếm 99%, trong đó đất trồng lúa giảm 604,78 ha, đất lâm nghiệp tăng 3.931,36 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 417,27 ha, đất trồng cây hàng năm khác giảm 60,59 ha. Đất nông nghiệp giảm do lấy đất làm thổ cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội. Đất lâm nghiệp tăng do trồng rừng và do điều chỉnh trong quá trình kiểm kê. Bình quân trong 5 năm qua,đất nông nghiệp giảm 1.11ha/năm, đất trồng lúa giảm 120,96 ha/năm, riêng khu vực nội thành đặc biệt giảm mạnh, điều này phù hợp với quy luật phát triển đô thị và phù hợp với cơ cấu kinh tế thành phố. Một số ít đất nông nghiệp giảm do bị xói mòn, sạt lở không sử dụng.

- Biến động đất phi nông nghiệp: so với năm 2010 đất phi nông nghiệp tăng 3.532,83 ha và đã được cấp 325,177 GCN với diện tích 13,091.38 (ha)/13,851.67 (ha) chiếm 95%, trong đó đất ở tăng 1.271,4 ha, đất phát triển hạ tầng tăng 1.118,16 ha, các loại đất khác tăng giảm không đáng kể. Qua số liệu trển cho thấy tốc độ phát triển đô thị, phát triển kinh tế xá hội tăng lên, làm cho nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp gia tăng, đặc biệt là đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Bình quân đất ở tăng 254,28 ha/năm, đất phát triển hạ tầng tăng 223,63 ha/năm chủ yếu là đất giao thông và đất sử dụng để phát triển kinh tế, điều này phù hợp với sự phát triển của xã hội về mọi mặt. Phần lớn đất phi nông nghiệp tăng do lấy vào đất sản xuất nông nghiệp, một ít đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng.

2) Công tác quản lý đất đai của thành phố từ năm 2005 trở về trước vẫn còn nhiều bất cập. Từ năm 2005 đến nay, nhờ hoạt động của hệ thống văn phòng Đăng ký đất đai thành phố thống nhất cao về việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại Chi nhánh các quận, huyện. Cán bộ các Chi nhánh được tập huấn về chuyên môn nên giải quyết công việc được tốt hơn. Vì vậy đến nay đã cơ bản hoàn thành công tác

cấp giấy GCNQSDĐ cho tất cả các loại đất trên địa bàn thành phố, là địa phương được Bộ TN&MT đánh giá dẫn đầu trong cả nước về cấp GCNQSDĐ theo Nghị Quyết 30 của Quốc hội đạt tỷ lệ trên 96% diện tích đất cần cấp GCN cho tất cả các loại đất.

3) Đối với Đà Nẵng, việc thành lập VPĐKQSDĐ một cấp là sự kiện quan trọng không chỉ đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước mà còn là việc thực hiện quyền của các chủ sử dụng đất. Việc thành lập VPĐKQSDĐ một cấp nhằm thực hiện công tác đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền trên đất trong việc cấp mới, cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại, đăng ký biến động tài sản trên đất… làm cơ sở, dữ liệu với nền hành chính nhanh và chính xác hơn. Với các thửa chưa đủ điều kiện trên địa bàn thành phố cần phải chứng nhận… là yêu cầu với VPĐKQSDĐ một cấp có giải pháp chính xác để tháo gỡ. Có thể thấy, VPĐKQSDĐ một cấp là hoạt động cải cách thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng trong tiết kiệm thời gian, tiền của của người dân, tiết kiệm nguồn lực của Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đến nay Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai vận hành theo mô hình cơ sở dữ liệu tập trung mới áp dụng cho quận Hải Châu, chưa thực hiện việc xây dựng quy chế quản lý, vận hành, khai thác, cập nhật và đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu trong toàn hệ thống theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4) Tuy nhiên, công tác đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu trên địa bàn thành phố còn gặp một số khó khăn do một số nguyên nhân chính như: trong quá trình thực hiện việc cấp GCN vẫn còn một số vướng mắc trong việc thi hành Luật đất đai; về nội dung quy định không thống nhất về hạn mức đất ở được công nhận khi cấp Giấy chứng nhận; về việc thu hồi đất đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng; ở một số khu vực tình trạng lấn chiếm đất công xây dựng không phép, tranh chấp về ranh giới vẫn còn diễn ra; nhận thức và ý thức chấp hành quy định của người sử dụng đất còn hạn chế; số lượng năng lực chuyên môn và ý thức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai trong tình hình mới.

5) Để nâng cao hiệu quả công tác đăng ký, cấp GCN QSDĐ trong giai đoạn tiếp theo cần phải mở rộng về đối tượng và điều kiện cấp GCNQSDĐ cho mọi loại đất, mọi chủ sử dụng ổn định với quy hoặc miễn giảm nghĩa vụ tài chính khi cấp giấy; cải cách thủ tục theo mô hình “một cửa”. Cần ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời giải quyết các vướng mắc trong quá trình cấp GCN QSDĐ trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thành phố Đà Nẵng thông qua hạ tầng mạng MAN của thành phố Đà Nẵng là nền tảng để xây dựng chính quyền điện tử.

2. Kiến nghị

1) Để giải quyết lượng hồ sơ còn tồn đọng, đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng cần có giải pháp cụ thể, tập trung nguồn lực, từng bước giải quyết các vướng mắc về pháp lý và cách thức tổ chức thực hiện, cách thức quản lý, đánh giá số liệu một cách thực chất mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ cấp GCNQSDĐ lần đầu trên địa bàn thành phố.

2) Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đồng bộ và hoàn chỉnh. Đối với các dữ liệu trước khi thực hiện Văn phòng một cấp, nhanh chóng triển khai sao quét và cập nhập đầy đủ, khớp nối với dữ liệu mới. Đầu tư kinh phí cho dự án tổng thể HSĐC và CSDL để thực hiện đồng bộ quy trình vận hành cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ trình ký Giấy chứng nhận bằng dữ liệu số tại các quận, huyện. Công khai và cung cấp thông tin đất đai trên mạng internet theo hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên và Môi trường./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 17/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 về hồ sơ địa chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 về hồ sơ địa chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố đà nẵng (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)