CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 36)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.6. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI

OIE cũng đã cung cấp các tiêu chuẩn dựa trên khoa học, hướng dẫn và kiến nghị cho việc kiểm soát bệnh ở động vật để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này thông qua thương mại cũng như tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh và chuẩn bị các loại vaccine để sử dụng trong động vật. Thông qua mạng lưới các phòng thí nghiệm tham khảo và phối hợp Trung tâm OIE cung cấp tư vấn chính sách, chiến lược thiết kế và hỗ trợ kỹ thuật cho việc chẩn đoán, kiểm soát và diệt trừ bệnh dại (OIE-WSAVA, 2014).

Theo đó với việc tiêm vaccine cho chó, biện pháp quan trọng nhất là tổ chức tiêm phòng vaccine cho đàn chó của các địa phương với tỷ lệ cao theo định kỳ một lần/1 năm và có tiêm bổ sung sau đó. Việc đó sẽ tạo miễn dịch chủ động cho đàn chó chống lại sự xâm nhiễm của virus dại. Công tác quản lý và theo dõi đàn chó, đặc biệt là phát hiện sớm bệnh dại và áp dụng các biện pháp tích cực như tiêu diệt chó nghi mắc bệnh dại, tiêm bổ sung khẩn cấp các khu vực nghi mắc dịch dại và vùng phụ cận (Chu Thị Thơm và cs, 2006). Không giết mổ và ăn thịt chó mắc bệnh vì khi làm thịt có thể bị lây nhiễm qua các vết trầy xước ở tay do chạm vào răng chó hoặc bị dính nước bọt, dịch trong não tủy của chó văng vào mắt (Nguyễn Thạnh, 2011).

1.6.2. Quản lý chó nuôi

Quản lý đàn chó bằng cách có sổ đăng ký chó mới, có vòng đeo cổ, rọ mõm, dây xích khi ra khỏi nhà. Hạn chế việc nuôi thả rông chó hoặc cấm hẳn ở thành thị, tiêu diệt số chó vô chủ, chó lạc. Có xe ôtô chuyên dùng, bắt nhốt giữ chó thả rông ở thành thị, nơi đông người và xử lý tùy trường hợp cụ thể. Tiêm phòng định kỳ vaccine cho đàn chó, mèo. Tổ chức theo dõi giám sát dịch tễ bệnh dại ở chó, mèo. Nếu chó cắn người, phải nhốt và theo dõi chó trong 10 ngày và đưa người bị cắn đến cơ quan y tế để kiểm tra và điều trị dự phòng. Tiêm phòng cho người có nguy cơ mắc bệnh cao (Bùi Quý Huy, 2002).

1.6.3. Giám sát động vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại, nghi nhiễm bệnh dại, giám sát, phát hiện sớm bệnh dại dại, giám sát, phát hiện sớm bệnh dại

Không được thả rông chó để tránh lây nhiễm virus từ chó, mèo và các thú khác bị dại sang cho nhau, để hạn chế chó cắn người. Chó chết vì bệnh dại phải đem chôn hay đốt xác (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2004).

Liên quan đến giám sát động vật mang ổ dịch thiên nhiên, nghiên cứu của Rosatte (1986) về sự giảm số chồn hôi hoang dã ở Alberta ảnh hưởng đến phát sinh bệnh dại. Tổng cộng có 2398 chồn hôi sọc (Mephitis mephitis) đã bị tiêu diệt từ ba quận ở miền nam Alberta trong thời gian 1980 - 1983 trong một nỗ lực để chống lại dịch bệnh dại ở những vùng đó. Các phương pháp được sử dụng bao gồm bẫy, ngộ độc và bắn súng. Bã chồn hôi trong vòng 40 dặm (mile) quanh quận đã được cung cấp miễn phí trong 4 năm và việc bùng phát dịch ở quận Newell và Warner đã được kiểm soát. Dữ liệu cho thấy rằng việc giảm dân số đã có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh dại ở những vùng đó (Rosatte và cs, 1986).

1.6.4. Vệ sinh phòng bệnh

Bệnh dại truyền lây cho người qua vết cắn hơn là qua đường tiêu hóa, cho nên khám thú sống và đảm bảo sự an toàn khi tiếp xúc là cần thiết (Nguyễn Ngọc Tuân, 2002). Do đó, theo quy định chủ nuôi chó để kinh doanh, huấn luyện phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y đối với chuồng nuôi, chuồng lưu trữ chó theo quy định tại Điều 7 Chương II của Nghị định 33/2005/NĐ-CP ngày 15/03/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y. Các hộ gia đình chỉ được nuôi thả chó trong khuôn viên của gia đình, chuồng nuôi phải được che chắn, cách ly, nền chuồng phải cao ráo và đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y. Ở thành phố, thị trấn, khu đông dân cư, khi đưa chó ra khỏi khuôn viên của gia đình phải có dây xích, rọ mõm (đối với con dữ) và có người dẫn; phải tiêm phòng vaccine dại định kỳ hàng năm cho chó, mèo. Con giống đưa về nuôi phải khỏe mạnh, có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của cơ quan thú y. Trước khi nhập đàn phải được nuôi cách ly, theo dõi 21 ngày. Chó, mèo mới đưa về nuôi phải khai báo với cơ quan thú y có thẩm quyền tại địa phương (Ban Thú y xã, phường, thị trấn) biết để kiểm tra, giám sát bệnh, tiêm phòng vaccine dại theo quy định.Phương tiện vận chuyển chó, mèo phải được vệ sinh, tiêu độc khử trùng theo quy định. Người ra vào khu vực chăn nuôi phải thực hiện đúng quy trình vệ sinh, tiêu độc khử trùng (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2016).

1.6.5. Tiêm phòng định kỳ vaccine dại cho chó, mèo

Phải định kỳ tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó. Cứ 8 - 12 tháng tiêm một lần bằng vaccine dại (Rabisin). Khi chó cắn người không được tự ý đánh chết chó, mà

phải để theo dõi 15 ngày. Sau 15 ngày mà chó vẫn bình thường, không có biểu hiện của bệnh dại thì mới yên tâm. Tốt nhất và an toàn nhất, nếu bị chó cắn phải đi tiêm phòng ngay. Trường hợp trong vòng 15 ngày nếu chó chết (vì bất cứ lý do gì) đều bắt buộc phải tiêm vaccine phòng dại (Nguyễn Văn Thanh và cs, 2004).

1.6.6. Bắt và xử lý chó thả rông

Mới đây, Cục Thú y Việt Nam đã ban hành công văn chỉ đạo chính quyền các địa phương tăng cường công tác kiểm dịch, ngăn chặn buôn lậu chó tại các cửa khẩu khi quan ngại về nguy cơ gia tăng và bùng phát bệnh dại.

Theo quan điểm của Liên minh bảo vệ chó châu Á khẳng định, nạn buôn bán thịt chó dù là phi pháp hay chưa được pháp luật quy định, đều mang lại một mối nguy hại cho cả sức khỏe của con người và quyền lợi của động vật. Nhiều cuộc điều tra trên toàn châu Á cho thấy, tất cả các khâu trong chuỗi buôn bán cung ứng thịt chó từ khai thác, vận chuyển, phân phối, đến giết thịt đều vô cùng tàn bạo. Hơn nữa, vấn nạn này còn đe doạ sức khỏe cộng đồng thông qua việc lây truyền dịch bệnh, mà đáng lo ngại hơn cả là bệnh dại (Apachenko, 1984).

1.6.7. Điều trị

Điều trị chỉ áp dụng cho người và chó nghiệp vụ quý. Khi đã khẳng định bị chó dại cắn vào nơi thần kinh trung ương, người ta dùng kháng huyết thanh chống dại điều trị ngay trong vòng 24 giờ, kết hợp xử lý vết thương để diệt virus dại, ngay sau đó tiêm vaccine phòng dại để tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể chống lại virus dại. Việc sử dụng này phải do bác sỹ ở các trạm vệ sinh phòng dịch hướng dẫn và theo dõi. Nếu là chó nghiệp vụ quý phải do bác sỹ thú y Chi cục Thú y các tỉnh hướng dẫn. Bình thường khi người bị chó cắn thì phải đến ngay Trạm vệ sinh phòng dịch cấp huyện và tỉnh để khám và tiêm phòng vaccine càng sớm càng tốt, không nên để quá 3 ngày. Không được sử dụng các bài thuốc nam để điều trị, ngoài vaccine và huyết thanh kháng dại, không có thuốc gì có thể điều trị được bệnh dại. Tiêm vaccine theo liệu trình đối với người: sử dụng 6 liều tiêm, mỗi liều cách nhau một ngày. Nguyên lý sử dụng vaccine là tiêm vaccine sẽ tạo ra kháng thể trong máu nghi chó dại cắn; kháng thể sẽ được tạo ra sau 10 - 12 ngày tiêm vaccine có thể diệt virus dại trước khi chúng về được trung ương thần kinh ở đại não (Chu Thị Thơm và cs, 2006).

Khi bệnh dại đã phát ra thì vô phương cứu chữa. Việc tiêm kháng huyết thanh kháng dại và vaccine dại cũng chỉ hy vọng mong manh nếu không được thực hiện ngay khi bị chó cắn, trước khi virus chạy lên não. Khi chó có dấu hiệu thần kinh khác thường là phải có ngay biện pháp phòng bệnh dại cho người và cho đàn súc vật chung quanh (Chu Thị Thơm và cs, 2006).

1.6.8. Xử lý vệ sinh

Hủy toàn bộ thân thịt và phủ tạng của con vật mắc bệnh điển hình. Trường hợp con vật bị cắn sau 8 ngày mà chưa có biểu hiện bệnh thì thân thịt có thể dùng làm thực phẩm tiêu dùng khu vực giới hạn trong vòng 48 giờ sau khi đã cắt bỏ phần xung quanh vết thương. Cần chú ý biện pháp bảo hộ cho người tham gia giết mổ và khám thịt để đề phòng nguy cơ nhiễm bệnh (Nguyễn Thị Bình Tâm và Dương Văn Nhiễm, 2010).

1.7. CÁC LOẠI VACCINE ĐANG SỬ DỤNG TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.7.1. Các loại vaccine trên người 1.7.1. Các loại vaccine trên người

1.7.1.1. Các vaccine sn xut trên mô thn kinh

Các loại vaccine này được sản xuất, sử dụng trong thời gian dài cũng cho những hiệu quả bảo vệ nhất định. Đã có nhiều nghiên cứu cải tiến, nhưng khi sử dụng các vaccine loại này thường gây những tai biến thần kinh như viêm não và viêm thần kinh dị ứng do một số điểm yếu của vaccine có chứa myelin của mô não, còn chứa một lượng virus chưa bị bất hoạt hoàn toàn và khi điều trị phải tiêm nhiều mũi. Trên thế giới đã sản xuất một số loại vaccine phòng dại trên mô thần kinh (Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).

1.7.1.2. Vaccine sn xut t mô thn kinh của động vật sơ sinh

Với mục đích ngăn ngừa những tai biến thần kinh ngoài mong muốn, một số nhà khoa học đã nghiên cứu phát triển sản xuất các vaccine dại từ mô não thần kinh của động vật sơ sinh vì mô não của chúng được xem là không có chứa myelin (Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).

Ở Việt Nam đang sử dụng loại Fuenzalida được sản xuất trên não chuột để phòng dại cho người, bảo quản ở 4 - 8oC. Liều tiêm 0,2 ml × 6 mũi, mỗi mũi cách nhau 48 giờ. Tiêm nhắc lại vào ngày thứ 21 và 30 (Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).

1.7.1.3. Các vaccine không cha mô thn kinh

Vaccine phôi vịt (1956) được điều chế bằng cách cấy virus dại cố định trên phôi vịt 7 ngày tuổi. Sau 14 ngày thu hoạch và pha thành hỗn dịch 10% và bất hoạt bằng β- propiolactone. Vaccine được sử dụng ở Mỹ cho tới khi có vaccine tế bào, vaccine này không gây viêm não dị ứng nhưng dễ gây dị ứng cho những người có cơ địa dị ứng với protein trứng (Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).

Vaccine phôi gà tiên phát tinh chế (1985) có công hiệu cao, được tinh chế và cô đặc bằng ly tâm lạnh, bất hoạt bằng β-propiolactone. Hiện nay được sản xuất tại Viện huyết thanh Beran (Thụy Sĩ), Chiron Behring (Đức) và được sử dụng rộng rãi ở châu Âu vì tính

sinh miễn dịch và tính an toàn tương đương như các vaccine nuôi cấy tế bào (Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).

1.7.1.4. Vaccine nuôi cy tế bào

Các vaccine sản xuất trên nuôi cấy tế bào hiện nay đang rất phổ biến vì có tính an toàn và tính sinh miễn dịch cao. Theo thống kê của WHO, các vaccine sản xuất trên nuôi cấy tế bào dùng cho người bao gồm một số loại sau đây (Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).

Vaccine trên tế bào lưỡng bội người (HDV) (1963) được sản xuất bằng chủng PM, thích nghi trên tế bào lưỡng bội người WI–38. Vaccine được sản xuất tại Mỹ, Pháp và Đức. Ở Mỹ, người ta bất hoạt virus bằng Tri-n-butylphosphate. Vaccine không được sử dụng vì tính sinh miễn dịch rất thấp. Tại Pháp và Đức, vaccine được bất hoạt bằng β- propiolactone, tinh chế bằng saccharose gradient và ly tâm lạnh nên tính sinh miễn dịch cao hơn. Hiện đang được sử dụng khá rộng rãi ở các nước phát triển (Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).

Vaccine nuôi cấy trên tế bào lưỡng bội của bào thai khỉ (RDRV) được sản xuất từ chủng virus CVS–11 trên nuôi cấy tế bào lưỡng bội phổi phôi khỉ, bất hoạt bằng β- propiolactone, hấp thụ với phosphate nhôm ở 40oC. Vaccine được sản xuất tại Mỹ với số lượng rất hạn chế (Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).

Vaccine trên tế bào phôi gà tiên phát (KONDO) được sản xuất và sử dụng tại Nhật Bản từ 1965, dùng chủng Flury HEP thích nghi trên CEC (chicken embryo culture – lứa cấy tế bào thai gà), vaccine bất hoạt bằng β-propiolactone, cô đặc bằng siêu lọc và tinh chế một phần bằng siêu ly tâm. Vaccine này có tính an toàn và tính sinh miễn dịch khá cao (Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).

Vaccine trên tế bào thường trực Vero (Verorab) được sản xuất tại Viện Pasteur Merieux (Pháp) từ năm 1984. Vaccine được sản xuất từ chủng PM thích nghi trên dòng tế bào thường trực Vero đời truyền 137, được bất hoạt, cô đặc, tinh chế và đông khô. Vaccine có tính an toàn, sinh miễn dịch cao (Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).

1.7.1.5. Huyết thanh kháng di

Huyết thanh dại được tinh chế từ huyết thanh ngựa sau khi đã gây miễn dịch bằng virus dại cố định, có giá thành cao, chỉ kèm với vaccine để điều trị dự phòng cho người (Bùi Quý Huy, 2002).

1.7.2. Các loại vaccine trên động vật

Trên nguyên tắc sản xuất cũng có các dạng tương ứng như vaccine dành cho người. Tuy nhiên, vì lý do hiệu quả kinh tế, nếu xét theo sự tương thích với chủng loại động vật để phù hợp với sự khác biệt trong đáp ứng miễn dịch đặc thù loài thì số loại vacine dại áp dụng trên động vật có phần hạn chế (Bùi Quý Huy, 2002).

1.7.2.1. Vaccine phòng bnh di vô hot

Vaccine phòng bệnh dại vô hoạt được chế tạo từ não bê nuôi cấy virus dại cường độc, đã được giết chết bằng formol là một huyễn dịch trắng đục. Vaccine ít gây ra phản ứng phụ với chó. Sau khi sử dụng vaccine từ 2 - 3 tuần, chó có miễn dịch với virus dại và miễn dịch kéo dài 6 - 9 tháng. Vaccine dại vô hoạt đượcsử dụng để tiêm phòng bệnh dại cho chó từ 2 tháng tuổi trở lên trong trạng thái khỏe mạnh. Tiêm vaccine vào dưới da cho chó (trong đùi). Trước khi dùng lắc đều lọ thuốc, kiểm tra về vật lý (không có nấm mốc, không thay đổi màu sắc). Chó con 2 tháng tuổi dùng lần đầu, 6 tháng sau tiêm bổ sung lần 2, và sau đó cứ một năm tiêm lại một lần. Liều tiêm được ấn định là mỗi chó tiêm 2 ml. Vaccine được đóng lọ một liều 2 ml, lọ 2 liều 4 ml. Cần giữ vaccine nơi râm mát từ 4oC đến 10oC, bảo quản được 6 tháng. Không để vaccine ở lạnh âm, không để vaccine nơi nóng ẩm (Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).

1.7.2.2. Vaccine phòng dại nhược độc

Vaccine phòng dại nhược độc nguyên thể được chế từ chủng virus dại nhược độc Flury-LEP của Hungary, nuôi cấy trên phôi trứng gà, sử dụng gần như nguyên thể dịch hút từ phôi trứng, có màu đỏ hồng hoặc đỏ nâu. Vaccine có thể gây các phản ứng phụ cho chó, đặc biệt là chó 3 - 4 tháng tuổi, thể hiện (run rẩy, thở gấp, chảy dãi, liệt chân sau nơi tiêm). Vaccine tạo miễn dịch cho chó kéo dài 12 tháng. Vaccine này được sử dụng để tiêm phòng bệnh dại cho chó khỏe mạnh từ 3 tháng tuổi trở lên. Chó từ 3 tháng tuổi tiêm lần đầu, sau 2 tháng tiêm lần 2, sau đó cứ mỗi năm tiêm nhắc lại một lần. Dụng cụ, ống tiêm không được rửa bằng thuốc sát trùng, phải luộc hoặc hấp ướt để nguội mới dùng. Tiêm vào bắp thịt đùi cho chó với liều tiêm cho mỗi chó 3 tháng tuổi là 2 ml, chó 4 tháng trở lên là 3 ml. Vaccine được đóng trong lọ 3ml có 1 liều, trong lọ 30ml có 10 liều. Cần giữ vaccine trong lạnh âm từ 0oC bảo quản được 2 tháng, tránh để ra ánh nắng mặt trời, lọ thuốc đã dùng chỉ có thời hạn 1 ngày (Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2014).

1.7.2.3. Vaccine phòng dại nhược độc (LEP.Flury)

Vaccine phòng dại nhược độc (LEP.Flury) chính là vaccine dại nhược độc chế bằng chủng virus Lep.Flury nuôi cấy trên phôi trứng gà, nhưng được sử dụng ở dạng làm đông khô, đóng lọ một liều duy nhất. Mỗi liều chứa 103,8 PD50 virus. Vaccine này

được sử dụng giống như vaccine nhược độc LEP.Flury dạng tươi (nguyên thể), chỉ khác là khi dùng pha thêm mỗi liều đông khô với 3 ml nước cất vô trùng, lắc kỹ cho tan, rồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)