Kết quả khảo sát tỷ lệ bảo hộ ở chó sau tiêm theo giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 58)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.3. Kết quả khảo sát tỷ lệ bảo hộ ở chó sau tiêm theo giới tính

Để đánh giá được đáp ứng miễn dịch chống lại bệnh dại trên chó theo giới tính, chúng tôi phân loại kết quả xét nghiệm bằng phương pháp HI các mẫu huyết thanh thập thu từ chó nuôi trên địa bàn huyện Tuyên Hóa theo các nhóm đực và cái và thu được kết quả như trình bày ở Bảng 3.3.

Bng 3.3. Ảnh hưởng của giới tính đến đáp ứng miễn dịch chống dại sau tiêm vaccine

Chỉ tiêu theo dõi

Cái Đực

Trước tiêm Sau tiêm Trước tiêm Sau tiêm

Số mẫu XN 128 117 112 123 Cường độ bảo hộ (GMT) 5,31 16,89 3,24 18,95 Số dương tính 54 117 42 121 Tỷ lệ dương tính (%) 42,19 100 37,5 98,37 Chỉ số kiểm định so sánh tỷ lệ χ2 = 96,91 (P~0) χ2 = 102,22 (P~0) Số mẫu bảo hộ 40 87 31 93 Tỷ lệ bảo hộ (%) 31,15 74,36 27,68 75,61 Chỉ số kiểm định so sánh tỷ lệ χ2 = 45,5 (P~0) χ2 = 54,04 (P~0)

Kết quả ở Bảng 3.3 cho thấy giá trị tỷ lệ bảo hộ đối với chó cái trước thời điểm tiêm phòng trong tổng số 128 mẫu xét nghiệm có 40 mẫu đạt giá trị bảo hộ chiếm tỷ lệ 31,15% với cường độ miễn dịch đàn là 5,31. Tỷ lệ bảo hộ đối với chó đực trước thời điểm tiêm phòng trong tổng số 112 mẫu xét nghiệm có 31 mẫu đạt giá trị bảo hộ chiếm tỷ lệ 27,68% là thấp hơn ở chó cái với cường độ miễn dịch đàn là 3,24.

Tương tự, tỷ lệ bảo hộ đối với chó đực sau thời điểm tiêm phòng trong tổng số 123 mẫu xét nghiệm có 93 mẫu đạt giá trị bảo hộ chiếm tỷ lệ 75,61% với cường độ miễn dịch đàn là 18,95. Tỷ lệ bảo hộ đối với chó cái sau thời điểm tiêm phòng trong tổng số 117 mẫu xét nghiệm có 87 mẫu đạt giá trị bảo hộ chiếm tỷ lệ 74,36% thấp hơn so với chó đực, cường độ miễn dịch đàn là 16,89.

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ bảo hộvà cường độ miễn dịch của chó nuôi tại 4 xã, thị trấn huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình với virus dại trước và sau thời điểm tiêm phòng

năm 2017

Kết quả có thể được giải thích là sau tiêm phòng khả năng miễn dịch đối với bệnh dại được tăng lên, từ đó tỷ lệ bảo hộ cũng được nâng cao. Với tỷ lệ bảo hộ của quần thể chó sau tiêm phòng cao hơn hẳn trước tiêm phòng có ý nghĩa thống kê ta có thể thấy công tác tiêm phòng, kỹ thuật tiêm phòng của cán bộ thú y cũng như hiệu quả chất lượng vaccine là rất tốt trên địa bàn các xã thị trấn huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình. Tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng là 75,0% cũng có ý nghĩa trong miễn dịch quần thể chó trên địa bàn huyện Tuyên Hóa đảm bảo cho không có dịch bệnh dại xảy ra trên số chó thuộc diện tiêm.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy khả năng đáp ứng miễn dịch chống virus dại đối với chó nuôi không phụ thuộc vào giới tính, sự chênh lệch tỷ lệ dương tính của đực và cái trước và sau khi tiêm không đáng kể, hay nói cách khác,chó thuộc giới tính khác nhau có khả năng đáp ứng miễn dịch đạt bảo hộ như nhau.

3.1.4. Ảnh hưởng của giống chó đến đáp ứng miễn dịch dưới tác động cảm ứng của vaccine dại chỉđịnh tại địa bàn 4 xã, thị trấn huyện Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)