Tiêm truyền động vật thí nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.5.4. Tiêm truyền động vật thí nghiệm

Sử dụng chuột bạch để chẩn đoán xét nghiệm bệnh dại. Bệnh phẩm là não của con vật nghi dại được lấy ở các phần sau sừng Ammon, hai bên bán cầu não và tiểu não. Đối với con vật lớn có thể cắt lấy đầu còn với con vật nhỏ phải để nguyên con và trong cả 2 trường hợp phải giữ cho hộp sọ còn nguyên vẹn. Sau khi lấy não xong cho ngay vào dung dịch glycerin để bảo quản. Tại phòng xét nghiệm, não được lấy ra để rửa sạch, đem nghiền nát và xử lý kháng sinh để diệt vi trùng tạp nhiễm. Sau đó tiêm huyền dịch đã pha vào não của chuột bạch con với liều 0,02 ml/con và theo dõi trong một thời gian tối thiểu là 4 tuần (Nguyễn Ngọc Tuân, 2002).

Nếu trong bệnh phẩm có chứa virus dại thì sau thời gian nung bệnh 10 - 15 ngày, chuột sẽ có những biểu hiện mắc bệnh như: bỏ ăn, xù lông, phản ứng chậm chạp hoặc hốt hoảng thái quá khi khua động bocal, khả năng vận động lanh lợi của chuột đã mất thăng bằng và ngã xuống. Sau đó bại liệt, bắt đầu là 2 chân sau, kế đến lan dần toàn thân. Chuột nằm nghiêng, co giật mạnh, co rúm thân mình lại khi dùng panh chạm vào thân hay gõ vào thành bocal. Ban đầu chuột còn thở mạnh, sau đó thoi thóp và chết. Giai đoạn từ khi bị bại liệt đến lúc chết thường khoảng 1 - 2 ngày.Trong 4 tuần theo dõi, chuột tiêm không có biểu hiện bất thường thì kết luận âm tính. Mức độ chính xác của phương pháp này khá cao: 98,3 - 98,79%, tương đương với phương pháp miễn dịch huỳnh quang (Nguyễn Ngọc Tuân, 2002).

Theo các chuyên gia về bệnh dại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở các phòng xét nghiệm có trình độ chuyên môn cao, sự tương đồng về các kết quả của phương pháp này gần như đạt đến 100%. Với phương pháp tiêm truyền trên động vật thí nghiệm, còn giúp phát hiện đến 20% các trường hợp sai sót của phương pháp giải phẫu bệnh thể Negri (Nguyễn Ngọc Tuân, 2002).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cảm nhiễm và đáp ứng miễn dịch dịch thể kháng virus dại ở chó nuôi trên địa bàn huyện tuyên hóa, tỉnh quảng bình (Trang 33)