3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Trong nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh dại gặp nhiều khó khăn. Do tính chất nguy hiểm của bệnh này và tính cấp thiết phải phòng bệnh cho người nên không nhất thiết phải đòi hỏi kết luận chó bị dại về lâm sàng, mà có thể chỉ cần nêu là chó nghi dại và xử lý như chó bị dại. Tất cả dấu hiệu thần kinh khác thường ở chó đều có thể nghi dại và tiến hành phòng bệnh cho người.
Việc chẩn đoán vẫn dựa vào các yếu tố: + Tiền sử bị chó cắn, sau đó chó chết vì dại.
+ Có biểu hiện sợ nước, sợ gió điển hình (Nguyễn Quốc Thái, 2014).
- Chẩn đoán phân biệt trên động vật:
+ Bệnh giả dại: con vật ngứa dữ dội, có thể chạy lung tung hay cắn vào chỗ khác, con vật không trễ hàm, không lác mắt, không sợ gió và sợ nước. Đặc biệt, không tìm thấy thể Negri trên não con vật bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1970).
+ Bệnh sài sốt chó: trong thể thể kinh chó có thể bị co giật, nhưng còn biểu hiện triệu chứng khác: mụn ở da, viêm phổi, viêm ruột… Đặc biệt, có thể Lenzt ở não, niêm mạc bóng đái và một số nơi khác ở trên con vật bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1970).
- Chẩn đoán phân biệt trên người:
+ Biểu hiện sợ nước, sợ gió có thể gặp trong nhiều bệnh ngoài dại như sốt phát ban do Rickettsia, sốt rét ác tính, sảng, nhiễm trùng. Đôi khi còn gặp ở phụ nữ khi thai nghén hoặc viêm màng tim. Ngoài ra còn gặp ở bệnh nhân uốn ván nhưng bệnh nhân uốn ván còn có biểu hiện cứng hàm và co cứng cơ liên tục.
+ Sảng rượu cũng có các biểu hiện loạn thần nhưng không co thắt hầu họng và rối loạn hô hấp. Tình trạng bệnh liên tục chứ không từng cơn như bệnh dại (Nguyễn Quốc Thái, 2014).
+ Có những trường hợp bị chó cắn nhưng chó không phải bị dại mà vẫn sống. Bệnh nhân vì lo sợ nên có biểu hiện bệnh tưởng tượng như lên cơn sợ gió, sợ nước tuy không co thắt cơ hầu họng và thậm chí còn sủa như chó sủa.