Những nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thích hợp đất đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 28 - 31)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.1. Những nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới

1.2.1.1. Đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)

Việc phân hạng và đánh giá đất đai được tiến hành trong những năm 60 của thế kỷ 20 theo quan điểm đánh giá đất của V.V Docuchaev bao gồm 3 bước: Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh các loại hình thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên); Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem xét kết hợp với yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình) và Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất). Phương pháp này quan tâm nhiều đến khía cạnh tự nhiên của đối tượng đất đai, song chưa xem xét kỹ đến khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất đai.Kết quả đánh giá đất đã giúp cho việc thống kê tài nguyên đất đai và hoạch định chiến lược sử dụng,

quản lý nguồn tài nguyên đất trong phạm vi toàn liên bang theo các phân vùng nông nghiệp tự nhiên hướng tới mục đích sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất hợp lý. Tuy nhiên, đối với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp việc phân hạng thích hợp chưa đi sâu một cách cụ thể vào từng loại sử dụng, phương pháp này mới chỉ tập trung chủ yếu vào đánh giá các yếu tố tự nhiên của đất đai và chưa có những quan tâm cân nhắc đúng mức tới các điều kiện kinh tế, xã hội.

1.2.1.2. Đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ

Ở Hoa Kỳ, ngay từ đầu thế kỷ 20 đã chú ý tới công tác phân hạng đất đai nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Hệ thống đánh giá phân loại đất đai theo tiềm năng của Hoa Kỳ đã được bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đề xuất vào những năm 1961, xây dựng được một phương pháp đánh giá phân hạng đất đai mới có tên là: “Đánh giá tiềm năng đất đai”. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở Hoa Kỳ và sau đó được vận dụng ở nhiều nước. Cơ sở đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai dựa vào các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất chúng được phân ra thành 2 nhóm: Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn bao gồm những hạn chế không dễ thay đổi và cải tạo được như độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt; Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời có khả năng khắc phục được bằng các biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai như độ phì, thành phần dinh dưỡng và những trở ngại về tưới tiêu.

1.2.1.3. Đánh giá đất đai ở Canađa

Ở Canađa việc đánh giá đất được thực hiện dựa vào các tính chất của đất và năng suất ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và nếu có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất các chỉ tiêu thường được chú ý là: Thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ xâm nhập mặn vào đất, xói mòn, đá lẫn. Chất lượng đất đai được đánh giá bằng thang điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì [18]. Trên cơ sở đó đất được chia thành 7 nhóm, trong đó nhóm cấp I thuận lợi nhất cho sử dụng (ít hoặc hầu như không có yếu tố hạn chế), tới nhóm cấp VII gồm những loại đất không thể sản xuất nông nghiệp được (có nhiều yếu tố hạn chế).

1.2.1.4. Đánh giá đất đai ở Anh

Ở Anh có hai phương pháp đánh giá đất là dựa vào sức sản xuất tiềm tàng của đất hoặc dựa vào sức sản xuất thực tế của đất. Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm tàng của đất là chia làm các hạng, mỗi hạng được xem xét bởi những yếu tố hạn chế của đất trong sản xuất nông nghiệp; Phương pháp đánh giá đất dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất là dựa vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế trên đất để làm chuẩn cho phân hạng [18].

1.2.1.5. Đánh giá đất đai của tổ chức FAO

Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất đã được thành lập tại Rome (Italia) của tổ chức FAO đã cho ra đời bản dự thảo đánh giá đất lần đầu tiên vào năm 1972. Sau đó chúng đã được Brinkman và Smyth biên soạn và cho in ấn chính thức vào năm 1973. Năm 1975 bản dự thảo đã được các chuyên gia về đánh giá đất hàng đầu của tổ chức FAO tham gia đóng góp, đến năm 1976 đề cương đánh giá đất (A Framework for land Evaluatinon,1976)[25] đã được biên soạn. Qua những thử nghiệm ban đầu ở các nước đang phát triển bản đề cương tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện vào các năm sau đó để áp dụng cho từng đối tượng cụ thể như: Đánh giá đất cho nền nông nghiệp nước trời; Đánh giá đất cho nền nông nghiệp được tưới; Đánh giá đất cho phát triển nông nghiệp; Đánh giá đất cho phát triển nông thôn; Đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất. Phương pháp đánh giá đất của FAO dựa trên cơ sở phân hạng đất thích hợp, cơ sở của phương pháp này là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu.

1.2.2. Những nghiên cứu phân hạng, đánh giá đất, sử dụng đất hợp lý và bền vững ở Việt Nam

Từ xa xưa, trong triều đại phong kiến ở nước ta đã bắt đầu áp dụng đạc điền và phân hạng đất theo kinh nghiệm nhằm quản lý đất đai cả về số lượng và chất lượng. Năm 1092, nhà Lý lần đầu tiên đã tiến hành đạc điền, đánh thuế ruộng đất. Thời nhà Lê vào thế kỷ XV, ruộng đất đã được phân chia ra “tứ hạng điền” nhằm phục vụ cho chính sách quản điền và tô thuế. Năm 1802, nhà Nguyễn thời Gia Long đã tiến hành phân chia ra “tứ hạng điền” (đối với ruộng trồng lúa) và “lục hạng thổ” (đối với ruộng trồng màu) để làm cơ sở cho việc mua bán và phân cấp ruộng đất [10]. Tuy nhiên những nghiên cứu một cách tương đối hoàn chỉnh thực sự mới chỉ được bắt đầu vào thời kỳ Pháp thuộc, nhằm mục đích lập đồn điền khai thác tài nguyên thuộc địa trên những vùng đất đai phì nhiêu và màu mỡ, có tiềm năng sản xuất cao. Những công trình nghiên cứu lúc bấy giờ chủ yếu là những nghiên cứu tổng quát của Viện Nghiên cứu Nông lâm Đông Dương với các công trình nghiên cứu của các tác giả Yves Henry (1930), EM Castagnol (1950) và Smith (1951)…Thái Công Tụng, (1973) [6]. Từ năm 1954 đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu phục vụ cho mục đích sử dụng, cải tạo, bảo vệ đất và đánh giá sử dụng đất. Tuy vậy, những nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam mới thực sự được bắt đầu ở những năm đầu thập kỷ 70. Các tác giả Bùi Quang Toản, Vũ Cao Thái, Nguyễn Văn Thân, Đinh Văn Tỉnh… là những người đã tham gia đầu tiên vào công tác nghiên cứu đánh giá đất đã có những đóng góp thiết thực đối với sản xuất trong việc phân vùng chuyên canh, phân chia hạng đất và định thuế sử

công tác đánh giá đất đai cho 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Phương pháp đánh giá gần tương tự như phương pháp đánh giá đất của Liên Xô cũ. Năm 1983 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã đề xuất dự thảo ''Phương pháp phân hạng đất cấp huyện''. Dựa trên những kết quả nghiên cứu bước đầu của việc đánh giá đất cho từng loại cây trồng chủ yếu. Tuy nhiên các đánh giá phân hạng đất mới chỉ tập trung chủ yếu vào các yếu tố có liên quan đến thổ nhưỡng và chế độ quản lý nước mà chưa đề cập một cách đầy đủ đến các đặc tính sinh thái môi trường và các điều kiện kinh tế xã hội trong đánh giá phân hạng sử dụng đất. Phương pháp đánh giá sử dụng đất thích hợp của FAO bắt đầu được nghiên cứu áp dụng ở Việt Nam vào những năm cuối của thập kỷ 80. Trong nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang ở Việt Nam, phân loại mức độ thích hợp của đất đai theo FAO đã được áp dụng. Tuy nhiên, chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thuỷ văn, tưới tiêu và khí hậu nông nghiệp). Trong nghiên cứu này, hệ thống phân vị chỉ dừng lại ở lớp (Class) thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất [15]. Năm 1989, Vũ Cao Thái [22] đã lần đầu tiên thử nghiệm nghiên cứu đánh giá, phân hạng sử dụng thích hợp đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè, dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá phân hạng đất đai của FAO theo kiểu định tính để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng. Đất đai được phân chia theo 4 hạng thích hợp và 1 hạng không thích hợp. Năm 1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn ngành 10 TCN 343-98 về quy trình đánh giá đất phục vụ nông nghiệp, quy trình được xây dựng trên cơ sở vận dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất đai của FAO theo điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam. Quy trình này cũng đã đưa ra các hướng dẫn cụ thể về nội dung, phương pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu, đánh giá cho các tỷ lệ bản đồ khác nhau. Tiếp đó phương pháp đánh giá đất của FAO đã lần lượt được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên các phạm vi đánh giá khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thích hợp đất đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 28 - 31)