Các nghiên cứu về phân loại và đánh giá đất tại tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thích hợp đất đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 32)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.3.4. Các nghiên cứu về phân loại và đánh giá đất tại tỉnh Phú Yên

Năm 1978, Đoàn Quy hoạch III thuộc Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp điều tra xây dựng Bản đồ đất tỉnh Phú Yên tỷ lệ 1/100.000 phân loại đất Phú Yên thành 9 nhóm và 22 loại. Năm 1994, Phân viện Quy hoạch & Thiết kế nông nghiệp Miền Trung phúc tra chỉnh sửa và xây dựng Bản đồ đất tỉnh Phú Yên tỷ lệ 1/100.000 đã phân loại đất Phú Yên thành 10 nhóm với 21 đơn vị phân loại. Đến năm 2004, Phân viện Quy hoạch

&Thiết kế nông nghiệp Miền Trung phúc tra Bản đồ đất tỉnh Phú Yên tỷ lệ 1/100.000 đã phân loại đất Phú Yên thành 11 nhóm với 27 đơn vị phân loại. Bảng phân loại đất của Tỉnh kèm theo bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 do Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đưa ra năm 1978, chỉnh lý năm 1994 và chỉnh lý năm 2004, đã được nghiên cứu kỹ hơn các điều tra phân loại đất ở tỉnh trước năm 1975. Cụ thể: Về nhóm đất, đã đề cập chi tiết tới đất mặn, đất phèn, đất biến đổi, đất mùn trên núi, đất thung lũng. Nguồn gốc các loại đất cũng được xem xét kỹ hơn. Tên nhóm đất và loại đất dễ hiểu, dễ sử dụng. Như vậy, hệ thống phân loại đất tuy khác nhau về thời gian, về tỷ lệ bản đồ, về quan điểm phân loại song đều đã phát hiện được các nhóm đất chính và là cơ sở quan trọng trong các nghiên cứu tiếp tục cũng như cho việc sử dụng đất phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bảng phân loại đất và bản đồ đất của Tỉnh tỷ lệ 1/100.000 đã phục vụ đắc lực cho việc quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch nông lâm thuỷ sản và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nó là nền tảng cho các điều tra nghiên cứu về tài nguyên đất sau này kể cả điều tra trên các loại bản đồ tỷ lệ lớn và chi tiết. Năm 2008, Trần Trung Trực có tập trung nghiên cứu đánh giá đất đai trong Luận văn Cao học chuyên ngành Địa lý Tài nguyên và Môi trường, Đại học Khoa học Huế về: Đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ cho phát triển nông - lâm nghiệp bền vững ở huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên. Đề tài đã đề cập đến đánh giá thích hợp tự nhiên của đất đai đối với cây trồng, có đánh giá yếu tố kinh tế tuy nhiên chưa đề cập sâu đến phân tích đa tiêu chí về các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường để đi đến quyết định chính xác cho các chuyên gia tham khảo, quyết định trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp tại địa bàn nghiên cứu.

Nhận xét: Nghiên cứu phân loại đất của Tỉnh dừng lại ở đánh giá tính chất đất

đai, điều kiện tự nhiên của đất,…những yếu tố này có thể đo đạc, ước lượng được. Nghiên cứu này chỉ lý giải được mặt nguồn gốc phát sinh của đất. Trong khi đó loại hình sử dụng đất không chỉ liên quan tới điều kiện tự nhiên mà còn liên quan tới ảnh hưởng của các yếu tố như: kinh tế, xã hội, môi trường,…do đó nghiên cứu phân loại đất chưa đủ điều kiện để đánh giá khả năng thích hợp, vì vậy cần phải nghiên cứu về đánh giá thích hợp đất đai đặc biệt là đánh giá thích hợp đa tiêu chí nhằm mang lại quyết định chính xác trong việc đề xuất các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn các loại hình sử dụng đất phù hợp và xây dựng bản đồ định hướng phát triển các loại hình sử dụng đất có triển vọng là hướng nghiên cứu chính mà đề tài đang tập trung nghiên cứu tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Các nghiên cứu về đánh giá thích hợp đất đai ở Tỉnh nói chung và huyện Tây Hòa nói riêng đối với cơ quan nhà nước chưa được quan tâm chú trọng trong thời gian dài. Trong các báo cáo Quy hoạch sử

dụng đất của Tỉnh và Huyện chỉ nêu khái quát các loại đất và sự thích hợp chung chung chứ chưa đi vào thực chất, cụ thể loại đất phù hợp với cây trồng.

Tóm lại: Thực chất đánh giá thích hợp đất đai theo phương pháp FAO (1976) chỉ dừng lại ở đánh giá thích hợp đất đai tự nhiên có xem xét về mặt kinh tế nhưng chưa đi sâu vào tổng hợp các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường. Còn đánh giá đất đai đa tiêu chí quan tâm cùng lúc đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Để giải quyết vấn đề này người ta thường tích hợp GIS với phương pháp phân tích đa tiêu chí với kỹ thuật phân tích thứ bậc AHP. Đây chính là hướng nghiên cứu chính trong đề tài tập trung nghiên cứu.

Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá sự thích hợp cho loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng hệ thống bản đồ thích hợp đa tiêu chí cho các loại hình sử dụng đất được lựa chọn và xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế của huyện Tây Hòa.

- Từ kết quả thu được, đề xuất các loại cây trồng có triển vọng phát triển trong tương lai và xây dựng bản đồ định hướng phát triển một số cây trồng có triển vọng tại huyện Tây Hòa.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình sử dụng đất huyện Tây Hòa.

- Nghiên cứu xác định và lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng phát triển tại huyện Tây Hòa để tiến hành đánh giá.

- Nghiên cứu đánh giá mức độ thích hợp tự nhiên đối với các loại hình sử dụng đất được lựa chọn.

- Nghiên cứu đánh giá mức độ thích hợp đa tiêu chí đối với các loại hình sử dụng đất được lựa chọn.

- Nghiên cứu xây dựng bản đồ định hướng phát triển một số cây trồng có triển vọng tại huyện Tây Hòa.

2.3.Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp tổng hợp số liệu

Các số liệu thống kê về tiềm năng tài nguyên đất đai, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường của huyện Tây Hòa là những thông tin khái quát về lãnh thổ nghiên cứu. Bên cạnh đó, để thực hiện các nội dung nghiên cứu đạt hiệu quả, các nguồn tài liệu, các loại bản đồ... đều được hệ thống hoá theo đề cương đã đề ra để tránh thiếu sót các dữ liệu cần thiết sau này. Nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Tài liệu, báo cáo, số liệu khảo sát, lấy mẫu ngoài thực địa, tính toán trên bản đồ và qua các phiếu điều tra tình hình sử dụng đất của nông hộ với hệ thống chỉ tiêu đã định. Đây là phương pháp rất quan trọng vì các số liệu thu thập được theo phương pháp này có tính đồng bộ cao và giảm bớt thời gian, kinh phí đi thực địa.

2.3.2. Phương pháp bản đồ

Trong nghiên cứu địa lý, phương pháp sử dụng bản đồ là vô cùng quan trọng và cần thiết, nên không thể thiếu bản đồ trong bất kỳ một công trình nghiên cứu địa lý nào. Đặc biệt, trong đánh giá đất đai được xây dựng bằng cách chồng xếp các loại bản đồ đơn tính: Bản đồ đất, độ dốc, tầng dày, thành phần cơ giới, hiện trạng sử dụng đất... Ngoài ra bản đồ cũng là phương pháp thể hiện rõ sự phân bố không gian các đối tượng địa lý, các phương án đề xuất và quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ.

2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa

Kiểm tra độ chính xác của số liệu, chỉnh lý và bổ sung các nguồn thông tin không gian và thuộc tính bằng cách tiến hành khảo sát thực địa tại địa phương, phỏng vấn nông hộ, cán bộ xã, chuyên gia để tìm hiểu thêm về thực tế sản xuất nông nghiệp, về các vấn đề như thu nhập, thuận lợi, khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp đồng thời lấy 12 mẫu nông hoá, phân tích hàm lượng mùn và giá trị pH của đất.

2.3.3.1. Phương pháp phỏng vấn nông hộ

Cùng với sự tư vấn của phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp huyện Tây Hòa, chúng tôi đã lựa chọn được 02 xã đại diện cho vùng đồi núi và vùng đồng bằng là Sơn Thành Tây và Hòa Mỹ Tây. Số phiếu điều tra ở mỗi xã là 45 phiếu đối với hộ gia đình sản xuất nông lâm nghiệp. Việc lựa chọn hộ gia đình chúng tôi dựa trên sự tư vấn của các cán bộ địa chính xã, cán bộ nông nghiệp xã, cán bộ hợp tác xã và trưởng thôn.

2.3.3.2. Phương pháp phỏng vấn cán bộ chuyên môn

Đề tài tiến hành phỏng vấn các cán bộ chuyên môn có trách nhiệm quản lý lĩnh vực nông nghiệp, đất đai của Huyện, Tỉnh.

2.3.4. Phương pháp chồng xếp các thành phần đơn tính

Sau khi thu thập số liệu về tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội cùng với việc điều tra, chỉnh lý bổ sung các hệ thống bản đồ đơn tính về: Điều kiện tự nhiên, hiện trạng, kỹ thuật canh tác... được đưa vào máy tính để xử lý nội nghiệp. Nhờ sự trợ giúp của công nghệ GIS và phần mềm MapInfo, ArcGis để xây dựng dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên sự kết hợp tất cả các số liệu đặc tính đất đai về địa hình, khí hậu, hiện trạng sử dụng đất... các dữ liệu về điều tra kinh tế - xã hội.

2.3.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất

Các chỉ tiêu sử dụng cho đánh giá bao gồm:

- Tổng giá trị sản xuất (GR): Tính bằng tổng giá trị tiền (đồng) của sản phẩm mà LUT thu được/ha/năm [19]. GR= Sản Lượng sản phẩm × Giá bán sản phẩm.

- Tổng chi phí biến đổi (TVS): Tính bằng tổng chi phí sản xuất cho LUT/ha/năm (không tính công lao động gia đình) [19].

- Thu nhập hỗn hợp (NVA): Là phần trả cho lao động cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất (đồng/ha/năm) ở các LUT: NVA= GR – TVS (đồng/ha/năm) [19].

- Hiệu quả sản xuất trên đồng chi phí: Tính bằng thu nhập hỗn hợp chia cho tổng chi phí biến đổi. Hiệu quả sản xuất/đồng chi phí=

S

TV NVA

[19].

2.3.6. Phương pháp đánh giá và phân hạng thích hợp đất đai

Trong đề tài này, chúng tôi lựa chọn phương pháp toán học: Phương pháp này được thực hiện bằng các phép toán: Cộng, nhân, tính theo phần trăm hoặc cho điểm với các hệ số và tạo ra thang phân loại một cách khách quan từ việc tổng hợp các yếu tố có chứa những tham số của vùng nghiên cứu một cách cụ thể và có tính thuyết phục cao. Qua việc phân tích ưu điểm của mỗi phương pháp phân hạng trên và điều kiện của địa phương cho thấy hình thức phân hạng theo phương pháp toán học là phù hợp hơn cả. Trong đề tài này, đã sử dụng phương pháp đánh giá bằng bài toán trung bình nhân của ĐL. Armand (1983) và sử dụng công thức Aivasian (1983) để tìm ngưỡng cho phân hạng [20].

Bài toán trung bình nhân có dạng như sau: M0 = n n a a a a1. 2. 3... Trong đó M0 : Điểm đánh giá

a1, a2, a3, ….., an : Điểm của các chỉ tiêu

n : số lượng các chỉ tiêu

Để thuận lợi cho việc đánh giá, chúng tôi thống nhất cho điểm các chỉ tiêu theo mức độ thích hợp (S) như sau: Rất thích hợp (S1): 5 điểm, thích hợp (S2): 3 điểm, ít thích hợp (S3): 1 điểm, còn mức độ không thích hợp (N) là 0 điểm. Và như vậy điểm tối đa của trung bình nhân là 5 và điểm tối thiểu của trung bình nhân là 1.

Sau khi đánh giá chúng tôi tiến hành phân hạng theo phương pháp số học và vận dụng công thức Aivasian đề nghị năm 1983 có dạng:

S = H S Sma lg 1 min x   Trong đó:

S : Giá trị của khoảng cách điểm trong mỗi hạng. Smax : Giá trị điểm tối đa

Smin :Giá trị điểm tối thiểu

H : Số lượng đơn vị đất đai được đưa vào để đánh giá phân hạng. 1 : Hệ số thực nghiệm

2.3.7. Phương pháp đánh giá thích hợp đa tiêu chí

Sau khi lựa chọn thích hợp về điều kiện tự nhiên của cây trồng. Chúng tôi áp dụng phương pháp đánh giá thích hợp đa tiêu chí để đánh giá các tiêu chí về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh cặp đôi trong AHP để đánh giá được mức độ của các tiêu chí. Việc đánh giá được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định các tiêu chí cần đánh giá

Các tiêu chí về kinh tế - xã hội và môi trường được chúng tôi lựa chọn để đánh giá đất cho các loại hình sử dụng đất được lựa chọn như sau:

Tiêu chí chính Tiêu chí phụ Mức độ thích hợp

Kinh tế và cơ sở hạ tầng

Thị trường tiêu thụ

Khoảng cách thu hoạch đến điểm thu mua Thu nhập từ cây trồng

Xã hội

Nguồn lực lao động Trình độ sản xuất

Chính sách phát triển nông nghiệp

Môi trường

Khả năng cải tạo môi trường đất Tăng độ che phủ đất Hạn chế xói mòn đất (S1: Rất thích hợp, S2: Thích hợp trung bình, S3: Ít thích hợp, N: Không thích hợp) Hình 2.1. Tổ chức sắp xếp các nhóm tiêu chí S1 S2 S3 N

Bước 2: Xác định trọng số của các tiêu chí

Để tiến hành xác định trọng số của các tiêu chí đem so sánh cần phải dựa trên cơ sở phạm vi cho điểm theo Saaty thể hiện ở bảng 2.1. Giả sử tiến hành so sánh hai tiêu chí A và B để xác định tầm quan trọng của nhân tố này so với nhân tố còn lại. Ví dụ: nếu như so sánh với chính bản thân nó sẽ được tầm quan trọng bằng 1, còn nếu so sánh nhân tố A với B với mức quan trọng x, ngược lại khi so sánh B với A thì sẽ xác định với mức quan trọng 1/x và tương tự như vậy chúng ta có thể so sánh một tiêu chí nào đó với n tiêu chí trong cùng nhóm tiêu chí để đạt được mục tiêu đề ra (xem ví dụ điển hình về xác định trọng số bằng phương pháp AHP ở bảng 2.2).

Bảng 2.1. Phạm vi cho điểm theo Saaty

Tầmquan trọng Xác định Giải thích

1 Bằng nhau Hai nhân tố đóng góp bằng nhau để đạt được mục đích.

3 Quan trọng hơn Một trong hai nhân tố có vai trò quan trọng hơn nhưng rất ít.

5 Quan trọng hơn nhiều Một trong hai nhân tố quan trọng hơn nhiều nhân tố còn lại.

7 Rất quan trọng Một trong hai nhân tố là rất quan trọng so với nhân tố kia.

9 Cực kì quan trọng

Một trong hai nhân tố là cực kì quan trọng so với nhân tố còn lại để đạt được mục tiêu.

2, 4, 6, 8 Giá trị trung gian Khi cần thiết có thể cho điểm trung gian giữa các nhân tố đem so sánh.

Bảng 2.2. Một ví dụ về cách tính toán trọng số tiêu chí theo phương pháp AHP Mục tiêu A B C D E F Trọng số Vị trí A 1 2 7 3 5 3 0.365 1 B 1/2 1 6 3 5 2 0.264 2 C 1/7 1/6 1 1/2 ¼ 1/2 0.064 6 D 1/3 1/3 2 1 4 1 0.127 3 E 1/5 1/5 4 1/4 1 1/3 0.073 5 F 1/3 ½ 2 1 3 1 0.125 4 max = 6.428 CI =0.086 CR = 0.069 ∑=1

Nguồn: Land suitability analysis for selected crops development using GIS and multi-criteria approach in Central Vietnam: Case study in Thua Thien Hue province

Chú thích: A, B, C, D, E, F là các tiêu chí tham gia quá trình đánh giá.

CI là chỉ số ổn định, CI = max - n n -1

max là giá trị maximum eigenvalue.

CR là tỷ lệ ổn định, CR= CI

RI

N là số tiêu chí tham giá đánh giá sự thích hợp.

Chú ý: Phương pháp AHP do sự nhất quán thông qua tỉ lệ ổn định (CR) vì vậy:

+ Nếu CR < 10% là điều kiện tốt nhất và có thể tiến hành xác định trọng số AHP tiếp tục cho các tiêu chí phụ của nó.

+ Nếu CR > 10% là điều kiện chúng ta cần phải xem xét lại vì ma trận không phù hợp.

Để xác định chỉ số thích hợp của từng khu vực hay khoanh đất cần phải tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thích hợp đất đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 32)