4. Ý nghĩa của đề tài
3.4. Đánh giá mức độ thích hợp đa tiêu chí đối với các loại hình sử dụng đất
lựa chọn
Để xây dựng được một nền nông nghiệp bền vững thì công việc trước mắt là phải lựa chọn được các loại cây trồng không những phù hợp với điều kiện tự nhiên mà còn đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, trong đề tài nghiên cứu này, ngoài việc đánh giá sự thích hợp tự nhiên của các loại cây trồng được lựa chọn, chúng tôi còn tiến hành đánh giá thích hợp về điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của các cây trồng đó.
Để xây dựng được một nền nông nghiệp bền vững thì công việc trước mắt là phải lựa chọn được các loại cây trồng không những phù hợp với điều kiện tự nhiên mà còn đạt được hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Chính vì vậy, trong đề tài nghiên cứu này, ngoài việc đánh giá sự thích hợp tự nhiên của các loại cây trồng được lựa chọn, chúng tôi còn tiến hành đánh giá thích hợp về điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của các cây trồng đó.
Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường là một trong những công đoạn quan trọng trong đánh giá đất đai. Đây là cơ sở để lựa chọn loại hình sử dụng đất bền vững và để giải quyết tranh chấp của nhiều loại hình sử dụng đất trên một vùng đất. Vì vậy, để đánh giá thích hợp về điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường cho những cây trồng được lựa chọn, cần phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của những cây trồng đó.
3.4.1.1. Đối với cây mía
a. Hiệu quả kinh tế (theo số liệu phiếu điều tra, phỏng vấn nông hộ thời điểm tháng 11/2014)
Chi phí sản xuất cho kiểu sử dụng đất mía là khoảng trên 28 triệu đồng trên năm. Chi phí này bao gồm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác. Trong khi đó với năng suất trung bình 800 tạ/ha sẽ cho thu nhập là khoảng 72 triệu đồng/ha/năm (giá bán trung bình là 900 đồng/kg). Sau khi trừ đi chi phí sản xuất, kiểu sử dụng đất này cho lãi ròng là 44 triệu đồng/ha/năm.
b. Hiệu quả xã hội (theo số liệu phiếu điều tra, phỏng vấn nông hộ thời điểm tháng 11/2014)
Đối với kiểu sử dụng đất míathì đây là LUT có ý nghĩa rất lớn trong đời sống xã hội của người nông dân, có hiệu quả cao kinh tế khá cao. Khả năng chấp nhận của nông dân về loại hình sử dụng này là trên 90%. Ngoài việc thu hút lao động trực tiếp vào kiểu sử dụng đất trên, trong vùng còn thu hút một lực lượng lao động khá lớn tham gia vào các các cơ sở chế biến, các dịch vụ trong tiêu thụ sản phẩm do hoạt động sản xuất mía mang lại. LUT này có khả năng cung cấp sản phẩm cho thị trường, có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa rất cao nếu được đầu tư về cơ sở hạ tầng. Theo số liệu điều tra có tới 100% sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, chủ yếu cung cấp cho các nhà máy mía đường trong địa bàn tỉnh Phú Yên như: Công ty cổ