4. Ý nghĩa của đề tài
2.3.7. Phương pháp đánh giá thích hợp đa tiêu chí
Sau khi lựa chọn thích hợp về điều kiện tự nhiên của cây trồng. Chúng tôi áp dụng phương pháp đánh giá thích hợp đa tiêu chí để đánh giá các tiêu chí về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh cặp đôi trong AHP để đánh giá được mức độ của các tiêu chí. Việc đánh giá được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xác định các tiêu chí cần đánh giá
Các tiêu chí về kinh tế - xã hội và môi trường được chúng tôi lựa chọn để đánh giá đất cho các loại hình sử dụng đất được lựa chọn như sau:
Tiêu chí chính Tiêu chí phụ Mức độ thích hợp
Kinh tế và cơ sở hạ tầng
Thị trường tiêu thụ
Khoảng cách thu hoạch đến điểm thu mua Thu nhập từ cây trồng
Xã hội
Nguồn lực lao động Trình độ sản xuất
Chính sách phát triển nông nghiệp
Môi trường
Khả năng cải tạo môi trường đất Tăng độ che phủ đất Hạn chế xói mòn đất (S1: Rất thích hợp, S2: Thích hợp trung bình, S3: Ít thích hợp, N: Không thích hợp) Hình 2.1. Tổ chức sắp xếp các nhóm tiêu chí S1 S2 S3 N
Bước 2: Xác định trọng số của các tiêu chí
Để tiến hành xác định trọng số của các tiêu chí đem so sánh cần phải dựa trên cơ sở phạm vi cho điểm theo Saaty thể hiện ở bảng 2.1. Giả sử tiến hành so sánh hai tiêu chí A và B để xác định tầm quan trọng của nhân tố này so với nhân tố còn lại. Ví dụ: nếu như so sánh với chính bản thân nó sẽ được tầm quan trọng bằng 1, còn nếu so sánh nhân tố A với B với mức quan trọng x, ngược lại khi so sánh B với A thì sẽ xác định với mức quan trọng 1/x và tương tự như vậy chúng ta có thể so sánh một tiêu chí nào đó với n tiêu chí trong cùng nhóm tiêu chí để đạt được mục tiêu đề ra (xem ví dụ điển hình về xác định trọng số bằng phương pháp AHP ở bảng 2.2).
Bảng 2.1. Phạm vi cho điểm theo Saaty
Tầmquan trọng Xác định Giải thích
1 Bằng nhau Hai nhân tố đóng góp bằng nhau để đạt được mục đích.
3 Quan trọng hơn Một trong hai nhân tố có vai trò quan trọng hơn nhưng rất ít.
5 Quan trọng hơn nhiều Một trong hai nhân tố quan trọng hơn nhiều nhân tố còn lại.
7 Rất quan trọng Một trong hai nhân tố là rất quan trọng so với nhân tố kia.
9 Cực kì quan trọng
Một trong hai nhân tố là cực kì quan trọng so với nhân tố còn lại để đạt được mục tiêu.
2, 4, 6, 8 Giá trị trung gian Khi cần thiết có thể cho điểm trung gian giữa các nhân tố đem so sánh.
Bảng 2.2. Một ví dụ về cách tính toán trọng số tiêu chí theo phương pháp AHP Mục tiêu A B C D E F Trọng số Vị trí A 1 2 7 3 5 3 0.365 1 B 1/2 1 6 3 5 2 0.264 2 C 1/7 1/6 1 1/2 ¼ 1/2 0.064 6 D 1/3 1/3 2 1 4 1 0.127 3 E 1/5 1/5 4 1/4 1 1/3 0.073 5 F 1/3 ½ 2 1 3 1 0.125 4 max = 6.428 CI =0.086 CR = 0.069 ∑=1
Nguồn: Land suitability analysis for selected crops development using GIS and multi-criteria approach in Central Vietnam: Case study in Thua Thien Hue province
Chú thích: A, B, C, D, E, F là các tiêu chí tham gia quá trình đánh giá.
CI là chỉ số ổn định, CI = max - n n -1
max là giá trị maximum eigenvalue.
CR là tỷ lệ ổn định, CR= CI
RI
N là số tiêu chí tham giá đánh giá sự thích hợp.
Chú ý: Phương pháp AHP do sự nhất quán thông qua tỉ lệ ổn định (CR) vì vậy:
+ Nếu CR < 10% là điều kiện tốt nhất và có thể tiến hành xác định trọng số AHP tiếp tục cho các tiêu chí phụ của nó.
+ Nếu CR > 10% là điều kiện chúng ta cần phải xem xét lại vì ma trận không phù hợp.
Để xác định chỉ số thích hợp của từng khu vực hay khoanh đất cần phải tiến hành xác định giá trị thực tế (Xi) của từng tiêu chí. Do đó, cần xây dựng các tiêu chí phụ. Sau khi xác định được giá trị thực tế (Xi) tiến hành xác định chỉ số thích hợp (Si).
Si = Xi × Wi
Trong đó:
Si : Chỉ số thích hợp.
Xi : Giá trị thực tế nhân tố i. Wi : Trọng số của nhân tố i.
Bước 3: Chuẩn hoá các tiêu chí đánh giá và đưa vào GIS
Sau khi tính được Si, tiến hành so sánh với bảng 2.3 để tìm ra mức độ thích hợp. Đưa kết quả vừa tìm được vào phần mềm MapInfo và ArcGIS để xây dựng bản đồ thích hợp cho các loại hình sử dụng đất được lựa chọn.
Bảng 2.3. Phân loại chỉ số thích hợp Giá trị chỉ số thích hợp (Si) Mức độ thích hợp Giải thích
> 8 - 9 Thích hợp cao (S1) Thích hợp ở mức cao, đáp ứng mọi tiêu chí đề ra.
6 - 8
Thích hợp trung bình (S2)
Thích hợp ở mức trung bình, một vài tiêu chí vẫn chưa được thỏa mãn.
< 6 Ít thích hợp (S3)
Thích hợp ở mức thấp, rất nhiều tiêu chí còn tiềm ẩn khó khăn và không có khả năng đáp ứng.
Nguồn: Đánh giá sự thích hợp đất đa tiêu chí cho cây trồng tích hợp GIS và AHP