Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thích hợp đất đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 49 - 52)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình kinh tế

Huyện Tây Hoà trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 8,5%, tăng gấp 1,8 lần so với năm 2000. Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện năm 2014 là 539 tỉ 880 triệu đồng, trong đó ngành sản xuất nông - lâm, ngư nghiệp chiếm 287 tỉ 714 triệu đồng, chiếm 53,29%, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 164 tỷ 346 triệu đồng chiếm 30,44%, ngành dịch vụ và thương mại 87 tỷ 820 triệu đồng chiếm 16,27% [23].

3.1.2.2. Ngành nông nghiệp

- Cây lương thực: Lãnh thổ của huyện có diện tích đất phù sa khá lớn, cùng với việc đầu tư hệ thống kênh mương thuỷ lợi và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng liên tục tăng đặc biệt là chú trọng phát triển sản xuất lương thực nhưng đóng vai

trò chính là cây lúa nước. Ngoài ra, trên địa bàn huyện chủ động được nguồn nước tưới nên trồng các loại rau, đậu, cây ngô, đạt hiệu quả cao.

- Cây công nghiệp ngắn ngày: Chủ yếu là trồng các loại cây như sắn, mía, thuốc lá, mè, đậu phụng, trong đó sắn và mía là 2 loại cây trồng chủ lực.

- Cây Công nghiệp dài ngày: Cây công nghiệp được huyện chú trọng quan tâm đầu tư hiện nay là cây hồ tiêu và các loại cây ăn quả như: dứa, mít, chuối... đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhìn chung, hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến, sản lượng ngày càng tăng, người dân phát huy được thế mạnh của điều kiện tự nhiên nên sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và trồng các loại cây mang tính tự phát không theo định hướng nên năng suất còn thấp và không ổn định. Vấn đề phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chưa được đẩy mạnh vì thiếu vốn sản xuất và thị trường tiêu thụ.

3.1.2.3. Ngành lâm nghiệp

Đã tổ chức giao đất cho các tổ chức và cá nhân phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhiều mô hình kinh tế trang trại lâm nghiệp, vườn đồi được hình thành.

3.1.2.4. Ngành thương mại và dịch vụ

Trong những năm gần đây lượng hàng hoá lưu thông trên địa bàn huyện ngày càng phong phú, đa dạng cả về chủng loại lẫn chất lượng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia mở rộng sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

3.1.2.5. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Ngành công nghiệp huyện Tây Hoà có những bước tăng trưởng đáng kể, tuy nhiên quy mô còn nhỏ, chủ yếu tập trung vào một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Chế biến hàng nông sản được coi là ngành có thế mạnh của huyện. Với nguồn lao động dồi dào, ưu thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ đã thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh: Chế biến hạt điều, mía đường, cưa xẻ gỗ và chế biến lâm sản.

Nhìn chung ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện có nhiều biến chuyển vượt bậc. Tuy nhiên, về quy mô sản xuất các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ, hầu hết các cơ sở sản xuất đều thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới. Trình độ lao động còn thấp, phần lớn là lao động phổ thông, khả năng tiếp cận công nghệ mới còn hạn chế.

3.1.2.6. Tình hình xã hội

a. Dân số và lực lượng lao động

Dân số trung bình năm 2014: 118.647 người, mật độ dân số 198 người/km2. Dân cư phân bố không đều chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng và phân bố dọc theo tỉnh lộ ĐT 645. Thành phần dân tộc đa số là người kinh, phần lớn là tập trung ở các xã đồng bằng với mật độ dân số trung bình 528,2 người/km2, một số ít là người dân tộc thiểu số: Bana, Êđê, Tày, địa bàn sinh sống là khu vực miền núi thuộc xã Sơn Thành Tây. Nguồn lao động của huyện dồi dào, số người trong độ tuổi lao động có 65.130 người chiếm trên 54 % dân số toàn huyện, cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực giảm dần lực lượng lao động trong khu vực nông - lâm nghiệp đồng thời tăng dần lao động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp [23].

Nhìn chung lực lượng lao động của huyện Tây Hòa tương đối dồi dào. Tuy nhiên, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, tay nghề còn hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo.

b. Cơ sở hạ tầng

Về giao thông: Do đặc điểm địa hình huyện Tây Hoà bị chia cắt bởi nhiều sông, suối đi qua tạo ra sự tách biệt nhiều khu sản xuất và dân cư. Vì vậy mà việc phát triển hệ thống giao thông gặp khó khăn, đầu tư kinh phí lớn. Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn huyện bao gồm những tuyến sau: Tuyến tỉnh lộ (ĐT 645): dài 83 km, bắt đầu từ Quốc Lộ 1A theo hướng Tây qua huyện Đông Hoà, Tây Hoà, Sông Hinh đến cầu Đắk Phú (Đắk Lắk), nền đường rộng 9m, mặt nhựa rộng 6m. Tuyến huyện lộ: có 12 tuyến, liên kết tỉnh lộ với xã lộ, các điểm dân cư tập trung, cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, vùng trồng lúa, vùng nguyên liệu mía, sắn. Mặt đường rộng 6m, mặt nhựa đường rộng 3,5m. Tuyến xã lộ có 169 tuyến đường, hầu hết là đường xấu, dễ hư hỏng, xuống cấp, thiếu công trình cầu, cống, khó đi lại thường gây ách tắc giao thông vào mùa mưa. Nhìn chung, hệ thống giao thông chất lượng còn thấp, phần lớn các tuyến đường chưa được nhựa hoá, mặt đường hẹp, dễ hư hỏng, chưa được thông suốt vào mùa mưa, gây ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hoá, đi lại của nhân dân.

Về thuỷ lợi: Toàn huyện Tây Hoà có trên 20 công trình thuỷ lợi lớn, nhỏ, tưới trên 68% diện tích đất nông nghiệp, 74% diện tích cây trồng hàng năm. Trong đó, hệ thống kênh chính (đập Đồng Cam) dẫn nước từ sông Ba tưới cho 6400ha lúa nước 2 vụ ở các xã: Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Hòa Đồng, Hòa Mỹ Tây, Hòa Mỹ Đông và Hòa Tân Tây. Đập dâng nước: Có 06 đập dâng nước được xây dựng trên các sông, cung cấp nước tưới trên 1000ha lúa nước, mía, sắn cho hai xã Hòa Thịnh và Hòa Tân Tây. Trạm bơm: Toàn huyện có tất cả là 09 trạm bơm nước bằng điện, lấy nước từ sông Bàn Thạch và sông Đà Rằng, cung cấp nước tưới cho trên 670ha lúa nước, mía ở các xã: Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Thịnh, Hòa Tân Tây,

suất thấp. Hồ chứa nước: Có 4 hồ chứa quy mô nhỏ ở khu vực xã Sơn Thành Đông và Sơn Thành Tây, điều tiết nước tưới cho 700ha mía, sắn, chăn nuôi gia súc, phục vụ dân sinh [22]. Nhìn chung, với hệ thống thuỷ lợi như hiện nay của huyện Tây Hòa có thể đáp ứng được nhu cầu nước tưới, tiêu cho các loại cây trồng, thuận lợi cho phát triển sản xuất xuất nông nghiệp. Đồng thời góp phần cải tạo môi trường đất, giữ gìn sinh thái cảnh quan. Tuy nhiên, cần tăng cường đầu tư, kiên cố hoá hệ thống kênh mương nhằm giảm tối đa lượng nước bị thất thoát để bổ sung vào nguồn nước thiếu hụt trong mùa khô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thích hợp đất đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)