4. Ý nghĩa của đề tài
3.4.4. Kết quả đánh giá thích hợp về điều kiện kinh tế xã hội và môi trường đố
những cây trồng có triển vọng được lựa chọn
Trên cơ sở tích hợp GIS và AHP trong nghiên cứu, đề tài đã tiến hành phân tích xử lý nguồn số liệu thuộc tính ở 9 tiêu chí phụ của các đơn vị đất đai và phân hạng thích hợp ở mức S1, S2, S3 (không xếp hạng cho các đơn vị đất đai được xếp hạng N ở phần đánh giá mức độ thích hợp tự nhiên đối với các cây trồng được lựa chọn (chương 3, mục 3.3.2.1 và mục 3.3.2.2). Việc xác định chỉ số thích hợp dựa trên cơ sở tính toán trọng số của các nhóm tiêu chí và giá trị thực tế của nó (Si = Xi × Wi). Sau đó tiến hành xây dựng bản đồ thích hợp về điều kiện kinh tế - cơ sở hạ tầng, xã hội và môi trường cho cây mía và hồ tiêu với tỷ lệ 1: 25.000. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp cùng một đơn vị đất đai nhưng lại thuộc địa bàn các xã khác nhau nên có mức độ thích hợp về điều kiện kinh tế - cơ sở hạ tầng, xã hội và môi trường khác nhau. Để khắc phục tình trạng này, đề tài đã chia nhỏ các đơn vị đất đai theo vị trí địa lý (cụ thể là theo vị trí từng xã). Kết quả đánh giá thích hợp về điều kiện kinh tế - cơ sở hạ tầng, xã hội và môi trường đối với những cây trồng có triển vọng được lựa chọn như sau:
3.4.4.1. Đối với cây mía
Từ kết quả ở bảng 3.27 cho thấy: Huyện Tây Hòa có 10.610,85 ha tương ứng với 17,44% tổng diện tích tự nhiên được xếp hạng S1 về thích hợp kinh tế - cơ sở hạ tầng, xã hội và môi trường đối với loại hình sử dụng đất trồng cây mía. Diện tích này chủ yếu tập trung ở xã Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Phú, Sơn Thành Tây vì đây là các xã có kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng cây mía, đồng thời trong các xã thì xã Hòa Mỹ Tây là xã duy nhất trên địa bàn huyện được Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên đầu tư vốn, tập huấn công nghệ và thí điểm thành lập câu lạc bộ 100 tấn/ha. Diện tích được xếp hạng S2 là 21.841,14ha chiếm 35,89% tổng diện tích tự nhiên. Không có diện tích được xếp hạng S3. Diện tích đất không thích hợp với loại hình sử dụng đất này là 28.392,01ha chiếm 46,67%. Số liệu này đã được tổng hợp và xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp kinh tế - xã hội - môi trường cho cây mía (xem bản đồ đính kèm tại phụ lục 4).
Bảng 3.27. Tổng hợp mức độ thích hợp kinh tế - cơ sở hạ tầng, xã hội và môi trường đối với cây mía
Mức thích hợp Đơn vị đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) S1 1, 4a, 6, 7, 8, 10, 11, 16, 18, 19, 26, 38 10.610,85 17,44 S2 2, 3, 4b, 5, 7, 13, 14, 17, 20, 21, 22, 27, 28, 29, 30, 31, 33, 35, 37, 39, 40, 42, 43, 58, 59, 60, 61, 62 21.841,14 35,89 N 9, 12, 15, 23, 24, 25, 32, 34, 36, 41, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57 28.392,01 46,67 Tổng 60.844,00 100
Nguồn: Tác giả xây dựng
3.4.4.2. Đối với cây hồ tiêu
Từ kết quả ở bảng 3.28 cho thấy: Huyện Tây Hòa có 5.054,51 ha tương ứng với 8,31% tổng diện tích tự nhiên được xếp hạng S1 về thích hợp kinh tế - cơ sở hạ tầng, xã hội và môi trường đối với loại hình sử dụng đất trồng cây hồ tiêu. Diện tích này chủ
trong lĩnh vực trồng cây hồ tiêu. Diện tích được xếp hạng S2 là 20.634,20 ha chiếm 33,91% tổng diện tích tự nhiên. Không có diện tích được xếp hạng S3. Diện tích đất không thích hợp với loại hình sử dụng đất này là 35.155,29 ha chiếm 57,78%. Số liệu này đã được tổng hợp và xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp kinh tế - xã hội - môi trường cho cây hồ tiêu (xem bản đồ đính kèm tại phụ lục 5).
Bảng 3.28. Tổng hợp mức độ thích hợp kinh tế - cơ sở hạ tầng, xã hội và môi trường đối với cây hồ tiêu
Mức thích hợp Đơn vị đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) S1 10, 17, 18, 19, 20, 27, 28, 29a, 30a, 31, 33 5.054,51 8,31 S2 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 13, 21, 22, 26, 29b, 30b, 32, 35, 37, 38, 40, 42, 43, 58 59, 60, 61 20.634,20 33,91 N 9, 12, 14, 15, 16, 23, 24, 25, 34, 36, 39, 41, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57 35.155,29 57,78 Tổng 60.844,00 100
Nguồn: Tác giả xây dựng