Tình hình sử dụng đất của huyện Tây Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thích hợp đất đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 52 - 56)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.3 Tình hình sử dụng đất của huyện Tây Hòa

3.1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tây Hòa

a. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất chính theo đơn vị hành chính

Theo báo cáo thuyết minh kết quả thống kê đất đai huyện Tây Hòa năm 2014, hiện trạng sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất chính theo các đơn vị hành chính được trình bày ở bảng 3.2. Theo đó xã Sơn Thành Tây có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất (2027,00ha) và xã Hòa Bình 1 là xã có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất (681,13 ha).

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính

Đơn vị hành chính xã Diện tích (ha) Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất CSD, SS, núi đá 1. Hòa Đồng 1.148,21 - 118,03 65,9 -

2. Hòa Tân Tây 877,68 307 62,8 37,76 237,92

3. Hòa Mỹ Đông 1.554,62 3.105,5 188,77 55,83 719,37 4. Hòa Mỹ Tây 1.547,03 8.921,29 194,25 44,67 977,9 5. Hòa Bình 1 681,13 - 80,23 122,64 309,85 6. Thị trấn Phú Thứ 915,7 20,49 128,43 63,37 197,78 7. Hòa Thịnh 1.857,9 8.447 182,92 49,38 3.735,89 8. Hòa Phú 1.345,85 905,64 202,34 53,61 740,82 9. Hòa Phong 860,47 104,82 98,81 55,03 96,26 10. Sơn Thành Đông 1.323,56 2.335,88 287,25 62,1 1.329,55 11. Sơn Thành Tây 2027,00 8.067 221,86 54,6 1.730,18 Tổng số 14.139,15 3.2214,62 1.765,69 664,89 10.075,52

b. Hiện trạng sử dụng đất cụ thể theo các loại hình sử dụng đất

Tổng hợp từ kết quả thống kê đất đai của huyện Tây Hòa năm 2014 diện tích đất được sử dụng cụ thể theo các loại sử dụng đất được thể hiện ở bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Cơ cấu các loại hình sử dụng đất

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 60.844,00 100 I. Đất nông nghiệp 46.684,37 76,73

a. Đất sản xuất nông nghiệp 14.139,15 23,24

- Đất trồng cây hàng năm 13.016,45 21,39

+ Đất trồng lúa 7.425,39 12,2

+ Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 282,97 0,47 + Đất trồng cây hàng năm khác. 5.362,09 8,81

- Đất trồng cây lâu năm 1.122,70 1,85

b. Đất lâm nghiệp 32.214,62 52,95 - Đất rừng sản xuất 21.912,59 36,01 - Đất rừng phòng hộ 10.302,03 16,93 II. Đất ở 644,89 1,06 - Đất chuyên dùng 1.720,69 2,83 III. Đất chưa sử dụng 10.075,52 16,56 - Đất bằng chưa sử dụng 1.256,02 2,06 - Đất đồi núi chưa sử dụng 8.277,82 13,6 - Đất núi đá không có rừng cây 541,68 0,89

Qua bảng 3.3 và Báo cáo thuyết minh kết quả thống kê đất đai huyện Tây Hòa năm 2014 cho thấy:

- Đất sản xuất nông nghiệp

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện là 14.139,15ha, chiếm 23,24% tổng diện tích toàn huyện. Bình quân diện tích đất nông nghiệp tính theo đầu người toàn huyện là 1.145,71m2. Trong đó, diện tích đất trồng cây hàng năm là 13.016,45ha chiếm 21,39% diện tích đất tự nhiên, phân bố tập trung nhiều ở xã Sơn Thành Tây, Hòa Mỹ Tây, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Đông, Sơn Thành Đông. Hơn nữa một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung hướng vào các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã hình thành: Mía, sắn. Ngoài ra, cây lúa là cây lương thực chủ yếu, được trồng hầu hết các xã trong huyện chiếm 98% về diện tích và 99% về sản lượng cây lương thực. Quá trình cơ giới hoá từng bước được áp dụng vào khâu làm đất, thu hoạch, công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật được chú trọng. Hiện tại đất đai của huyện đang được khai thác triệt để, các khu vực có điều kiện tưới tiêu đã được sử dụng, đất đai phần lớn là thích hợp cho cây trồng, cùng với việc thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng khai thác có lợi thế của vùng nên đạt năng suất khá cao. Về cây trồng lâu năm: Toàn huyện có 1.122,70ha, chiếm 1,85% diện tích đất tự nhiên. Phần lớn diện tích trồng cây lâu năm chủ yếu là cây hồ tiêu, cây điều và cây ăn quả. Tuy có chú trọng những biện pháp kỹ thuật thâm canh nhưng năng suất vẫn còn thấp như: Cây hồ tiêu năng suất bình quân đạt 2 - 2,4 tấn/ha, cây điều năng suất bình quân đạt 1 - 1,5 tấn/ha. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn trồng các loại cây ăn quả nhưng chủ yếu là chuối, dứa, mít và một số loại cây ăn quả khác trồng trong vườn, gò đồi ở các xã: Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây, Hòa Mỹ Tây, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Đông.

- Đất lâm nghiệp

Toàn huyện có 32.214,62ha đất lâm nghiệp chiếm 52,95% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, rừng sản xuất 21.912,59ha chiếm 36,01%, đất rừng phòng hộ 10.302,03ha chiếm 16,93%. Diện tích đất rừng trồng 4.005ha chiếm 6,58% đất tự nhiên, tập trung ở các xã Hòa Mỹ Tây, Hòa Mỹ Đông, Hòa Thịnh, Sơn Thành Tây, Sơn Thành Đông, nâng độ che phủ rừng lên trên 55,5%, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 500m3 gỗ tròn. Huyện đã thực hiện Nghị định 163/NĐ-CP của Chính Phủ, ngành lâm nghiệp đã giao đất cho các tổ chức và các nhân phát triển kinh tế lâm nghiệp, nhiều mô hình kinh tế trang trại lâm nghiệp, vườn đồi được hình thành.

Nhìn chung diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ cao, nhưng rừng trồng, vườn ươm còn ít. Tình trạng chặt phá rừng vẫn còn xảy ra nhưng số lượng không nhiều.

- Đất thổ cư

Diện tích đất khu dân cư toàn huyện 644,89ha chiếm 1,06% tổng diện tích đất tự nhiên. Thị trấn Phú Thứ có diện tích đất ở tại nông thôn cao nhất 122,64ha, tiếp đến là Sơn Thành Đông 82,19ha, thấp nhất là xã Hòa Tân Tây 37,76ha. Bình quân diện tích đất ở nông thôn trên đầu người là 57,32m2/người (thấp hơn mức bình quân chung của tỉnh).

- Đất chuyên dùng

Toàn huyện có 1.720,69ha chiếm 2,83% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất chuyên dùng phân bố nhiều nhất ở xã Sơn Thành Đông 287,25ha, tiếp theo là Sơn Thành Tây 221,36ha, thấp nhất là xã Hòa Tân Tây 60,46ha. Trong đó, diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 22,69ha chiếm 0,04% . Đất quốc phòng, an ninh 212,57ha chiếm 0,35%, phân bố nhiều nhất ở 2 xã Hòa Phú, Sơn Thành Đông. Đất có mục đích công cộng có diện tích 1.406,63ha chiếm 2,31%. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có 1.392,81ha chiếm 2,29% diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng

Đất chưa sử dụng của huyện diện tích 10.075,52ha chiếm 16,56% tổng diện tích tự nhiên, được phân bố nhiều nhất ở các xã Hòa Thịnh 3.735, 89ha, Sơn Thành Tây 1.730,53ha, Sơn Thành Đông 1.333,55ha, các xã khác có diện tích không đáng kể.

Nhìn chung đất nông - lâm nghiệp ở địa bàn nghiên cứu có diện tích khá lớn (76,73%) diện tích đất tự nhiên là phù hợp với điều kiện đất đai của huyện. Phần lớn đất đai có độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh. Quỹ đất chưa sử dụng của huyện có diện tích tương đối lớn, chủ yếu tập trung ở vùng đồi núi phía Nam. Vì vậy huyện Tây Hoà cần phải có kế hoạch khai thác, đưa vào sử dụng cho các mục đích nông - lâm nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

Qua nghiên cứu lãnh thổ huyện Tây Hòa cho thấy có sự phân hoá phức tạp, đa dạng. Sự tương tác giữa hoàn lưu khí quyển và đặc điểm kiến tạo - địa mạo, địa hình đã tạo ra sự phong phú, đa dạng về tính chất và đặc điểm tài nguyên đất đai. Kết quả phân tích hiện trạng các loại hình sử dụng đất nhận thấy rất phong phú và đa dạng, cùng với điều kiện kinh tế - xã hội đã cho chúng tôi cơ sở đánh giá thích hợp đất đai ở các phần sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thích hợp đất đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)