4. Ý nghĩa của đề tài
3.2.2. Lựa chọn một số cây trồng có triển vọng để đánh giá tại huyện Tây Hòa
Theo bảng 3.5 cho thấy tổng giá trị sản xuất, tổng chi phí, thu nhập hỗn hợp của cây mía và cây hồ tiêu là cao nhất và hiệu quả sản xuất trên đồng chi phí từ thấp đến trung bình so với các cây trồng khác. Bên cạnh việc phân tích hiệu quả kinh tế, chúng
tôi còn tiến hành phương pháp phân tích SWOT để rút ra lựa chọn trên. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn phương pháp này để hỗ trợ cho việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất chính vì đây là một phương pháp tiên tiến, nó có tác dụng giúp ta phân tích và tìm ra những điểm mạnh - điểm yếu và dự báo những cơ hội - thách thức có thể xảy đến trong tương lai. Việc phân tích SWOT trong đề tài này giúp lựa chọn được những loại hình sử dụng đất không những thích hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của địa phương ở hiện tại mà còn thích hợp trong tương lai.
Bảng 3.5. Hiệu quả kinh tế các loại cây trồng huyện Tây Hòa
Tên cây trồng Tổng giá trị sản xuất (triệu đồng /ha/năm) Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng /ha/năm) Thu nhập hỗn hợp (triệu đồng /ha/năm) Hiệu quả sản xuất/ đồng chi phí (lần)
Ngô đông xuân-Lúa mùa 44.255,0 20.940,0 23.315,0 1,11
Lạc xuân-Lúa mùa 57.225,0 24.548,9 32.676,0 1,33 Đậu xanh xuân-Ngô hè thu-
Lúa mùa 65.355,0 27.190,0 38.165,0 1,40
Đậu tương hè-Lúa hè thu 60.470,0 21.547,9 38.922,1 1,81
Ngô đông xuân-Ngô hè thu 52.032,5 18.348,8 33.683,7 1,83
Mía 82.304,3 37.068,3 45.236,0 1,22
Sắn 17.010,8 6.891,0 10.119,8 1,47
Đậu xanh xuân xen Sắn 42.446,3 13.932,5 28.513,8 2,05
Lạc xuân xen Sắn 52.396,3 19.762,6 32.633,7 1,65
Hồ tiêu 137.789,4 52.098,9 85.690,5 1,64
Nguồn: Dự án của Bộ khoa học và công nghệ và Viện thổ nhưỡng nông hóatại huyện Tây Hòa
Để phân tích SWOT, đề tài tiến hành phỏng vấn và tham khảo ý kiến của nông hộ và cán bộ chuyên trách nông nghiệp. Kết quả phân tích SWOT cho cây hồ tiêu và cây mía thể hiện ở bảng 3.6 và 3.7 như sau:
Bảng 3.6. Phân tích SWOT cho LUT trồng mía huyện Tây Hòa
Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
- Đất đai tương đối màu mỡ
- Diện tích đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày lớn.
- Có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu. - Gần Công ty sản xuất mía đường Tuy Hòa - Hỗ trợ dự án của Sở Nông nghiệp PTNT và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm của Công ty mía đường Tuy Hòa.
- Nhu cầu thị trường lớn (vùng nguyên liệu). - Thích hợp điều kiện tự nhiên: Khí hậu, đất đai, thời tiết…
- Khả năng bảo vệ đất rất tốt, tránh xói mòn đất cho các vùng đồi, bộ rễ để lại trong đất cùng với bộ lá là chất hữu cơ làm tăng độ phì của đất.
- Sản lượng tăng qua các năm.
- Huyện, xã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật.
- Các nông hộ có kinh nghiệm trong việc sản xuất cây mía.
- Đường giao thông đã được cải thiện (xe máy, ô tô tải nhỏ có thể vào được), thuận tiện cho việc thu mua ngay tại nơi sản xuất.
- Có tham gia tập huấn nhưng không tiến hành đúng kỹ thuật (mật độ trồng, bón phân, chăm sóc…).
- Kỹ thuật gieo trồng thủ công, thô sơ. - Người nông dân thường thiếu vốn sản xuất, đặc biệt là khi cần vốn để chuyển đổi cây trồng
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
- Hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, nâng cao độ phì đất.
- Có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình và nông trại.
- Nâng cao thu nhập.
- Là nguyên liệu để sản xuất bột giấy,ép thành ván dùng trong kiến trúc, nguyên liệu cho ngành sợi tổng hợp
- Có thể mở rộng diện tích ở những nơi có đủ điều kiện.
- Biến đổi khí hậu (bão, hạn hán và ngập úng lúc gieo trồng…).
- Thị trường giá cả mía thiếu ổn định. Tư thương ép giá.
- Giá vật tư gia tăng (phân bón, thuốc BVTV…)
Bảng 3.7. Phân tích SWOT cho LUT trồng hồ tiêu huyện Tây Hòa
Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
- Là loại hình được người nông dân ưu tiên đầu tư cho sản xuất
- Chất lượng đất phù hợp
- Nhân lực dồi dào, lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao.
- Vùng chuyên canh hồ tiêu lớn, tập trung. - Chính quyền địa phương và các nhà khoa học thường xuyên phối hợp với các công ty tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm.
- Các nông hộ có kinh nghiệm trong việc sản xuất hồ tiêu.
- Đường giao thông thuận tiện cho việc thu hoạch, bán sản phẩm
- Tiếp cận thông tin (kỹ thuật, giá cả) qua Internet - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật còn ở mức hạn chế: làm cỏ, bón phân, chăm sóc chưa đúng quy trình, dẫn đến các bệnh nấm (bệnh héo lá chết nhanh và vàng lá chết chậm).
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
- Là cây trồng có giá trị kinh tế cao, thị trường rộng lớn
- Nhận sự hỗ trợ của các công ty về: giống, kỹ thuật canh tác, phân bón, thuốc BVTV và thông tin thị trường…
- Có thể mở rộng diện tích ở những nơi có đủ điều kiện và cũng như trồng tái canh những diện tích già cỗi bằng các giống mới có năng suất cao.
- Biến đổi khí hậu (bão, hạn hán….) - Phát triển cây hồ tiêu thiếu quy hoạch. - Tư thương ép giá.
- Sử dụng thuốc BVTV
Từ cơ sở trên, chúng tôi thấy rằng: Cây hồ tiêu cho hiệu quả cao và phù hợp với các loại đất vùng đồi núi của huyện Tây Hòa, cây mía phù hợp với vùng đồng bằng và bán sơn địa. Chính vì vậy, trong đề tài này chúng tôi tiến hành đánh giá đất đa tiêu chí cho hai loại cây trồng là: Hồ tiêu và mía. Do đó, trong nội dung đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành đánh giá sự thích hợp đất đa tiêu chí cho 02 loại hình sử dụng đất trồng hồ tiêu và mía.
3.3. Đánh giá mức độ thích hợp tự nhiên đối với các loại hình sử dụng đất được lựa chọn.