Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thích hợp đất đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 43 - 49)

4. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tỉnh Phú Yên Huyện Tây Hòa

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Tây Hòa

Thông qua hình 3.1 cho thấy: Tây Hòa là một huyện thuộc tỉnh Phú Yên có tọa độ địa lý từ 12047’15” đến 13003’ độ vĩ Bắc và 109000’45” đến 109045’ độ kinh Đông. Tây Hòa nằm ở phía Nam tỉnh Phú Yên, phía Bắc giáp huyện Sơn Hòa và huyện Phú Hòa, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Đông giáp huyện Đông Hòa, phía tây giáp huyện Sông Hinh. Tây Hòa rộng 60.844 ha và có 118.647 người. Huyện được thành lập năm 2005, trên cơ sở phần phía Tây của huyện Tuy Hòa cũ. Phần còn lại phía Đông của huyện Tuy Hòa thành lập nên huyện Đông Hòa. Huyện Tây Hòa có 10 xã, 01 Thị trấn: Trong đó có 06 xã đồng bằng là Hòa Bình 1, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Mỹ Đông, Hòa Đồng, Hòa Tân Tây; 04 xã miền núi là Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Tây, Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây và Thị trấn Phú Thứ. Huyện Tây Hòa nằm ở sườn Đông của Trường Sơn, nơi tiếp giáp giữa vùng đồng bằng và miền núi, với nhiều dãy núi cao và đồi núi thấp. Tây Hòa có 2 dạng địa hình:

lớn tập trung ở xã Hòa Mỹ Tây: Hòa Dù (1.470m), Hòn Chúa (1.310 m), Hòn Kỳ Đà (1.193 m), Hòn Ông (1.110 m); địa hình phức tạp, độ dốc lớn.

- Vùng đồng bằng: Nằm về phía Bắc, trải dài từ Tây sang Đông, chiếm gần 50% diện tích tự nhiên; Phía Tây là vùng đất đỏ bazan có độ cao trung bình từ 30 - 40 m. Phía Đông là vùng đất phù sa, vùng đồng lúa lớn của tỉnh với sự bồi lắng phù sa của sông Ba (Đà Rằng) và sông Bánh Lái (Bàn Thạch).

3.1.1.2.Thời tiết, khí hậu

Theo báo cáo “Công bố đặc điểm Khí hậu Thủy văn tỉnh Phú Yên" năm 2014 của Đài khí tượng thủy văn Nam Trung Bộ thì thời tiết, khí hậu huyện Tây Hòa phân thành 02 vùng tiểu khí hậu:

- Tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển gồm thị trấn Phú Thứ và xã Hòa Bình 1 có đặc điểm: Lượng mưa trung bình khoảng từ 1900 - 2100 mm, thuộc diện mưa tương đối nhiều với số ngày mưa từ 100 - 131 ngày/năm. Từ tháng 9 đến tháng 12 là thời kỳ mưa nhiều nhất, lượng mưa trung bình tháng đều trên 200 mm. Thời kỳ mưa nhiều nhất tập trung vào tháng 10 và 11, lượng mưa trung bình tháng từ 500 - 600 mm với số ngày mưa trung bình tháng là 20 ngày. Tháng có lượng mưa thấp nhất trong năm rơi vào tháng 2 với lượng mưa trung bình tháng 18 mm với 7 ngày mưa/tháng. Tổng lượng mưa mùa khô từ 387- 421 mm chiếm 20% lượng mưa năm. Tổng lượng mưa mùa mưa từ 1520 - 1633 mm chiếm 80% lượng mưa năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 26.60C. Trong năm chỉ có 3 tháng từ tháng 12 đến tháng 2 có nhiệt độ trung bình dưới 240C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống 140C. Thời kỳ mùa hè nhiệt độ trung bình từ 27.2 - 29.20C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối có giá trị lớn thường gặp những trị số 38 - 400C. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm khoảng 6.90

C. Tổng nhiệt độ năm khoảng từ 9500 - 98000C. Hàng năm vào khoảng trung tuần tháng 3 đã xuất hiện gió Tây khô nóng và kết thúc vào tháng 8, có những năm sang đầu tháng 9. Trung bình năm xuất hiện khoảng 45 - 60 ngày khô nóng, gió tây khô nóng mạnh chiếm khoảng 2 - 5%. Độ ẩm tương đối trung bình từ 80- 85%, độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình 40 - 45%. Lượng bốc hơi khả năng từ 900 - 1100 mm. Ảnh hưởng của gió mạnh, gió bão khá lớn, tốc độ gió bão mạnh nhất có thể đạt trên 40 m/s.

- Vùng khí hậu phía Nam gồm các xã còn lại có đặc điểm: Lượng mưa trung bình khoảng từ 2100 - 2300 mm, vùng này được xem là vùng khí hậu nhiệt đới nhiều mưa. Tỉ lệ lượng mưa mùa khô từ 25 - 30% so với lượng mưa năm có tâm mưa ở khu vực thượng nguồn Sông Hinh cao nhất tỉnh, lượng mưa năm khoảng 2400 mm, số ngày mưa trung bình năm từ 110- 130 ngày mưa. Mùa khô lượng mưa thấp nhất từ 20 - 50 mm rơi vào tháng 2 đến tháng 4, với khoảng 4 ngày mưa/tháng. Từ tháng 9 đến tháng 12 có lượng mưa trung bình năm cao nhất từ 260- 680 mm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 260

C và giảm dần đến khoảng 250C ở khu vực có độ cao 100 - 200 m. Tháng lạnh nhất thuộc bốn

tháng 11, 12, 1, 2 với nhiệt độ trung bình từ 21.4 - 23.00C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối có thể xuống 11 - 130C. Thời kỳ mùa khô, nhiệt độ trung bình trên 260C, đại bộ phận các nơi có nhiệt độ trung bình cao nhất trên 330C, với tính chất địa hình đồi núi cao, nhiệt độ tối cao tuyệt đối có giá trị lớn, thường gặp trị số 38 - 400C. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm khoảng 8.60

C. Tổng nhiệt độ năm khoảng từ 8500- 90000C. Số ngày xuất hiện gió Tây khô nóng ở khu vực này tương đối ít khoảng 15 - 30 ngày, số ngày khô nóng mạnh chiếm khoảng 10%, thời gian xuất hiện khô nóng muộn vào khoảng tháng 4, tháng 5 và kết thúc vào tháng 8. Ảnh hưởng của gió mạnh, gió bão tương đối thấp, hàng năm liên tục khu vực phía Đông của vùng luôn chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Độ ẩm trung bình năm 85 %, do vùng này có độ ẩm lớn nên tổng lượng bốc hơi khả năng thấp nhất toàn tỉnh đạt khoảng 1100 mm/năm.

3.1.1.3. Thủy văn, sông ngòi

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn huyện có mật độ sông suối khá dày và phân bố tương đối đều, trong đó có 2 con sông lớn là sông Ba và sông Bánh Lái: Sông Ba có chiều dài 360 km, phần chảy qua địa bàn huyện là 34 km với tổng lượng nước đổ ra biển hàng năm khoảng 9,7 tỷ m3

. Sông Ba có tiềm năng thuỷ điện, thuỷ lợi lớn, hiện đã xây thủy điện Sông Hinh và thủy điện sông Ba Hạ, đập Đồng cam có thể tưới cho 19.800ha đất canh tác, đây là nguồn nước tưới cho cánh đồng của huyện thông qua hệ thống kênh chính Nam Đồng cam. Sông Bánh Lái có diện tích lưu vực không lớn, nhưng sông nằm cạnh dãy núi cao đón gió mùa Đông Bắc, thuộc vùng có lượng mưa dồi dào, lượng nước hàng năm đổ ra biển khoảng 0,8 tỷ m3

.

Hệ thống hồ: Toàn huyện có 4 hồ chứa nước với quy mô nhỏ ở xã Sơn Thành Đông và Sơn Thành Tây, là nguồn cung cấp nước tưới cho 700ha mía, sắn, hồ tiêu và phục vụ dân sinh.

Hệ thống kênh mương: Kênh chính Nam - Hệ thống Đồng Cam dài 37km, có bề rộng 9m dẫn nước từ sông Ba tưới cho 6400ha lúa nước 2 vụ ở các xã Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Bình 1, Thị trấn Phú Thứ, Hòa Đồng, Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Tân Tây.

Nguồn nước ngầm: Theo các tài liệu lỗ khoan địa chất thì nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện có 2 dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt, phần lớn là do nước mưa cung cấp, mực nước mặt cách mặt đất từ 0 - 3m và thoát qua các mạch nước hòa vào sông suối.

Nhìn chung, mạng lưới thuỷ văn trên địa bàn huyện phân bố khá đều, lượng nước dồi dào, đảm bảo nguồn nước cung cấp sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.

3.1.1.4.Tài nguyên đất a. Phân loại đất:

Theo kết quả điều tra và xây dựng bản đồ đất huyện tỉnh Phú Yên tỉ lệ 1:100.000 (2008) cho thấy huyện Tây Hòa có 7 nhóm đất gồm 14 loại đất chính được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích các nhóm, loại đất theo nguồn gốc phát sinh

Nhóm, loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) I. Nhóm đất cát C 815,51 1,34 1. Đất cát biển Cc 815,51 1,34 II. Nhóm đất phù sa P 16.258,89 26,72

2. Đất phù sa được bồi hàng năm Pb 3.371,93 5,54

3. Đất phù sa không được bồi P 4.277,03 7,03

4. Đất phù sa glây Pg 8.609,93 14,15

III. Nhóm đất thung lũng D 210,26 1,58

5. Đất dốc tụ D 210,26 1,58

IV. Nhóm đất đỏ vàng F 36.162,43 59,43

6. Đất nâu vàng trên đá Bazan Fu 1.144,81 1,88

7. Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 1.256,70 2,07

8. Đất nâu tím trên phiến thạch Fe 878,5 1,44

9. Đất đỏ vàng trên đá granit Fa 23.195,09 38,12 10. Đất đỏ vàng trên đá sét kết Fs 9.199,12 15,12 11. Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 488,21 0,80 V. Nhóm đất xám Xa 249,85 0,41 12. Đất xám trên Granit Xa 249,85 0,41 VI. Nhóm đất đen Ru 1.880,28 3,19

13. Đất nâu thẩm trên sản phẩm phong

hoá của bọt đá Bazan Ru 1.880,28 3,19

VII. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi H 1.799,12 3,19

14. Đất mùn vàng đỏ trên núi H 1.799,12 3,19

Nguồn: Báo cáo thuyết minh Bản đồ đất tỉnh Phú Yên năm 2008

Qua bảng 3.1 nhận thấy rằng nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn nhất, sau đó đến diện tích nhóm đất phù sa, các nhóm đất còn lại chiếm diện tích nhỏ hơn.

b. Đặc điểm các loại đất

Theo bảng 3.1 và báo cáo thuyết minh bản đồ đất tỉnh Phú Yên năm 2008 cho thấy đặc điểm các loại đất như sau:

- Đất cát biển (Cc): Loại đất này có diện tích 815,51ha, chiếm 1,34% tổng diện tích. Phân bố chủ yếu ở ven lưu vực sông Ba bao gồm các xã: Hòa Bình 1, Thị trấn Phú Thứ, Hòa Phong và Hòa Phú. Qua thu thập tài liệu, loại đất này có đặc điểm chung về thành phần cơ giới chủ yếu là cát, cát thô rời rạc (tỉ lệ cát > 90%), rất nghèo mùn (0,2 - 0,5%), đất có phản ứng chua (pH > 5). Vì vậy, khả năng khai thác loại đất này cho sản xuất nông nghiệp là rất hạn chế. Tuy nhiên, một số diện tích có thể canh tác các loại hoa màu, nhưng phải có biện pháp thâm canh rất cao và chế độ tưới hợp lý, ngoài ra còn dùng cho trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Có diện tích 3.371,93ha, chiếm 5,54% được phân bố chủ yếu ở khu vực ven sông Ba thuộc các xã Hòa Bình 1, Thị trấn Phú Thứ, Hòa Phong, Hòa phú. Đặc điểm chung của loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ, (thường từ cát pha - thịt nhẹ), phản ứng chua pH > 4,5, độ no bazơ nhỏ hơn 50%. Chất hữu cơ và mùn khá từ 2,0 - 3%, lân ở mức trung bình và nghèo (P2O5: 0,02 - 0,07%). Đất này rất thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp và được sử dụng vào trồng lúa nước.

- Đất phù sa không được bồi (P): Đất này có diện tích khá lớn 4.277,03ha, chiếm 7,03% diện tích tự nhiên, được phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng thuộc các xã Hòa Bình 1, Thị trấn Phú Thứ, Hòa Đồng, Hòa Tân Tây, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Tây, Hòa Phong, Hòa Phú và Sơn Thành Tây. Đặc điểm loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, có phản ứng ít chua pH > 5,0. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm khá 2,0 3,0%, thích hợp cho việc trồng lúa nước.

- Đất phù sa glây (Pg): Đây là loại đất bị biến đổi do quá trình canh tác. Loại đất này có diện tích khá lớn 8.609,93ha chiếm 14,15%, đất được phân bố nhiều ở vùng đồng bằng thuộc các xã Hòa Tân Tây, Hòa Bình 1, Hòa Đồng, Thị trấn Phú Thứ, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Đông, Hòa Phong, Hòa Phú. Qua khảo sát đặc điểm chung của loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, có phản ứng từ chua vừa đến chua (pH > 4,5), hàm lượng các chất dinh dưỡng khá nhưng tỉ lệ thấp hơn các loại đất phù sa trên do quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất diễn ra chậm. Nhìn chung, đất phù sa thích hợp cho canh tác nhiều loại cây trồng, đặc biệt là hình thành vùng chuyên canh lúa nước, các loại hoa màu, cây trồng cạn ngắn ngày.

- Đất dốc tụ (D): Diện tích 210,26ha chiếm 1,58%, phân bố ở ven chân đồi, đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi ở vùng cao mang xuống và bồi tụ ở chân sườn thoải hoặc khe dốc. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ và thịt trung bình, có glây ở độ sâu lớn hơn 30 cm. Hàm lượng mùn khá (2 - 3%), lân và kali nghèo,

đất thường có phản ứng chua pH > 4,5, lớp thực vật mọc dày, có khả năng khai thác trồng lúa theo phương pháp canh tác làm ruộng bậc thang.

- Đất nâu vàng trên đá Bazan (Fu): Có diện tích 1.144,81 ha chiếm 1,88% diện tích tự nhiên toàn huyện. Phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc của huyện thuộc các xã Sơn Thành Đông và Sơn Thành Tây. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Loại đất này có nhiều ưu điểm, giữ ẩm tốt, hàm lượng mùn khá (2 -3%), phản ứng đất chua pH > 4,5, song có nhược điểm là tầng đất mỏng, nhiều đá lẫn. Đất này thích hợp trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như đậu, lạc, mía, ngô và cây ăn quả.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Có diện tích 1.256,70ha chiếm 2,07%, phân bố chủ yếu ở bậc thềm cao phía Tây của huyện thuộc xã Sơn Thành Tây. Đất có độ dốc nhỏ, tầng dày lớn, thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha đến thịt nhẹ, phản ứng đất chua pH > 4,5, hàm lượng mùn trung bình (1- 2%), lân, ka li tổng số đều thấp, khả năng giữ nước kém. Đất thích hợp cho trồng các loại cây ăn quả và hoa màu.

- Đất nâu tím trên phiến thạch (Fe): Diện tích 878,5ha chiếm 1,44%, đất phân bố chủ yếu ở vùng đồi phía Tây của huyện thuộc xã Hòa Phú. Đặc điểm đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, phản ứng đất chua pH > 4,5, hàm lượng mùn khá (2 - 3%), có nhiều đá lẫn. Đất này thích hợp cho cây trồng cạn ngắn ngày và trồng rừng.

- Đất đỏ vàng trên đá Granit (Fa): Đây là loại đất có diện tích lớn nhất trong các loại đất 23.195,09ha chiếm 38,12%. Đất được phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Nam ở các xã Hòa Thịnh, Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Sơn Thành Đông và Sơn Thành Tây. Đất có độ dốc tương đối lớn > 150, địa hình đa dạng và phức tạp chủ yếu tập trung ở vùng núi cao, mức độ chia cắt mạnh. Đất có tầng dày < 30cm, thành phần cơ giới nhẹ có lẫn nhiều hạt thạch anh, khả năng giữ nước kém, phản ứng đất chua (pH từ 4 - 4,5), hàm lượng hữu cơ từ trung bình đến nghèo. Đối với loại đất này chỉ phù hợp cho việc trồng cây ăn quả, trồng rừng và trồng cỏ chăn nuôi gia súc.

- Đất xám trên Granit (Xa): Loại đất này có diện tích không đáng kể 249,85ha chiếm 0,41% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở vùng đồi núi phía Tây của huyện, nơi ở địa hình trung gian tiếp giáp vùng đồi núi thuộc xã SơnThành Tây và xã Hòa Mỹ Đông. Đặc điểm của đất có thành phần cơ giới thường thịt nhẹ, độ dốc lớn, tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, đất có phản ứng chua pH > 4,5. Đất thích hợp cho trồng rừng, những nơi đất bằng phẳng có khả năng phát triển nông nghiệp, cây trồng cạn ngắn ngày.

- Đất nâu thẩm trên sản phẩm phong hoá của bọt đá Bazan (Ru): Diện tích 1.880,28ha chiếm 3,19%, Phân bố chủ yếu ở 02 xã: Sơn Thành Đông và Sơn Thành Tây và một phần của xã Hòa Phú. Đất có đặc điểm là quá trình feralit mạnh, thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, kết cấu đất hơi xốp, hàm lượng mùn trung bình từ (1 - 2%), lân và kali trung bình đến khá, đất ít chua pH > 5,0. Đất có địa hình khá bằng phẳng

và thấp, tầng dày > 70cm, giữ ẩm tốt. Thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thích hợp đất đa tiêu chí phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 43 - 49)