Khái niệm quản lý và quản lý Nhà nước về đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2016 và định hướng đến năm 2020 của huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 25 - 26)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.1.3. Khái niệm quản lý và quản lý Nhà nước về đất đai

- Khái niệm đất: Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (m2, ha, km2) và độ phì nhiêu, màu mỡ.

- Sử dụng đất: Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử dụng. Việc sử dụng đất có thể được định nghĩa là: “ Những hoạt động của con người có liên quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên chúng”.

- Quản lý đất đai: Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ, cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm: các hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất, giám sát và quản lý việc sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng cho công tác quản lý.

Cho đến nay, trên thế giới có hai hệ thống hồ sơ quản lý đất đai: hệ thống địa bạ (Deed system) và hệ thống bằng khoán (Title system). Hệ thống địa bạ đã được áp dụng từ rất lâu đời, hệ thống hồ sơ gồm: một là các sổ sách địa chính mô tả thửa đất theo kiểu sơ đồ do chính quyền quản lý và hai là các giấy tờ pháp lý dựa trên cơ sở các khế ước, văn tự được pháp luật thừa nhận. Khi các mối quan hệ đất đai trở nên phức tạp hơn người ta sử dụng một hệ thống hồ sơ hiện đại hơn gọi là hệ thống bằng khoán. Hệ thống này bao gồm: một là bản đồ địa chính, hai là các hồ sơ đăng ký đất đai và ba là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khi kinh tế thế giới chuyển sang giai đoạn công nghiệp, con người đã ý thức được rõ hơn ý nghĩa của quan hệ đất đai ở tầm vĩ mô, từ đó xuất hiện khái niệm “quản lý đất đai hiện đại”. Quản lý đất đai hiện đại bao gồm các nội dung sau:

- Điều tra, khảo sát để nắm vững được toàn bộ số lượng và chất lượng của tài nguyên cả nước;

- Thành lập hệ thống hồ sơ địa chính để quản lý đến từng thửa đất về mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý làm cơ sở để giải quyết mối quan hệ dân sự và hành chính về đất đai và xây dựng hiện trạng sử dụng đất chính xác;

- Xây dựng hệ thống pháp luật về đất đai, các chính sách đất đai để điều chỉnh các mối quan hệ đất đai từ từng thửa đất (vi mô) tới toàn bộ tài nguyên đất (vĩ mô);

- Xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ, theo ngành và cả nước để thiết lập mặt bằng, cơ cấu sử dụng đất có lợi cho ổn định chính trị, công bằng xã hội và phát triển kinh tế, trong đó có quyền lợi của từng người sử dụng đất.

Vì vậy, phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội có nguồn gốc từ quan hệ đất đai trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất để hoạch định và điều chỉnh các chính sách và pháp luật về đất đai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2016 và định hướng đến năm 2020 của huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)