Khái quát về quy hoạch sử dụng đất của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2016 và định hướng đến năm 2020 của huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 27 - 28)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.1. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất của các nước trên thế giới

Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đã được tiến hành từ nhiều năm trước đây. Vì vậy, họ đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và công tác này càng được chú trọng và phát triển. Nó chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất, đặc biệt là phát triển sản xuất nông nghiệp.

Từ khi con người bước vào thế giới công nghệ cùng với sự phát triển lớn mạnh của kinh tế thị trường, thì đất đai có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước. Một yêu cầu đặt ra là làm thế nào vừa đảm bảo được sự phát triển, vừa quản lý được nguồn tài nguyên quý giá.

Quy hoạch sử dụng đất luôn có vị trí quan trọng trong thực hiện công tác quản lý đất đai của mỗi quốc gia và được tiến hành từ nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi nước mà phương pháp và quan điểm quy hoạch sử dụng đất có đặc thù khác nhau và quá trình thực hiện cũng vậy.

Ở các quốc gia phát triển như Đức, Mỹ quy hoạch sử dụng đất luôn gắn liền với việc giải quyết các yêu cầu về môi trường, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả bền vững. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất tại các nước này có tính khả thi cao. Những nguyên tắc về sử dụng đất được thông qua ở thành phố NewYork từ năm 1916 đến những năm 30 và hầu hết các Bang của nước Mỹ tuân thủ theo nguyên tắc này. Đến những năm 70, các Bang ngày gặp phải một số vấn đề về môi trường và sự bảo tồn các di tích lịch sử nên đòi hỏi phải có những nguyên tắc và tầm nhìn xa hơn. Từ đòi hỏi trên, Luật đất đai mới của Mỹ đã hình thành hệ thống quy hoạch sử dụng đất mới.

Ở Đức, điển hình là thành phố Berlin, hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã được xây dựng từ rất sớm. Chỉ vài năm sau khi có sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ đất nước,

năm 1994, hệ thống quy hoạch sử dụng đất được xây dựng với bản đồ tỉ lệ 1:50.000. Sau đó, việc điều chỉnh và cập nhật những biến động đất đai cho phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và mục tiêu của Chính phủ được tiến hành thường xuyên. Do đó, hệ thống quy hoạch sử dụng đất ở thành phố Berlin nói riêng, của Đức nói chung có hiệu quả cao, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm và bền vững, tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế.

Ở Pháp, quy hoạch sử dụng đất được xây dựng theo hình thức mô hình hoá nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong việc sử dụng tài nguyên, môi trường và lao động, áp dụng bài toán quy hoạch tuyến tính có cấu trúc sản xuất hợp lý, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ở Campuchia, do nền kinh tế kém phát triển, có xuất phát điểm thấp, tình hình chính trị rối loạn, nhiều nhà khoa học đã bị giết, nên trước những năm 2000, công tác quản lý đất đai chưa được quan tâm, chưa hình thành được hệ thống Luật đất đai và quy hoạch sử dụng đất. Đến năm 2000, Bộ quy hoạch đất đai và xây dựng đã hoàn thiện Luật đất đai, nhưng công tác quy hoạch sử dụng đất còn gặp niều khó khăn, kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương không rõ ràng nên sử dụng đất kém hiệu quả và làm suy thoái đất. Mặc dù vậy, nhờ có sự cố gắng tìm hiểu, học hỏi, nghiên cứu công tác quản lý, sử dụng đất đai của các nhà khoa học nên Campuchia đã xây dựng được hệ thống Luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng bộ.

Nhìn chung, hệ thống pháp luật đất đai ở các nước phát triển tương đối hoàn thiện nên công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất được triển khai tốt, sử dụng đảm bảo hiệu quả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Ở các nước kém phát triển, do thiếu kinh phí, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn, nên hệ thống Luật đất đai không đồng bộ, hệ thống quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả không cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2016 và định hướng đến năm 2020 của huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 27 - 28)