Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội gây áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2016 và định hướng đến năm 2020 của huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 49 - 51)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.6. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội gây áp

áp lực lên đất đai

3.1.6.1. Những thuận lợi

- Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, tiếp giáp với khu vực kinh tế phát triển như: thành phố Biên Hòa, tỉnh Bình Dương và có các tuyến giao thông thủy bộ quan trọng đã tạo cho huyện Vĩnh Cửu có nhiều lợi thế để thu hút vốn đầu từ phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ - du lịch; phát huy các nguồn lực sẵn có để đẩy mạnh nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, nâng cao đời sống của người dân, đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai cũng như toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Khí hậu ôn hòa, không có các hạn chế về thời tiết (bão, lụt, gió lạnh, sương muối…); các vấn đề về môi trường đang được quan tâm nên chưa có những phát sinh phức tạp.

Nguồn tài nguyên khá phong phú đặc biệt là tài nguyên rừng rất lớn nên luôn giữ cho huyện nằm trong vùng khí hậu mát mẻ quanh năm; nguồn nước mặt phong phú nên đã điều tiết, ngăn chặn được sự xâm nhập của thủy triều, ngăn lũ, hạn chế thiên tai; đồng thời tạo nguôn nước phục vụ cho nhà máy thủy điện Trị An, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt cho huyện và tỉnh.

Địa hình tương đối bằng phẳng, cùng với tài nguyên đất phong phú thích hợp cho phát triển cây trồng ăn quả (đặc biệt là cây bưởi, xoài..), lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản.

- Về điều kiện kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường:

Tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của huyện trong những năm qua luôn ở mức cao, tổng sản phẩm xã hội hàng năm tăng cao; sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,96%/ năm. Các thành phần kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp đều có mức tăng trưởng tốt, công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng khẳng định vị thế trong việc tạo ra nguồn thu ngân sách cho huyện. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp (66,72% đúng định hướng thu hút đầu tư của tỉnh). Công nghiệp phát triển trong những năm qua đã thúc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông, lâm thủy sản.

Lĩnh vực thương mại - dịch vụ phát triển khá tốt, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 15,1%/ năm. Các dịch vụ về vận tải, dịch vụ phục vụ cho công nhân, công

nghệ thông tin có mức phát triển tốt theo hướng xã hội hóa, dịch vụ về du lịch đã được định hình và được đầu tư những dịch vụ cơ bản khai thác tiềm năng, nhất là du lịch vườn và du lịch sinh thái về nguồn.

Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển khá tốt, giá trị sản xuất tăng bình quân 4,93%/năm. Hệ thống thủy lơi phục vụ sản xuất được quan tâm đầu tư, các dịch vụ khuyến nông, bảo vệ thực vật được tổ chức thực hiện kha hiệu quả, đã hình thành những cánh đồng mẫu lớn, tạo thuận lợi cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng cơ giới hóa trên những cây trồng chủ lực của huyện như bưởi, xoài, lúa chất lượng cao. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất nông ngiệp (24,27%), chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại và áp dụng kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng ngừa dịch bệnh. Công tác chăm sóc, bảo tồn tài nguyên rừng và phát triển đa dạng sinh học được chú trọng.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được thực hiện, tập trung các nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước và xã hội hóa cho các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, hạ tầng giao thông; một số cơ sở vật chất kỹ thuật, xã hội các công trình công cộng được đầu tư khá đồng bộ như: trụ sở làm việc các ban ngành, trường học, cấp nước được xây dựng phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân trong huyện.

Đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, các chính sách về kinh tế và xã hội được quan tâm thường xuyên như: chính sách về giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao, chính sách về xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ gia đình cách mạng, gia đình có công và gia đình thương binh liệt sỹ,…

3.1.6.2. Những khó khăn và tồn tại

- Về điều kiện tư nhiên, tài nguyên thiên nhiên:

Nằm ở vị trí thượng nguồn sông Đồng Nai đã đặt ra cho Vĩnh Cửu một thách thức không nhỏ trong qua trình phát triển đó là phát triển bền vững kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, việc kêu gọi đầu tư có những khó khăn nhất định so với các huyện khác trong tỉnh.

Không gian lãnh thổ bị chia cắt do xây dựng các công trình quốc gia như đường điện 500kV, các công trình an ninh, quốc phòng, giữ rừng đầu nguồn, hồ Trị An… nên không gian cho phát triển kinh tế xã hội ở huyện bị hạn chế.

Do nhiều năm trước tài nguyên rừng bị khai thác quá mức nên vào mùa mưa thường gây tình trạng lũ quét, đất bị xói mòn ảnh hưởng đến độ phì và hiệu quả sản xuất, đồng thời tác động mạnh đến môi trường sinh thái.

Tài nguyên du lịch có tiềm năng lớn nhưng chưa được đầu tư khai thác triệt để nên nguồn lợi thu được từ ngành này còn hạn chế.

- Về kinh tế - xã hội:

Kinh tế có duy trì nhịp độ phát triển nhưng chưa cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm so với mục tiêu. Tỉ lệ lấp đầy khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch còn thấp (đạt 31,7%); Kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh đặc biệt là về lĩnh vực giao thông chưa đồng bộ và thiếu tính kết nối với các vùng lân cận, tỷ lệ đường cấp phối sỏi đỏ và đường đất còn chiếm đa số, chất lượng đường kém, mặt đường nhỏ hẹp nên việc đi lại của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp tuy có chuyển biến nhưng chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả còn chậm, phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ, mối liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn yếu, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn bấp bênh. Việc đầu tư và tổ chức di dời các cơ sở chăn nuôi vào vùng chăn nuôi còn rất chậm.

Công tác quản lý về đất đai, khoáng sản, môi trường tuy được quan tâm, nhưng tình trạng xây dựng không phép, sử dụng đất đai sai mục đích, chuyển nhượng trái phép xảy ra nhiều, nhất là khu vực phát triển công nghiệp như Thạnh Phú. Việc quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản còn nhiều bất cập, nhất là quản lý về môi trường trong khai thác khoáng sản còn gây bức xúc cho người dân. Việc di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường chậm so với lộ trình đề ra. Tình hình giải tỏa đền bù chậm, ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án đầu tư.

Về hạ tầng xã hội, tại một số khu vực đông dân cư có khu công nghiệp phát triển dân số cơ học tăng theo đã xảy ra tình trạng quá tải trường lớp; việc kêu gọi xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa- thể thao và việc phát huy công năng của các trung tâm văn hóa thể thao xã, thị trấn chưa cao, đâu tư xây dựng trung tâm văn hóa thể thao cấp xã chưa đạt mục tiêu.

Lực lượng lao động nhiều nhưng lao động chất lượng cao thì hạn chế nên cũng gây khó khăn cho giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2016 và định hướng đến năm 2020 của huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 49 - 51)