Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2016 và định hướng đến năm 2020 của huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 47 - 49)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.5. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng

3.1.5.1. Giao thông

* Hệ thống đường tỉnh: Trên địa bàn huyện hiện có 07 tuyến đường tỉnh đi qua với tổng chiều dài 104,2 km trong đó có 102,2 km được nhựa hóa, đạt tỷ lệ 98%.

Bằng nguồn vốn BOT của doanh nghiệp, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, huyện và nguồn vốn do nhân dân đóng góp, trong năm 2015 huyện đã triển khai xây dựng và hoàn thành một số công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội như: tuyến đường liên huyện Vĩnh Tân - Cây Điệp, triển khai thi công tuyến đường Cộ - Cây Xoài, đường Bến Xúc , Đường Lò Than, Xóm Cháy xã Tân An; Đường Đồi 74 (Trị An), Đường Đò xã Bình Hòa,… cùng các tuyến đường dân sinh thuộc địa bàn các khu phố, xóm, ấp tại các xã, thị trấn Vĩnh An thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện; hoàn thành hệ thống chiếu sáng đường Hương lộ 7, Hương lộ 15; hoàn thành sửa chữa hệ thống chiếu sáng trên địa bàn huyện; tổ chức lắp đặt bổ sung biển báo, đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường huyện tại một số vị trí đường giao nhau: Ngã ba giao giữa đường Bình Lục - Long Phú và đường Hương Lộ 7 (ngã ba Bình Thảo), ngã ba giao giữa đường Hương lộ 15 và ĐT 768 (ngã ba Cây Dừa), ngã ba giao giữa Hương lộ 15 và Hương lộ 6, ngã ba giao giữa đường ĐT 761 và đường Bình Chánh - ấp 4. Ngoài ra, huyện đã tiếp nhận và đưa vào hoạt động hệ thống chiếu sáng do công ty Sonadezi bàn giao tại xã Bình Hòa.

*Hệ thống đường huyện:Trong năm 2016, huyện đã tiến hành đầu tư nâng cấp

bê tông nhựa 04 tuyến đường (đường Bến Xúc, Đường Bàu Tre, đường Cộ Cây Xoài, đường Sở Quýt giai đoạn 1) với tổng chiều dài 18,3 km, nâng tổng số km đường huyện được nhựa hóa lên 77,7 km, đạt tỷ lệ 72,8%.

* Hệ thống đường xã: Trong năm 2016 trên địa bàn huyện có 42 tuyến đường

giao thông nông thôn (đường Lò Than, Xóm Cháy xã Tân An, đường Đồi 74 xã Trị An, Đường Bến Đò xã Bình Hòa, …và các tuyến đường dân sinh thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện.) được đầu tư bê tông hóa với tổng chiều dài khoảng 44,7 km.

- Giao thông đường thủy trên sông Đồng Nai và trên hồ Trị An đã giải quyết nhu cầu du lịch giải trí và vận chuyển hoàng hóa của nhân dân.

Trên địa bàn huyện có 8 bến bãi vận tải thủy đang hoạt động nhưng với quy mô nhỏ gồm: 1 bến xuất cát, 3 bến xuất đất đỏ, 3 bến xuất đá Thiện Tân trên sông Đồng Nai cho xà lan trên 500 tấn, 1 bến Puzalan tại Đại An sông Đồng Nai cho ghe gỗ nhỏ hơn 100 tấn.

Đến nay, đã hình thành bến thủy nội địa của các đơn vị như công ty Xi măng Hà Tiên 2, công ty Đồng Tân, công ty TNHH 1 Thành viên Xây dựng và sản xuất Vật liệu Biên Hòa,...; các bến đò vận chuyển hành khách và hàng hóa gồm bến đò Thới Sơn, bến

đò (Bạch Đằng) Lợi Hòa, bến đò ấp 6, bến đò Tân An, bến đò Trị An, bến Tân Định,... Bên cạnh đó hệ thống Sông Đồng Nai từ hạ lưu đập Trị An theo các sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Đồng Tranh - Thị Vải đi ra biển, đây là tuyến đường thủy quan trọng tạo điều kiện thuận lợi phát triển vận tải hàng hoá trên địa bàn tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

3.1.5.2. Thủy lợi

Huyện có nguồn nước mặt dồi dào nhưng việc sử dụng nguồn nước này vào trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Vì vậy trong giai đoạn đầu của kỳ quy hoạch cần ưu tiên tập trung đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhân dân.

3.1.5.3. Hệ thống cấp, thoát nước

* Hệ thống cấp nước: thực hiện chương trình nước sạch, đến nay huyện Vĩnh Cửu có số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh toàn huyện đạt 95%, tăng 11% so với năm 2000 và cao hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh (93%). Ngoài ra dự án cấp nước ấp Ông Hường xã Thiện Tân đã thi công xong và đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên hệ thống cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, nhất vào mùa khô một số khu vực còn thiếu nước sinh hoạt, việc sử dụng nước sinh hoạt của người dân vẫn theo hình thức tự phát, truyền thống thông qua việc khai thác nước dưới đất bằng giếng khoan hoặc giếng đào để sử dụng.

* Hệ thống thoát nước:

Trong năm 2016 đã hoàn chỉnh hệ thống thoát nước dọc tuyến ĐT 768 đoạn qua xã Thạnh Phú và Bình Hòa, tuy nhiên trong các khu dân cư hệ thống thoát nước vẫn còn chưa đầy đủ, nhà máy xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định.

3.1.5.4. Hệ thống cấp điện

Huyện Vĩnh Cửu được cấp điện từ trạm 110/22 kV - 40 MA Thạnh Phú, nhận điện từ trạm 220 kV Trị An qua đường dây Trị An - Thạnh Phú; Nhìn chung, mạng lưới điện trên địa bàn đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Đến năm 2011 tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn huyện đạt 99%, trong đó sử dụng điện trực tiếp đạt 95%. Số hộ còn lại không có điện do nằm trong khu dân cư trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên và Văn hóa, thuộc diện phải di dời.

3.1.5.5. Bưu chính - viễn thông

Hệ thống thông tin bưu điện đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thông tin liên lạc, bưu chính, báo chí, ... Đến nay, các khối cơ quan và trung tâm huyện, hệ thống cấp xã cũng đã đạt 12/12 xã, thị trấn có điện thoại để bàn tại văn phòng làm việc, phục vụ thông tin liên lạc nhanh chóng đáp ứng kịp thời công tác lãnh đạo và chỉ đạo xuyên suốt từ tỉnh đến huyện và xã. Ngoài ra ở các khu dân cư, cũng đã phát triển

mạnh mạng lưới điện thoại cố định và di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và giao dịch sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2016 và định hướng đến năm 2020 của huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 47 - 49)