Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Cửu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2016 và định hướng đến năm 2020 của huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 74 - 92)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Vĩnh Cửu

3.3.1.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Phát triển kinh tế ổn định và bền vững, đưa ngành công nghiệp trở thành ngàn kinh tế chủ yếu cùng với tăng dần tỷ trọng phát triển ngành thương mại-dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và sạch; gắn sản xuất cho nhân dân. Sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã từng bước phát huy được tính dân chủ, công khai, minh bạch, hạn chế được những tiêu cực trong công tác quản lý đất đai, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần phát triển ổn định thị trường bất động sản, khai thác tốt hơn nguồn lực đất đai, làm cho việc sử dụng đất đai ngày càng tiết kiệm và đạt được hiệu quả cao. Nguồn thu từ đất trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách.

Ông Trần Xuân Hồng (Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Đống Nai, chi nhánh huyện Vĩnh Cửu):

- Quy hoạch sử dụng đất còn dự báo chưa chính xác, chưa đồng bộ với quy hoạch của các ngành. Do đó, kế hoạch sử dụng đất dựa trên các dự báo về phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp. Trong khi đó, việc dự báo nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp còn hạn chế, độ chính xác chưa cao; kế hoạch sử dụng đất chưa xác định nhu cầu sử dụng đất phù hợp với tiến độ các công trình dự án; quy mô, vị trí sử dụng đất của một số công trình, dự án còn chưa chính xác do thay đổi nhu cầu sử dụng đất của ngành, lĩnh vực và nhu cầu của các nhà đầu tư... nên đã dẫn đến việc phân bố quỹ đất chưa thật sự hợp lý.

- Tỷ lệ thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chưa cao, như: đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất phát triển hạ tầng; đất ở nông thôn, đô thị.

- Nhu cầu về vốn đầu tư đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật của các địa phương là rất lớn trong khi ngân sách có hạn nên chưa thể bố trí vốn để thực hiện các dự án, dẫn đến các dự án chậm triển khai công tác bồi thường, phê duyệt phương án bồi thường.;

với bảo vệ môi trường; thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai; xây dựng thị trấn Vĩnh An trở thành đô thị loại V; từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ để xây dựng đô thị Thạnh Phú theo định hướng quy hoạch của tỉnh,... nhằm đưa Vĩnh Cửu trở thành huyện công nghiệp hóa - hiện đại hóa và tất cả các xã đều đạt tiêu chí nông thôn mới, trong đó:

- Tập trung huy động mọi nguồn lực, phát huy các ưu thế, sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng của huyện vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội và đô thị hóa với tốc độ nhanh, gắn kết chặt chẽ quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phấn đấu đưa Vĩnh Cửu thành huyện có tốc độ tăng trưởng nhanh.

- Chú trọng phát triển công nghiệp và đô thị làm động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trên cơ sở kế thừa có chọn lọc hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đã có, nhanh chóng tạo ra các tiềm lực bên trong vững mạnh để tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài về thu hút vốn đầu tư, công nghệ mới và tìm kiếm thị trường;

- Tập trung phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao, phát triển toàn diện và tạo sự liên kết chặt chẽ giữa Vĩnh Cửu với các địa phương lân cận cũng như kết nối với toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;

- Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội; giữa phát triển công nghiệp với phát triển đô thị; giữa phát triển ổn định nông thôn với đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nhằm giải quyết việc làm, nâng cao mức sống và dân trí, tạo nên sự phát triển hài hòa về kinh tế với xã hội và về không gian lãnh thổ; Phối hợp hiệu quả với các ngành, đơn vị và địa phương liên quan để đầu tư phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn, nhất là khai thác hiệu quả tiềm năng hồ Trị An, sông Đồng Nai, hệ sinh thái rừng và các di tích lịch sử trong khu Bảo tồn Thiên nhiên -Văn hóa Đồng Nai gắn kết các điểm du lịch với khu du lịch vườn Quốc gia Nam Cát Tiên.

- Phát triển kinh tế cần đặc biệt chú trọng đến bảo vệ tài nguyên môi trường, kết hợp kinh tế với quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị và xã hội.[12]

3.3.1.2. Chỉ tiêu về kinh tế

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, trong đó khu vực dịch vụ chiếm 36,4%, khu vực công nghiệp chiếm 58,3% và khu vực nông nghiệp chiếm 5,3%.

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng 10%/ năm. - Giá trị ngành thương mại- dịch vụ tăng 15%/ năm.

- Tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản tăng từ 4%/ năm trở lên. - Thu nhập bình quân đầu người tính đến năm 2020 đạt 1.850 USD/người.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn phấn đấu vượt dự toán pháp lệnh hàng năm từ 5 đến 10%.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 34-35 nghìn tỷ đồng.

Đến năm 2017, Vĩnh Cửu trở thành huyện nông thôn mới và đến năm 2020 có 40% số xã đạt tiêu chí nâng cao của nông thôn mới[12].

3.3.1.3. Chỉ tiêu về xã hội

- Quy mô dân số trung bình đến năm 2020 là 200 nghìn người. - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 thấp hơn 1%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65% đến năm 2020. Hàng năm, giải quyết vệc làm mới cho 1.500 lao động.

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (chiều cao theo độ tuổi dưới 15% và cân nặng theo độ tuổi dưới 5%).

+ Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo độ tuổi dưới 15% và cân nặng theo độ tuổi dưới 5%.

+ Phấn đấu 100% trạm y tế xã có bác sỹ phục vụ khám chữa bệnh. Giữ vững 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế.

+ Nâng tuổi thọ trung bình của dân số lên 78 tuổi.

+ Huy động số trẻ đúng độ tuổi nhà trẻ ra lớp đạt tỉ lệ 25%; trẻ vào mẫu giáo đạt 90%; trong đó, mẫu giáo 50 tuổi ra lớp đạt 98%; 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 100%; học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 đạt 85%.

+ Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS; trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 đạt 95%; mức độ 2 đạt tỉ lệ 5% đến năm 2020.

+ Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa khoảng 98%; trên 90% ấp, khu phố đạt danh hiệu ấp, khu phố văn hóa; cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức chính trị và Nhà nước đạt danh hiệu văn hóa 100%[12].

3.3.1.4. Chỉ tiêu về môi trường

- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý các tài nguyên, khoáng sản. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu điện tử về tài nguyên và môi trường [12].

- Ổn định tỷ lệ che phủ của cây xanh đạt 65%, trong đó, tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 63%.

- Thu gom và xử lý 100% chất thải y tế, 95% chất thải nguy hại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp không nguy hại đạt 96;

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt trên 99%, trong đó đúng chuẩn đạt 95%. - Tỷ lệ hộ dùng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia đạt 80%.

3.3.2. Đề xuất định hướng kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015), mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đến năm 2020 của huyện; quy hoạch của các ngành, lĩnh vực; nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các xã thị trấn và đặc biệt để đáp ứng các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh phân bổ, đề xuất kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Vĩnh Cửu như sau:

3.3.2.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Phát triển nền nông nghiệp sinh thái toàn diện, bền vững với nhiều thành phần kinh tế; xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu trong ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn đạt năng xuất chất lượng cao, an toàn, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh, tăng giá trị và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến và quá trình đô thị hóa.

Kết hợp phát triển nông nghiệp với việc xây dựng nông thôn mới, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân nông thôn, áp dụng tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa nông thôn với thành thị.

Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm dần tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, trong đó chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, năng suất cao, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và yêu cầu của thị trường. Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, chuyên môn hóa dưới hình thức gia trại, trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi, trong đó áp dụng các biện pháp xử lý chất thải, phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Phát triển lâm nghiệp toàn diện, bền vững trong đó tăng cường công tác bảo tồn và làm giàu vốn rừng; tổ chức di dời, tái định canh, định cư cho các hộ dân đang sinh sống trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai thuộc 02 xã Mã Đà, Hiếu Liêm ra bên ngoài; xây dựng phương án bảo tồn, tổ chức khai thác có hiệu quả, hợp lý

diện tích rừng tre, nứa ở vùng đệm để cung ứng nguyên liệu cho các ngành nghề truyền thống trên địa bàn của huyện.

Chú trọng công tác trồng và khai thác rừng sản xuất để cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, đồ gỗ và mang lại thu nhập cho người trồng rừng, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và bảo vệ môi trường.

Tập trung đầu tư thâm canh phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản thông qua chuyển đổi một số diện tích đất lúa một vụ bị ngập úng, sản xuất không hiệu quả; không phát triển thêm số lượng bè cá trong hồ Trị An để bảo vệ nguồn nước sinh hoạt.

Tăng cường phát triển ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông - lâm - thủy sản để đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản đã qua chế biến.

* Mục tiêu cụ thể :

Tổng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản bình quân 5%/năm. Trong đó, nông nghiệp tăng trên 5% (trồng trọt tăng trên 3,6%, chăn nuôi tăng 6,7-7,0%), lâm nghiệp tăng 3-3,5%, thủy sản tăng 5,5-6,0%.

- Đến năm 2020, tỷ trọng giá trị sản xuất các lĩnh vực là: nông nghiệp 89,11%, thủy sản 7,52%, lâm nghiệp 3,37%. Cơ cấu ngành nông nghiệp: trồng trọt: 50,88%, chăn nuôi 44,99%, dịch vụ nông nghiệp 4,13%.

- Bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp /1ha đất sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 200 triệu đồng.

- Bình quân giá trị sản xuất trồng trọt trên 1 ha đất canh tác đạt 100 triệu đồng. - Độ che phủ đạt 69%, trong đó độ che phủ rừng đạt trên 63%.

Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, kết quả rà soát quy hoạch 03 loại rừng,… và nhu cầu của các Sở, ngành, địa phương, dự kiến đến năm 2020 sẽ thực hiện nhiều dự án, công trình quy mô lớn, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội thiết yếu nhằm thức đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển, từng bước đưa Vĩnh Cửu trở thành huyện công nghiệp hóa - hiện đại hóa và đạt chuẩn huyện nông thôn mới có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp là 87.035,76 ha, giảm 2.387,60 ha so với năm 2016 do chuyển sang đất phi nông nghiệp.

+ Đất trồng lúa

Đẩy mạnh đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi, tăng năng suất đối với các khu vực trồng lúa thuận lợi, ổn định, có hệ thống tưới tiêu chủ động; hạn chế tối đa việc chuyển diện tích đất trồng lúa hiệu quả sang các loại đất khác, chỉ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với các khu vực đất lúa có địa hình không thuận lợi, sản xuất nhờ nước trời, khu vực trồng lúa nhỏ lẻ hình thành các vùng chuyên canh tập trung từ đó nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất sản xuất và cải thiện thu nhập cho người nông dân theo tiêu chí nông thôn mới; tiếp tục việc chuyển mục đích đất trồng lúa nằm trong các dự án phi nông nghiệp theo phương án quy hoạch được duyệt. Dự kiến đến năm 2020, đất trồng lúa có diện tích 2.211,57 ha, giảm 508,15 ha so với năm 2016.

Diện tích giảm 540,49 ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp 344,97 ha để thực hiện các dự án có quy mô lớn như: cụm công nghiệp Thiện Tân (38ha), các mỏ khai thác vật liệu xây dựng Bình Lợi (22 ha),Thiện Tân - Tân An (21 ha), Đồi Chùa 1 - Tân An (19 ha),... và chu chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp 195,52 ha ha (tại một số khu vực trồng lúa 01 vụ bấp bênh, thiếu hệ thống tưới, tiêu, chủ yếu dựa vào thời tiết, sản xuất lúa không hiệu quả nên người sử dụng đất đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây khác như hoa màu, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả cao hơn và phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế địa phương).

Đồng thời, diện tích tăng 32,34 ha, do nạo vét hệ thống kênh mương tại xã Trị An để chuyển đổi đất trồng cây hàng năm còn lại sang đất chuyên trồng lúa.

Trong đó, đất chuyên trồng lúa nước:Giảm 239,95 ha so với với năm 2016. Diện tích giảm chủ yếu để thực hiện các dự án đã nằm trong quy hoạch được duyệt nhưng chưa triển khai thực hiện, sẽ tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2020, các dự án bổ sung có sử dụng đất chuyên trồng lúa rất ít (chỉ khoảng 3 ha). Đồng thời, đất chuyên trồng lúa tăng 32,34 ha từ đất trồng cây hàng năm do thực hiện Vùng chuyên lúa (chuyển đổi trồng màu) tại xã Trị An.

+ Đất trồng cây hàng năm khác

Hình thành các vùng chuyên canh rau, hoa, mía, mì,…trên địa bàn huyện. Thực hiện thí điểm mô hình tại các xã Vĩnh Tân (20 ha), Thạnh Phú (10 ha), Trị An (10 ha), Hiếu Liêm (20 ha) từ đó nhân ra diện rộng. Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất rau sạch ứng dụng công nghệ cao tiêu chuẩn Việt GAP; sản xuất hàng hóa theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2016 và định hướng đến năm 2020 của huyện vĩnh cửu tỉnh đồng nai (Trang 74 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)