3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.2. Thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp ở nước ta
Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được ban hành tại Quyết định số 3158/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố hiện trạng rừng năm 2015, như sau:
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng toàn quốc năm 2015 là: 14.061.856 ha. trong đó: đất rừng tự nhiên: 10.175.519 ha; đất rừng trồng: 3.886.337 ha. Phân theo tính năng: rừng sản xuất: 6.668.202 ha; rừng phòng hộ: 4.462.635 ha; rừng đặc dụng: 2.106.051 ha.
- Độ che phủ rừng năm 2005 đạt 37%, năm 2010 đạt 39,5% và năm 2015 đạt 40,84%. Như vậy, trong 10 năm (2005 - 2015) diện tích rừng cả nước tăng 1,45 triệu ha, độ che phủ tăng 3,84% (trung bình tăng 0,38 %/ năm).
Bảng 1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp cả nước tính đến 31/12/2015
TT Đối tượng quản lý, sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Ban Quản lý 4.896.160 34,82
2 Doanh nghiệp Nhà nước 1.454.361 10,34 3 Tổ chức kinh tế khác 241.534 1,72 4 Đơn vị vũ trang 170.161 1,21 5 Hộ gia đình 3.145.967 22,37 6 Cộng đồng 1.110.408 7,90 7 Tổ chức khác 342.446 2,43 8 UBND 2.700.819 19,21 Tổng 14.061.856 100
Nguồn: Bộ NN&PTNT, năm 2016 [3])
Trên diện tích đất lâm nghiệp của cả nước hiện có 87 khu rừng đặc dụng, chủ yếu là đất có rừng, tổ chức quốc doanh mới chỉ quản lý được 22 khu rừng phòng hộ với 6 triệu ha trong đó có 2,5 triệu ha đất có rừng và 3,5 triệu ha đất chưa có rừng. Nhà nước mới trực tiếp quản lý được 11 triệu ha đất rừng sản xuất gồm 6 triệu ha đất có rừng và 5 triệu ha đất chưa thành rừng, các lâm trường trực tiếp quản lý 4,5 triệu ha đất có rừng sản xuất.
Qua khảo sát thực tế trong nhiều năm trước đây cho thấy chỉ có khoảng hơn 30% diện tích được giao là sử dụng có hiệu quả, trong đó: trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ 1,5 triệu ha; làm vườn rừng, trại rừng 0,5 triệu ha; số còn lại vẫn bỏ hoang hóa qua nhiều thời kỳ. Cơ chế mới hiện nay trong giao đất lâm nghiệp là gắn giao đất cho từng đối tượng với mục đích sử dụng từng loại rừng, phối hợp chặt chẽ giữa giao đất làm lâm nghiệp với việc khoán, bảo vệ tu bổ, chăm sóc... rừng cho từng hộ gia đình, cá nhân đã được xác định tại Nghị định 02/CP là hợp lý và như vậy sẽ tạo điều kiện thực hiện tốt cho việc bảo vệ và phát triển rừng trên diện rộng.
Việc giao đất rừng tự nhiên: ở cấp cơ sở (cấp xã), rừng tự nhiên bao gồm tất cả các loại hình không phải rừng trồng. Phần lớn là rừng thứ sinh nghèo kiệt do lâm trường giao lại và HTX khai thác lâu năm. Việc giao diện tích này đang gặp khó khăn như: diện tích nằm xa khu dân cư, thiếu điều kiện tối thiểu cho cuộc sống của người dân (giao thông, nước sinh hoạt, an ninh trật tự...). Vấn đề bảo vệ và khai thác đòi hỏi đầu tư vượt quá sức dân nên ít ai muốn nhận.
Việc giao đất trồng rừng: rừng trồng được chia làm 2 loại (rừng cộng đồng và rừng gia đình). Rừng cộng đồng do HTX trồng và quản lý chiếm chủ yếu. Khi giao loại rừng này thường gặp nhiều khó khăn, không thể giải quyết đồng nhất, các xã hầu như không muốn giao diện tích này vì nhiều lý do. Có những diện tích là vành đai an toàn cần giữ với sự quản lý của cộng đồng, nếu không sẽ bị chặt phá nhanh chóng. Nhiều xã muốn giữ bằng được rừng cộng đồng như tài sản chung vì đã bỏ vốn lớn vào đó. Trong trường hợp bất đắc dĩ phải giao, thì HTX đặt giá cao mà người dân thường không chấp nhận được. Một số nơi, HTX chặt hết rừng, bán cây rồi mới giao đất trống. Trong khi đó, nếu tiếp tục duy trì rừng cộng đồng lại là gánh nặng vượt quá khả năng thực tế của HTX.