3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế chung * Về tăng trưởng kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 1994) giai đoạn 2011 – 2015 ước đạt 2.148,15 tỷ đồng. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản 923,08 tỷ đồng; công nghiệp, xây dựng 920,20 tỷ đồng; dịch vụ 304,88 tỷ đồng. Theo số liệu báo cáo phát triển kinh tế xã hội năm 2016 giá trị sản xuất của toàn huyện 683,284 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân 13,23%/năm, cơ bản đạt chỉ tiêu đề ra. Trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 9,15%; công nghiệp, xây dựng tăng 17,07%; thương mại, dịch vụ tăng 15,07%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng/năm. Nhờ đó đời sống của người dân ngày càng cải thiện và từng bước được nâng lên nhất là khi chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước được triển khai có hiệu quả tại địa phương như chương trình 134, 135, chương trình 30a của Chính phủ.
* Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Giai đoạn 2010-2015, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng; tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 48,1% (năm 2010) xuống 40,02% (năm 2015); tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 38% (năm 2010) lên 44,9% (năm 2015); dịch vụ tăng từ 13,9% (năm 2010) lên 15,08% (năm 2015).
Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng, nhờ đó năng suất, sản lượng cây trồng tăng rõ rệt: Năng suất cây lúa từ 38,4 tạ/ha (năm 2010) lên 42,6 tạ/ha (năm 2015); ngô tăng từ 25,6 tạ/ha (năm 2010) lên 28,1 tạ/ha (năm 2015); Tổng sản lượng lương thực có hạt là 7.282 tấn; sản lượng lương thực bình quân đầu người là 219 kg/người/năm. Công tác khai hoang, phục hóa tiếp tục được thực hiện; đã khai hoang, phục hóa được 137/100 ha ruộng.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự dịch chuyển đúng hướng, song còn chậm. Là một huyện miền núi nên ngành nông nghiệp - lâm nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng đối với toàn huyện, đóng góp của ngành công nghiệp và xây dựng trong thời gian qua còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện. Nếu so sánh với cơ cấu kinh tế chung của cả tỉnh thì cơ cấu công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ còn thấp, chưa tương xứng với xu thế phát triển mạnh mẽ hiện nay.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Diện tích đất nông nghiệp của huyện Trà Bồng năm 2016 có 31.756,16 ha; chiếm 75,74% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó, diện tích đất lâm nghiệp có 24.563,17 ha, chiếm 77,35% diện tích đất nông nghiệp. Đất dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ có khoảng 7.186,49 ha chiếm 22,63% đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa có 1.584,16 ha, đất trồng cây lâu năm có 3.742,12 ha, đất nông nghiệp còn lại có 1.862,22 ha. Đất nuôi trồng thủy sản có 6,50 ha chiếm 0,02%.
* Trồng trọt:
Nhờ áp dụng đúng lịch thời vụ và triển khai các giống mới chất lượng nên năng suất: lúa tăng từ 38,4 tạ/ha (năm 2010) lên 42,6tạ/ha (năm 2015); ngô tăng từ 25,6 tạ/ha (năm 2010) lên 28,1 tạ/ha (năm 2015). Tổng sản lượng lương thực có hạt là 7.282 tấn; sản lượng lương thực bình quân đầu người là 219 kg/người/năm. Công tác khai hoang, phục hóa tiếp tục được thực hiện; đã khai hoang, phục hóa được 137/100 ha ruộng
* Về chăn nuôi:
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 8,38%/năm. Từng bước hạn chế được tình trạng chăn nuôi thả rông; tình trạng gia súc, gia cầm bị chết vì đói, rét trong mùa mưa; thực hiện công tác phòng, chống dịch và tiêm phòng có hiệu quả, đưa
một số giống mới có chất lượng. Nhờ vậy, đàn gia súc, gia cầm ngày càng được ổn định và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, đặc biệt, đối với đàn trâu 306/160 con
* Lâm nghiệp:
Là một huyện miền núi, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 58,97% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, chiếm 82,41% diện tích đất nông nghiệp của huyện. Hiện có 32.485,66 ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất 21.747,0 ha chiếm 66,94% đất lâm nghiệp, còn lại diện tích 10.738,67 ha rừng phòng hộ, chiếm 33,06% diện tích đất lâm nghiệp. (Nguồn: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016).
Hiện nay huyện đã chú trọng công tác bảo vệ rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng rừng mới, đến năm 2016 đã trồng được tổng cộng 22320,86 ha nâng độ che phủ của rừng lên từ 57,5% vào năm 2015 lên 59,12% vào năm 2016. Trong sản xuất lâm nghiệp khai thác từ rừng (khai thác gỗ, lâm sản khác,…) chiếm tỷ lệ lớn (chiếm trên 70% tổng GTSX ngành lâm nghiệp).
* Thủy sản
Đã thực hiện nuôi 27/25ha diện tích mặt nước. Sản lượng nuôi trồng tăng từ 60 tấn lên 85 tấn; giá trị sản xuất tăng bình quân 13,37% năm.
Trà Bồng là huyện miền núi nên ngành thuỷ sản không phải là ngành thế mạnh của huyện. Có thể nói, trong những năm qua thủy sản trên địa bàn huyện có phát triển nhưng quy mô rất nhỏ lẻ. Hệ thống sản xuất, cung ứng giống và các cơ sở hầu như chưa phát triển, chưa có quy hoạch cụ thể. Thời gian qua Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với Trung tâm Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ kinh phí và tổ chức thực hiện một số mô hình nuôi cá nước ngọt ở Trà Bình, Trà Phú và thị trấn Trà Xuân; cung cấp hàng vạn con giống cho các hộ nghèo. Đây là bước khởi đầu cho phát triển thủy sản của huyện.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp:
Sản xuất ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là sản xuất điện từ Thủy điện Hà Nang, Thuỷ điện Cà Đú và chế biến dăm gỗ. Các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp như sản phẩm từ quế, đót, tiếp tục phát triển, nhất là từ khi thương hiệu Quế Trà Bồng được công nhận thì các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ quế đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân. Huyện đã thống nhất cho nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu quế tại cụm công nghiệp thị trấn Trà Xuân (với diện tích 3,5ha); dự án đầu tư khai thác nước khoáng thiên nhiên đóng chai tại xã Trà Bình đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư (với diện tích 7ha).
c. Khu vực kinh tế dịch vụ:
Các ngành dịch vụ trong giai đoạn vừa qua theo xu hướng chung có bước phát triển nhanh chóng, song ngành dịch vụ của huyện năm 2016 có quy mô nhỏ, trình độ chưa cao.
* Thương mại - dịch vụ:
Ngành thương mại - dịch vụ của huyện Trà Bồng trong những năm qua đã phát triển theo hướng tư nhân làm thương nghiệp. Đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương mại, hàng hóa được tự do lưu thông, do đó đã huy động được tiềm năng cho phát triển ngành, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh, giảm dần tình trạng độc quyền.
Mạng lưới các cơ sở thương mại và hệ thống chợ Trà Bồng và chợ Trà Bình hoạt động hiệu quả, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân; các dịch vụ nhà nghỉ, cửa hàng, bán lẻ hàng hoá, vận tải hàng hoá, dịch vụ internet, vật liệu xây dựng phát triển tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại và lưu thông hàng hóa thuận tiện.
Mặc dù đã có bước phát triển đáng kể nhưng việc phát triển thị trường còn chậm, những hình thức kinh doanh thương mại hiện đại, văn minh ...gần như chưa có, chưa chủ động được thị trường để xuất khẩu quế là mặt hàng có lợi thế của huyện.
3.1.2.3. Văn hóa – xã hội a. Về dân số:
Bảng 3.1. Dân số huyện Trà Bồng năm 2015 chia theo thành phần dân tộc
Chỉ tiêu
Dân số (người)
Dân số chia theo thành phần dân tộc (người) Tổng số T.đó: Nữ Kinh Cor Khác Toàn huyện 32.909 16.411 17.713 14.700 496 - Thị trấn Trà Xuân 7.620 3.870 7.189 375 56 - Xã Trà Giang 472 257 22 445 5 - Xã Trà Thủy 2.978 1.466 272 2.660 46 - Xã Trà Hiệp 1.944 976 18 1.925 1 - Xã Trà Phú 4.368 2.175 4.355 13 0 - Xã Trà Tân 2,055 1.034 369 1.405 281 - Xã Trà Sơn 4.862 2.280 507 4.300 55 - Xã Trà Lâm 1.915 960 57 1.856 2 - Xã Trà Bình 4.900 2.514 4.900 0 0 - Xã Trà Bùi 1.795 879 24 1.721 50
Theo thống kê của huyện Trà Bồng, dân số toàn huyện đến ngày 31/12/2015 là 32.909 người với 6.580 hộ. Toàn huyện, nữ giới có 16.411 người, chiếm 49,87%; nam giới có 16.498 người, chiếm 50,13%; cho thấy sự cân bằng về giới tính rất là tương đối.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân trong những năm gần đây là 1,31%. Sự chênh lệch về tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giữa các khu vực không nhiều cho thấy cuộc vận động thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình được triển khai có hiệu quả và khá đồng đều trên địa bàn huyện.
Dân cư phân bố không đều, chủ yếu là tập trung ở thị Trấn Trà Xuân, Trà Phú, Trà Bình và Trà Sơn.
b. Thực trạng lao động và việc làm
Nguồn lao động của Trà Bồng khá dồi dào, năm 2015, theo số liệu đã thống kê, toàn huyện có 20.037 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60,89% dân số toàn huyện. lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 14.893 người chiếm 74,32% so với tổng số người trong độ tuổi lao động. Đại đa số lao động tham gia sản xuất nông - lâm - thuỷ sản. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông - lâm - thủy sản.
c. Thu nhập và mức sống
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và nhà nước thông qua các chương trình dự án như 135, Rudep, WB3...đã giải quyết việc làm, khuyến khích và tạo điều kiện (cho vay vốn) để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành nên các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại đã bắt đầu phát triển, thu hút và tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông vận tải:
Mạng lưới giao thông của huyện về cơ bản đã được hình thành một cách tương đối đầy đủ. Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện hiện có 2 tuyến đường chính chạy qua đó là: Tuyến Quốc lộ 24C (tuyến đường ĐT.622 cũ) dài 80,365 km nối liền Khu kinh tế Dung Quất với tỉnh Quảng Nam (với điểm đầu tại km 0 tại Cảng Dung Quất, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn và điểm cuối tại km 80+365 (giáp ranh với tỉnh Quảng Nam), tại xã Trà Thanh, huyện Tây Trà); chiều dài qua huyện là 32,30 km. Đã xây dựng tuyến đường từ Trà Xuân đi Trà Bùi, Cà Đam và đang được nâng cấp để phục vụ khu du lịch sinh thái Cà Đam sẽ được xây dựng. Đang thi công các tuyến đường nội vùng thị trấn Trà Xuân để tạo bộ mặt trung tâm kinh tế, chính trị của huyện. Một số tuyến đường liên xã cơ bản đã được bê tông, nhưng mặt đường còn
hẹp, khó khăn cho việc đi lại. Nên nhanh chóng khắc phục để nâng cao tốc độ phát triển kinh tế.
b. Thuỷ lợi:
Được sự quan tâm của các cấp, trong những năm qua thông qua chương trình định canh định cư, chương trình 135…Trà Bồng có điều kiện xây dựng nhiều hồ đập nhỏ, nhiều công trình thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đã góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tăng diện tích canh tác và năng suất cây trồng, giảm đáng kể việc phá rừng làm nương rẫy ở các xã vùng cao, đặc biệt cây lúa nước được đưa vào sản xuất đại trà ở hầu hết các xã trong huyện. Đến nay huyện đã nâng tổng số công trình thủy lợi lên 84 công trình, phục vụ cho việc tưới tiêu. Trong đó có 10 hồ chứa, 75 đập dâng và 01 trạm bơm, các công trình lớn là hồ chứa nước Vực Thành, Sình Kiến, Suối Thìn, Hố Võ, Gò Kiêu... Có khoảng 117 tuyến kênh lớn nhỏ, các loại, với tổng chiều dài khoảng 68.131 mét.