3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.3.3. Tác động của việc thực hiện công tác giao đất lâm nghiệp đến các nguồn tài nguyên và
nguyên và hệ sinh thái địa phương
Kết quả khảo sát sự đánh giá của người dân về diện tích, chất lượng đất canh tác và đất rừng trên địa bàn sau 10 năm thực hiện giao đất lâm nghiệp cho thấy hầu
hết các loại tài nguyên đều có xu hướng giảm/xấu hơn so với trước đây. Cụ thể: Có 121 ý kiến (chiếm 61,11%) cho rằng chất lượng đất canh tác ngày càng xấu hơn; có 91 ý kiến (chiếm 45,96%) đánh giá về diện tích đất canh tác bị giảm, có 152 ý kiến (chiếm 76,77%) cho rằng diện tích rừng tự nhiên suy giảm và 86 ý kiến (chiếm 43,43%) cho rằng thiên tai lũ lụt ngày càng nhiều. Mặc dù đây mới chỉ là những đánh giá về sự cảm nhận của người dân, chưa có các nghiên cứu sâu của các chuyên ngành cụ thể nên chưa có các kết luận chính xác. Tuy nhiên, kết quả đánh giá trên cho thấy người dân rất quan tâm đến chất lượng và xu hướng thay đổi về các nguồn tài nguyên ở địa phương
Hình 3.6. Đánh giá của người dân về sự thay đổi tài nguyên tại địa phương
Kết quả khảo sát về những khó khăn mà người dân đang gặp phải trong cuộc sống cho thấy bệnh tật, dịch bệnh và thiên tai là ba vấn đề khó khăn lớn nhất mà người dân đang đối mặt hàng ngày. Theo đánh giá của người dân, sự suy thoái tài nguyên trên địa bàn đang có chiều hướng gia tăng, đe dọa đến sinh kế bền vững của các hộ gia đình (Có 156/198 người 78,79% lo ngại về bệnh tật; 171/198 người, chiếm 86,36% cho rằng dịch bệnh đang gia tăng và 118/198 người, chiếm 59,59% trả lời lo lắng về thiên tai đe dọa).
Như vậy, chúng ta thấy môi trường và sinh thái địa phương đang có sự thay đổi theo chiều hướng xấu hơn kể từ khi triển khai các hoạt động trồng rừng trên địa bàn. Mặc dù chưa có những nghiên cứu sâu đánh giá về chất lượng môi trường ở Trà Bồng, tuy nhiên chính quyền địa phương cũng như người dân đều có những quan ngại cho vấn đề môi trường khi có sự chuyển đổi ồ ạt từ cây lương thực sang cây công nghiệp, từ đa dạng trong cơ cấu cây trồng sang độc canh một số loại cây như keo, quế,…
Chính sự chuyển đổi ồ ạt này không những làm giảm diện tích đất sản xuất, mà ít nhiều làm suy giảm chất lượng đất canh tác và sản lượng cây trồng vật nuôi trên địa bàn, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân địa phương.