Những tác động tích cực của chủ trương giao đất lâm nghiệp ở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của công tác giao đất lâm nghiệp đến sinh kế của người dân huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.4. Những tác động tích cực của chủ trương giao đất lâm nghiệp ở nước ta

Giao ĐLN và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp đến HGĐ,CN đã tạo được tâm lý phấn khởi vì có được một tài sản và nguồn lực đầu tiên để các hộ gia đình có điều kiện sử dụng lao động của hộ gia đình tham gia QL,BV&PTR. Điều này, chứng tỏ nhân dân miền núi rất thiết tha với đất đai, rất cần đất đai để sản xuất, rất cần quyền sử dụng đất đai ổn định. Đến nay, cần phá bỏ tư duy cho rằng nông dân miền núi không tha thiết sổ đỏ đất lâm nghiệp và cần chú ý đến thị trường đất đai đang xuất hiện ở miền núi khá mạnh.

Kết quả giao ĐLN đã tạo được tiền đề để có những chủ rừng đích thực phát triển kinh tế hộ gia đình. Đối với HGĐ,CN đã sử dụng tốt các nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình, dự án của nhà nước và của HGĐ,CN để tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng trên đất lâm nghiệp được giao thì thật sự họ đã trở thành người chủ sở hữu rừng trồng trên đất được giao. Từ đó, đã có tác động tốt đến phát triển lâm nghiệp, đến tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, ảnh hưởng tích cực đến sản xuất lâm sản hàng hoá và phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn miền núi.

Giao quyền sử dụng ĐLN đến hộ gia đình đã tạo điều kiện nâng cao tư duy kinh tế cho các chủ hộ gia đình, có thêm nguồn lực mới để “gắn đất đai với lao động” và phát triển kinh tế hộ gia đình. Truớc đây nông dân miền núi tham gia lâm nghiệp với vị trí của người làm thuê. Các hộ gia đình ở miền núi rất thiếu đất đai, sản xuất phụ

thuộc rất nhiều vào sự thăng trầm của các Lâm trường Quốc doanh. Không có đất, hoặc thiếu đất, kinh tế hộ nông dân miền núi không thể phát triển được. Thực hiện Chương trình 327 đã có tác dụng đưa thêm việc làm đến nông dân miền núi, tạo điều kiện để kinh tế hộ gia đình nông dân phát triển. Tiếp theo đó, những nơi đã đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp đến hộ gia đình, các hộ gia đình đã có thêm đất đai, một loại tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong sản xuất nông lâm nghiệp. Quyền sử dụng đất lâm nghiệp ổn định và lâu dài đã tác động rất tốt đến tư duy kinh tế của các hộ gia đình, phát huy được tính sáng tạo của hàng triệu hộ gia đình nông dân miền núi, tạo điều kiện nâng cao quyền tự chủ về kinh tế. Tình hình đó đã tạo được động lực mới để thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển khá hơn.

Chính sách “khoán đất rừng sản xuất” đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho những hộ gia đình sinh sống trên địa bàn hoạt động của các Lâm trường quốc doanh và Ban Quản lý rừng.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, Hội thảo: Quản lý và Sử dụng Đất đai tại các Cộng đồng Dân tộc Thiểu số Miền núi nghèo, đời sống khó khăn có tác động giảm bớt khó khăn nhất thời cho các hộ gia đình nghèo là đồng bào dân tộc. Thực trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà cửa tạm bợ ở một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số là một thực tế đã có ảnh hưởng không tốt về an ninh và xã hội. Chính phủ đã ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg quy định các chính sách để giải quyết tình trạng trên. Đây là những chính sách rất hợp tình, hợp lý, có tác động trực tiếp đến rừng và các hoạt động lâm nghiệp và thường do các cơ quan lâm nghiệp thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của công tác giao đất lâm nghiệp đến sinh kế của người dân huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)