Tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện sông hinh, tỉnh phú yên (Trang 48 - 51)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội

a. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp

Có tốc độ tăng trưởng khá, hiệu quả sản xuất được nâng lên, cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư góp phần quan trọng thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới; Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2014-2015 đạt 22,7%. Giá trị sản xuất ngành nông- lâm nghiệp 09 tháng đầu năm 2015 đạt 734 tỷ đồng, đạt 73,36% kế hoạch, tăng 11,8% so với cùng kỳ;

Trồng trọt

Cơ cấu cây trồng tiếp tục được đầu tư chuyển đổi đúng hướng. Tổng diện tích gieo trồng cây năm 2015 được 20.990 ha, đạt 104% KH, tăng 4,3% so năm 2014. Trong đó: Cây lương thực 4.823 ha, đạt 88,5% so KH, bằng 93,3% so cùng kỳ, cụ thể: Cây lúa 3.323 ha, đạt 99,20% KH, năng suất bình quân 56 tạ/ha; Cây ngô 1.500 ha, đạt 83,3% KH, năng suất bình quân đạt 25 tạ/ha, tăng 7 tạ/ha so năm 2014. Tổng sản lượng lương thực 20.639 tấn, đạt 94,3% KH, tăng 2,3% so năm 2014. Để đạt được kết quả trên, năm 2015 ngành nông nghiệp đã triển khai thực hiện các mô hình trồng ngô lai (diện tích 05 ha), mô hình sản xuất thâm canh tổng hợp cây mía phục vụ chế biến đường công nghiệp (diện tích 05 ha), mô hình trình diễn cây cam (diện tích 01 ha), mô hình giống lúa lai Nam ưu 901 với diện tích 20 ha. Hướng dẫn nhân dân sản xuất đúng theo lịch thời vụ, lựa chọn cơ cấu cây trồng hợp lý; thực hiện tốt công tác điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh trên các loại cây trồng; tăng cường công tác chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.

Diện tích sắn niên vụ 2014-2015 là 10.365 ha, đạt 129% KH, bằng 112,79% so cùng kỳ, năng suất bình quân đạt 22 tấn/ha; cây mía là 3.837 ha, đạt 85,26% KH, bằng 101,96% so cùng kỳ; cây Mè 608 ha; dưa ăn trái 18 ha. Diện tích cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả tiếp tục tăng, một số cây trồng chủ yếu như: cao su 3.630 ha (trong

đó cao su kinh doanh 1.800 ha), năng suất bình quân đạt 15,5 tạ/ha; cà phê 1.300 ha; cây hồ tiêu 180 ha....

Chăn nuôi

Đàn gia súc, gia cầm cơ bản phát triển ổn định, tổng đàn bò của huyện năm 2015 là 17.600 con, tăng 0,9% so với năm 2014; tỷ lệ bò lai đạt 36% tổng đàn, đạt 100% so với kế hoạch.Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được chú trọng, nhất là công tác tiêm phòng vaccin lở mồm long móng cho đàn gia súc, nhờ đó trong năm 2015 trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh. Để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, huyện tiếp tục thực hiện Đề án thí điểm mô hình phát triển đàn bò lai tại buôn Bầu xã EaBá, triển khai xây dựng mô hình dự trữ rơm rạ làm thức ăn cho trâu, bò trên địa bàn huyện và tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi nêu cao ý thức trong công tác chăn nuôi. Công tác kiểm dịch động vật và giết mổ gia súc, kiểm tra vệ sinh thú y được duy trì thường xuyên nhằm ngăn chặn dịch bệnh động vật lây lan và góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Khu giết mổ tập trung tại thị trấn Hai Riêng hoạt động tốt.

Về đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp: Hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư kiên cố hóa, các tuyến kênh chính và cấp 2 hàng năm đều được nạo vét, tu sửa và kiên cố dần. Quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai... Huyện đầu tư vốn sự nghiệp nông nghiệp để hỗ trợ tu sửa xây mới các công trình thủy lợi nhỏ kết hợp nội đồng, góp phần tích cực thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới.

Ngành lâm nghiệp

Thực hiện mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng độ che phủ của rừng, năm 2015 đã trồng mới 800 ha rừng tập trung, giảm 2,96 ha so với năm 2014; tỷ lệ độ che phủ rừng được nâng lên 37,6%, đạt 100% kế hoạch. Tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện việc kiểm tra, rà soát hiện trạng và hoàn tất thủ tục hồ sơ để nhận bàn giao diện tích đất của Ban quản lý rừng phòng hộ về cho địa phương quản lý. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tập trung chỉ đạo quyết liệt, trong năm đã phối hợp tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét, xử lý ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng, đất lâm nghiệp để trồng sắn, mía trái phép... Tình trạng chặt phá rừng làm nương rẫy trái phép gây thiệt hại rừng giảm so với năm trước, tuy nhiên tình hình khai thác gỗ trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp.

Ngành thủy sản

Diện tích nuôi trồng chủ yếu là ao của các hộ gia đình, tổng diện tích nuôi trồng trên địa bàn huyện năm 2015 có 30,85 ha, bằng 92,9% so với năm 2014. Sản lượng khai thác 429 tấn, trong đó: sản lượng nuôi trồng 24 tấn; sản lượng đánh bắt tự nhiên 405 tấn. Xây dựng phương án quản lý nguồn lợi thủy sản tại lòng hồ thủy điện Sông Hinh, tăng cường công tác quản lý nguồn lợi thủy sản tại các hồ chứa nước trên địa bàn huyện...

Khu vực kinh tế công nghiệp (công nghiệp-xây dựng)

Năm 2014, giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng đạt 1.150 tỷ đồng, đến năm 2015 là 1.570 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN trên địa bàn huyện chủ yếu là công nghiệp phân phối điện, nước 457,10 tỷ đồng; công nghiệp chế biến 1.093 tỷ đồng, tăng 28,3%; công nghiệp khai thác 19,9 tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2014. Một số sản phẩm chủ yếu của huyện tăng như: đá chẻ tăng 10,2%, cát xây dựng tăng 23,5% và mộc dân dụng tăng 4,7%, bột mỳ tăng 20,6% so với cùng kỳ…

Khu vực kinh tế dịch vụ

Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại-dịch vụ năm 2015 là 425 tỷ đồng, đạt 96,6% so với kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2015 là 397,5 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2014. Hàng hóa đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Các ngành dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng, thương mại, dịch vụ vận tải... phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và dân sinh:

- Hoạt động vận tải: tiếp tục ổn định và phát triển, chất lượng dịch vụ vận tải được nâng cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân; vận chuyển hành khách đạt 539 ngàn lượt người; khối lượng hàng hóa vận chuyển đạt 493 ngàn tấn; doanh thu 68,06 tỷ đồng, tăng 11,3% so với năm 2014.

- Hoạt động bưu chính, viễn thông: phục vụ tốt nhu cầu nhân dân, dịch vụ viễn thông tăng mạnh, đảm bảo mạng lưới an toàn và mạng lưới thông tin, đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt. Năm 2015 đã phát triển mới được 1.440 thuê bao điện thoại các loại, doanh thu đạt 27,7 tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2014.

- Hạ tầng thương mại: tính đến năm 2015 huyện Sông Hinh có 01 chợ trung tâm thương mại tại thị trấn Hai Riêng và các chợ xã để lưu thông và trao đổi hàng hóa.

Hình thành mạng lưới buôn bán nhỏ lẻ, trao đổi hàng hoá đến địa bàn thôn đáp ứng một phần nhu cầu về trao đổi hàng hoá.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tổng giá trị sản xuất các ngành năm 2014 đạt 2.476 tỷ đồng và năm 2015 đạt 2.447 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng năm 2014-2015 đạt 18,86%, trong đó khu vực sản xuất công nghiệp-xây dựng là 36,52%, sản xuất thương mại-dịch vụ tăng 14,86% và khu vực sản xuất nông, lâm, thủy sản -1,88%.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2015 đạt 70 tỷ đồng, đạt 87,5%.

- Tổng sản lượng lương thực năm 2015 đạt 21.913 tấn, đạt 100,1% kế hoạch và bằng 108,69% so với cùng kỳ;

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng.

Tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất của khu vực công nghiệp-xây dựng tăng từ 53,21% năm 2014 lên 61,11% năm 2015; thương mại-dịch vụ giảm từ 10,18% năm 2014 xuống 9,84% năm 2015; và nông nghiệp, lâm thủy sản giảm từ 36,61% năm 2014 xuống 30,22% năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện sông hinh, tỉnh phú yên (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)