Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện sông hinh, tỉnh phú yên (Trang 99 - 100)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.1. Giải pháp về chính sách

- Sông Hinh là huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, tuy cơ sở hạ tầng được Trung ương và tỉnh ưu tiên đầu tư nhưng hiện nay vẫn còn thiếu thốn và chưa hiện đại, đồng bộ; trình độ lao động thấp, nguồn lao động qua đào tạo có trình độ còn ít. Vì vậy, huyện cần có cơ chế thông thoáng, ưu đãi; thủ tục hành chính phải nhanh, gọn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư vốn khai thác tiềm năng đất đai vào phát triển sản xuất nông-lâm- thuỷ sản; TTCN, chế biến; du lịch và dịch vụ để tạo thêm nhiều việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Hàng năm, UBND tỉnh Phú Yên điều chỉnh giá đất cho phù hợp với thu nhập của nhân dân trên địa bàn huyện để phát triển thị trường đất đai trong thị trường bất động sản; có như vậy những người có thu nhập thấp mới có điều kiện mua được đất trong các khu quy hoạch dân cư mới. Điều này góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và làm giảm tình trạng chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật và gây thất thu cho ngân sách cũng như phải giải quyết hậu quả do việc sử dụng đất không đúng mục đích và không theo quy hoạch gây ra.

- Xây dựng chính sách giao đất, giao rừng gắn với phát triển các công trình du lịch, nghỉ dưỡng để các doanh nghiệp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Đối với đất rừng sản xuất sẽ giao cho các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp bảo vệ và phát triển để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ.

- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ và đào tạo nghề cho hộ nông dân sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp: khi thu hồi đất nông nghiệp, nhà đầu tư các dự án phải có phương án giải quyết việc làm và đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho lao động địa phương để ổn định đời sống vật chất và tinh thần người dân sau khi bị thu hồi đất.

- Diện tích đất quy hoạch mở rộng trồng cây cao su thuộc quyền sử dụng của nhân dân đã được cấp giấy CNQSD đất thì không thực hiện thu hồi đất mà yêu cầu các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải ký hợp đồng liên doanh với các hộ nông dân trồng cao su góp vốn bằng đất (doanh nghiệp cung cấp giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, thu mua sản phẩm…).

- Khuyến khích nhân dân, các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư khai hoang mở rộng đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là mở rộng đất trồng cao su; phát triển trang trại chăn nuôi gia súc, trồng cây lâu năm, trồng rừng trên các vùng đất chưa sử dụng; phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi, đất mặt nước chuyên dùng; đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng tự nhiên để tăng độ che phủ; bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn.

- Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Bảo đảm cho đồng bào dân tộc miền núi có đất canh tác và đất ở; tổ chức tốt việc định canh, định cư; ổn định đời sống cho người dân được giao rừng, khoán rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện sông hinh, tỉnh phú yên (Trang 99 - 100)