Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện sông hinh, tỉnh phú yên (Trang 102 - 103)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.4. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc và trồng lại rừng trên đất rừng đã khai thác để tăng độ che phủ đất bảo vệ đất và môi trường sinh thái.

- Trong sản xuất nông nghiệp cần áp dụng các biện pháp canh tác luôn canh, xen canh với các cây họ đậu, ... đầu tư cân đối các loại phân bón, trong đó chú trọng bón các loại phân hữu cơ, phân vi sinh để cải tạo độ phì nhiêu đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Bảo vệ và cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa nước; mở rộng diện tích đất trồng lúa nước ở những vùng có điều kiện về tưới, tiêu; thực hiện tốt việc hỗ trợ vốn cho địa phương, người trồng lúa.

- Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, trồng rừng.

+ Trồng cỏ trên các hàng đồng mức: cần thay các hàng đồng mức bằng các loài cỏ, đặc biệt là cỏ voi. Loài cỏ này rất tốt nên đảm bảo vẫn có thức ăn gia súc chất lượng cao.

+ Trồng cây thức ăn gia súc trong rừng thưa và các bãi đất trống: hầu hết các bãi chăn thả hiện nay đều rất nghèo nàn về thành phần thực vật cũng như về sinh khối. Cần trồng cỏ chất lượng cao để nâng cao chất lượng và năng suất bãi chăn thả. Tuy nhiên, cần có kế hoạch sử dụng hợp lý, tránh chăn thả quá mức để cỏ trồng có khả năng phục hồi.

- Tổ chức tốt hệ thống thu gom, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại, thực hiện xã hội hoá hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải đảm bảo về môi trường công nghiệp.

- Cụm công nghiệp; các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có phương án xử lý chất thải để tránh ô nhiễm môi trường; cần phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử phạt các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

- Để phát triển thuỷ điện, khai thác tốt tiềm năng hiện có gắn với bảo vệ môi trường sinh thái cần xác định đầy đủ, chính xác và thực hiện đúng các tiêu chí về môi trường, xem nó như là cơ sở cứng để đánh giá tiêu chí môi trường dự án và là một điều kiện đủ để đầu tư dự án. Từ yêu cầu đặt ra là các dự án thuỷ điện cần đảm bảo được sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và ổn định; bảo vệ được các hệ sinh thái tự nhiên; cung cấp nước cho các hoạt động kinh tế - xã hội ở vùng hạ lưu; đảm bảo cho đồng bào ở vùng xây dựng các nhà máy thuỷ điện có đời sống vật chất, tinh thần ổn định cần thiết…

- Để phát triển du lịch sinh thái theo hướng thân thiện với môi trường thì việc tạo cơ chế, chính sách phát triển du lịch sinh thái bền vững là rất quan trọng. Điều này tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái nhằm làm cơ sở cho việc giám sát chặt chẽ hoạt động du lịch và quản lý nguồn tài nguyên. Vì vậy, cần sớm triển khai quy hoạch chi tiết cho các điểm du lịch chưa có quy hoạch cho phát triển du lịch sinh thái đồng thời đánh giá tiềm năng tài nguyên làm cơ sở cho việc nghiên cứu, phát triển.

- Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án cụ thể về xây dựng cụm công nghiệp, các nhà máy chế biến nông, lâm sản, các cơ sở sản xuất công nghiệp,... cần chấp hành và tuân thủ nghiêm ngặt Luật Bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện sông hinh, tỉnh phú yên (Trang 102 - 103)