Giải pháp về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện sông hinh, tỉnh phú yên (Trang 103 - 105)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện

- Cần rà soát quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải bảo đảm dựa trên điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.

- Thực hiện việc công bố công khai và tuyên truyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất toàn huyện sau khi được UBND tỉnh phê duyệt để cho các tổ chức, cá nhân được biết và nâng cao công tác giám sát thực hiện điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

- Thực hiện nghiêm túc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý, sử dụng đất đúng theo điều chỉnh quy hoạch và pháp luật. Quản lý chặt chẽ từ tổng thể đến các địa phương để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch của các ngành, địa phương có sử dụng đất phải dựa trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.

- Xác định ranh giới trên bản đồ, ngoài thực địa và công khai diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ cần bảo vệ nghiêm ngặt cho các xã.

- Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phải tuân thủ theo điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đất đã được phê duyệt.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đất; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi đất đối với các dự án chậm hoặc không triển khai.

- Tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Việc sử dụng đất cho mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp phải theo kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả. Có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa.

- Hàng năm, huyện tổ chức quảng bá tiềm năng và cơ hội đầu tư để tạo thêm việc làm, tiêu thụ nguyên liệu nông - lâm nghiệp sản xuất tại địa phương góp phần đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đầu tư thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển đổi đất trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản hoặc chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác không theo điều chỉnh quy hoạch; tiết kiệm cao nhất diện tích đất trồng lúa nước phải chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

- Thực hiện tốt việc đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề đối với lao động có đất bị thu hồi.

- Sớm hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy các xã, thị trấn để công tác quản lý, sử dụng đất được tốt hơn, chặt chẽ hơn.

- Quản lý, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện điều chỉnh quy hoạch. - Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra cơ bản về đất đai; xác định hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể trong quy hoạch nhằm nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của từng cấp trong quản lý, sử dụng đất; đào tạo nguồn nhân lực trong quản lý đất đai; nâng cao chất lượng trong công tác dự báo lập, thẩm đinh, quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện sông hinh, tỉnh phú yên (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)