Sự chuyển trƣờng nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 30)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Sự chuyển trƣờng nghĩa

1.2.1. Khái niệm sự chuyển trường nghĩa

Sự chuyển trƣờng nghĩa là “một từ ngữ thuộc một trường ý niệm này được

21

Trong quá trình sử dụng, một từ có thể thêm nhiều nghĩa biểu vật mới. Khi nghĩa biểu vật của từ thay đổi thì nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái của từ cũng có thể thay đổi. Hơn nữa, nhu cầu giao tiếp ngày càng đa dạng là động lực dẫn đến sự chuyển biến ý nghĩa của từ. Sự chuyển nghĩa của từ là cơ sở của sự chuyển trƣờng nghĩa. Bởi khi từ chuyển nghĩa thì từ cũng chuyển sang trƣờng nghĩa mới ứng với nghĩa mới của nó. Khi chuyển sang một trƣờng nghĩa mới, các từ ngữ này mang theo những đặc điểm vốn có của trƣờng nghĩa ban đầu và những nghĩa của trƣờng mới.

Ví dụ 11: Sự chuyển trƣờng nghĩa của từ đầu thể hiện qua mô hình sau:

Đầu 1 (bộ phận ngƣời, động vật): đầu người, đầu mèo... Đầu 2 (bộ phận của đồ vật): đầu máy, đầu tủ...

Đầu 3 (bộ phận của vũ khí): đầu đạn, đầu súng...

Đầu 4 (nghề nghiệp): đầu bếp

... Đầu

Từ “đầu” trong “Từ điển Tiếng Việt” [31, tr.532 - 536] có nghĩa gốc là bộ phận trên cùng của ngƣời và động vật. Từ đầu 1 thuộc trƣờng nghĩa bộ phận con ngƣời, động vật. Từ nghĩa gốc này, từ “đầu” còn có những nghĩa khác: đầu 2 thuộc trƣờng nghĩa đồ vật, đầu 3 thuộc trƣờng nghĩa vũ khí, đầu 4 thuộc trƣờng nghĩa nghề nghiệp...

1.2.2. Các phương thức chuyển trường nghĩa

Vì sự chuyển trƣờng nghĩa bắt đầu từ sự chuyển nghĩa của từ nên phƣơng thức chuyển nghĩa của từ cũng chính là phƣơng thức chuyển trƣờng nghĩa. Hai phƣơng thức chuyển trƣờng nghĩa (chuyển nghĩa) phổ biến cho tất cả các ngôn ngữ trên thế giới là ẩn dụ và hoán dụ.

22

1.2.2.1. Ẩn dụ a. Khái niệm

Đỗ Hữu Châu quan niệm “Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là tên gọi của x (tức là x là ý nghĩa biểu vật của chính A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi

tên y (để biểu thị y), nếu x và y giống nhau” [3, tr.576].

b. Các kiểu ẩn dụ

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, ẩn dụ có các kiểu sau:

Căn cứ vào tính cụ thể hay trừu tƣợng của x và y, ẩn dụ đƣợc chia thành hai kiểu:

- Ẩn dụ cụ thể - cụ thể: khi x và y đều là sự vật cụ thể. Chẳng hạn: mặt

biển, sườn núi, mắt bão...

- Ẩn dụ cụ thể - trừu tượng: khi x là sự vật cụ thể, y là trừu tƣợng. Chẳng

hạn: lỗ hổng kiến thức, nặng về tư tưởng, đong đầy yêu thương... Căn cứ vào nét nghĩa phạm trù, ẩn dụ chia thành các kiểu sau:

- Ẩn dụ hình thức: là ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các

sự vật hiện tƣợng. Chẳng hạn: chân người - chân bàn; mũi người - mũi đất...

- Ẩn dụ vị trí: là ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật,

chẳng hạn: ngọn cây - ngọn núi; lòng người - lòng sông...

- Ẩn dụ cách thức: là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực

hiện giữa các sự vật hiện tƣợng, chẳng hạn: nắm tay - nắm kiến thức; cắt dây

- cắt hộ khẩu, cắt cơn đau...

- Ẩn dụ chức năng: là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa

các sự vật hiện tƣợng, chẳng hạn: bến sông - bến xe, bến phà...

- Ẩn dụ kết quả: là ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của sự vật

đối với con ngƣời. Trong ẩn dụ kết quả, có kiểu ẩn dụ dùng tên gọi của những cảm giác thuộc giác quan này để gọi tên những cảm giác thuộc giác quan

23

khác hay những “cảm giác” của trí tuệ, tình cảm, chẳng hạn: đường ngọt (vị giác) - cách nói ngọt ngào (thính giác)...

1.2.2.2. Hoán dụ a. Khái niệm

Tác giả Đỗ Hữu Châu định nghĩa “Phương thức hoán dụ là phương thức

lấy tên gọi A của x để gọi y nếu x và y đi đôi với nhau trong thực tế” [3,

tr.576].

b. Các kiểu hoán dụ

- Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận – toàn thể. Chẳng hạn: Nam có

chân trong đội bóng đá. (dùng từ “chân” chỉ bộ phận con ngƣời để chỉ cái

toàn thể “một người”).

- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa – vật bị chứa. Chẳng hạn: Trái đất

nặng ân tình. (“trái đất” là vật chứa chỉ cho vật bị chứa là “con người”).

- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo

ra từ nguyên liệu. Chẳng hạn: kính đeo mắt: lấy tên nguyên liệu (kính) để gọi

tên cho sản phẩm.

- Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng cụ với người sử dụng. Chẳng

hạn: cây bút trẻ chỉ nhà văn; cây dương cầm chỉ nhạc công...

- Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ và ngành nghề. Chẳng hạn: tay cày,

tay súng, nghề chài lưới...

- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa và lượng vật được chứa đựng.

Chẳng hạn: một tủ quần áo, một bụng cơm...

- Hoán dụ dựa trên quan hệ của cơ quan chức năng và chức năng.

Chẳng hạn: đầu chỉ trí tuệ, tim chỉ tình cảm...

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và nguyên nhân của tư thế.

Chẳng hạn: nhắm mắt xuôi tay: chỉ cái chết; bó tay: chỉ sự bất lực...

24

bịch” chỉ động tác đấm vào ngực; âm thanh “bợp” chỉ động tác tát vào gáy...

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm được tạo ra cho

hoạt động đó. Chẳng hạn: những chấm li ti trên trang giấy; một bƣớc đi...

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và công cụ. Chẳng hạn: cuốc

cái cuốc, càycái cày...

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình

sản xuất. Chẳng hạn: đóng bàn, đẽo cày...

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa nguyên liệu và hoạt động dùng nguyên

liệu đó. Chẳng hạn: muối dưa, thịt gà...

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa sự vật và màu sắc. Chẳng hạn: màu da

lươn, màu nước biển, màu lông chuột...

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật.

Chẳng hạn: chất xám chỉ năng lực trí tuệ; chất khói chỉ thuốc lá...

1.2.3. Ý nghĩa của sự chuyển trường nghĩa

Sự chuyển trƣờng nghĩa làm cho vốn từ vựng giàu có, phong phú để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con ngƣời.

Sự chuyển trƣờng nghĩa mở rộng khả năng biểu đạt của từ. Từ càng chuyển qua nhiều trƣờng nghĩa thì càng mang nhiều nét nghĩa mới, nội dung biểu đạt càng phong phú và phạm vi sử dụng càng rộng rãi. Mặc khác, có những từ nếu sử dụng trong trƣờng nghĩa gốc của nó thì khả năng diễn đạt bình thƣờng nhƣng khi chuyển sang trƣờng nghĩa mới lại phát huy hết khả năng gợi hình, gợi cảm và mang giá trị cao hơn.

Nhƣ vậy, sự chuyển trƣờng nghĩa làm mới nội dung biểu đạt của từ, làm giàu vốn từ vựng của một ngôn ngữ. Đồng thời, sự chuyển trƣờng nghĩa còn đảm bảo quy luật tiết kiệm ngôn ngữ.

Đây cũng là cơ sở để chúng tôi nghiên cứu đề tài “Trường nghĩa chỉ hiện

25

1.3. Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân

1.3.1. Cuộc đời

Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 07 năm 1910, quê ở làng Mọc (xã Nhân Mục), nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Nguyễn Tuân xuất thân trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Hoàn cảnh xã hội và gia đình đã tác động sâu sắc đến tƣ tƣởng và phong cách của Nguyễn Tuân.

Cuộc đời Nguyễn Tuân trải qua nhiều thăng trầm. Ông bị bắt, bị tù hai lần vì phản đối lại chế độ thuộc địa. Trong khoảng thời gian này, Nguyễn Tuân khủng hoảng tinh thần sâu sắc, cô đơn, bế tắc trong cuộc sống và văn học. Cách mạng tháng Tám thành công đã mở đƣờng cho Nguyễn Tuân. Ông hăng hái tham gia cách mạng và trở thành con ngƣời mới với ngòi bút tự do.

Năm 1950, ông gia nhập vào Đảng cộng sản Đông Dƣơng. Từ 1948 đến năm 1958, ông là Tổng thƣ kí đầu tiên của Hội Văn nghệ Việt Nam. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng, dùng ngòi bút phục vụ kháng chiến, ca ngợi đất nƣớc, nhân dân.

Ngày 28 tháng 7 năm 1987, Nguyễn Tuân qua đời ở Hà Nội.

Với những đóng góp trong kháng chiến và văn học, năm 1996, Nguyễn Tuân đƣợc nhà nƣớc truy tặng giải thƣởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

1.3.2. Sự nghiệp sáng tác

Toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân chia làm hai giai đoạn: trƣớc và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trƣớc Cách mạng tháng Tám, tác phẩm của Nguyễn Tuân chủ yếu xoay quanh ba đề tài: chủ nghĩa xê dịch, vang bóng một thời và đời sống trụy lạc. Toàn bộ sáng tác trong giai đoạn này gồm có truyện và tùy bút. Tiêu biểu là:

Vang bóng một thời” (1940), “Một chuyến đi” (1941)... Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân hòa mình vào công cuộc xây

26

dựng và bảo vệ đất nƣớc. Do đó, tác phẩm của ông mang hơi thở của thời đại. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân trong thời kì này gồm truyện và tùy bút, bút kí. Tiêu biểu là: “Sông Đà” (1960), “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” (1972)...

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Tuân đƣợc sáng tác từ 1932 - 1984.

1.3.3. Đặc điểm phong cách của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn trong Văn học Việt Nam hiện đại, có phong cách tài hoa, uyên bác. Hạt nhân trong phong cách nghệ thuật của ông chính là chữ “ngông”. Tuy nhiên, đằng sau cái “ngông” ấy lại là một tấm lòng hƣớng về quê hƣơng, dân tộc. Chính điều này đã tạo nên những trang viết có giá trị chân chính và phong cách riêng biệt của nhà văn. Phong cách nghệ thuật ấy thể hiện qua những đặc điểm sau:

Thứ nhất, Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Trƣớc Cách mạng, ông hƣớng về cái đẹp trong quá khứ nhƣ vốn văn hóa cổ truyền, lối sống và nhân cách của những nho sĩ tài hoa nhƣng bất đắc chí. Ngoài ra, ông còn tìm kiếm cái lạ trong mỗi chuyến đi, trong rƣợu, thuốc phiện và cả trong thế giới ma quỷ... Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân hƣớng về cái đẹp của thiên nhiên, đất nƣớc và con ngƣời lao động bình thƣờng trong công cuộc chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, Nguyễn Tuân thành công ở thể loại tùy bút. Tùy bút của ông vừa đậm nét cái tôi cá nhân vừa giàu chất hiện thực và tính thời sự. Sự kết hợp chất trữ tình với chất trí tuệ sắc sảo, khả năng liên tƣởng phong phú đã tạo nên nét độc đáo và sự hấp dẫn không trộn lẫn của tùy bút Nguyễn Tuân. Mặc khác, sự chuyển biến từ cái tôi chủ quan, đối lập với xã hội, hƣớng nội, giọng điệu khinh bạc trƣớc Cách mạng đến cái tôi hòa nhập với xã hội, hƣớng ngoại, giọng điệu khiêm nhƣờng, tin yêu, ca ngợi đất nƣớc, nhân dân sau Cách mạng tạo nên sự phong phú, đa dạng trong tùy bút của Nguyễn Tuân.

27

Thứ ba, Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ ngôn từ tài hoa. Với tình yêu tiếng Việt tha thiết, Nguyễn Tuân không ngừng sáng tạo trong cách tổ chức ngôn từ, góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng tinh tế và giàu đẹp hơn. Trong bài

Nguyễn Tuân, một bậc thầy về ngôn từ” (Báo Văn nghệ số 9, ngày 26/02/2000),

Hà Văn Đức nhận xét “Nguyễn Tuân không chỉ là nhà văn xuất sắc mà còn là

một nhà ngôn ngữ học, nhà tu từ học hết sức độc đáo, uyên bác và tài hoa.”

Tóm lại, những đặc điểm về phong cách nghệ thuật trên đã khẳng định vị trí và tài năng của nhà văn Nguyễn Tuân trong nền văn học Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài “Trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của

Nguyễn Tuân” góp phần làm rõ đặc sắc của phong cách Nguyễn Tuân trên cơ

sở trƣờng nghĩa.

Tiểu kết chƣơng 1

Ở chƣơng 1, chúng tôi đề cập đến những vấn đề lí thuyết về nghĩa, trƣờng nghĩa: khái niệm nghĩa và trƣờng nghĩa, cách phân loại nghĩa và trƣờng nghĩa, sự chuyển trƣờng nghĩa... Đây là cơ sở lí luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Qua việc tìm hiểu những vấn đề về trƣờng nghĩa, chúng tôi nhận thấy trƣờng nghĩa có mặt trong mọi hoạt động ngôn ngữ.

Bên cạnh các vấn đề về trƣờng nghĩa, ở chƣơng này, chúng tôi đã trình bày về trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên; những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Đây cũng là những tiền đề cơ bản để chúng tôi nghiên cứu trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân. Từ đó khẳng định vai trò của trƣờng nghĩa trong việc phân tích tác phẩm để làm nổi bật nét độc đáo trong phong cách của Nguyễn Tuân trên văn đàn Việt Nam.

28

CHƢƠNG 2

BIỂU HIỆN HÌNH THỨC CỦA TRƢỜNG NGHĨA CHỈ HIỆN TƢỢNG TỰ NHIÊN

TRONG TÁC PHẨMCỦA NGUYỄN TUÂN

2.1. Các tín hiệu thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân tác phẩm của Nguyễn Tuân

Qua khảo sát 217 tác phẩm, chúng tôi thu đƣợc các tín hiệu thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân.

Bảng 2.1: Bảng thống kê các tín hiệu thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân

STT Tín hiệu Tần suất Tỉ lệ (%)

1 Sông / giang 1571 10,4

2 Đất / thổ / địa 1366 9,04

3 Gió / phong 1210 8,01

4 Trời /giời / thiên 1118 7,4

5 Núi / non / sơn 1010 6,68

6 Ngày 990 6,56 7 Đêm 977 6,47 8 Rừng 960 6,34 9 Nƣớc 891 5,9 10 Biển, sóng 770 5,1 11 Đá 627 4,15 12 Mƣa 527 3,49 13 Nắng 376 2,49 14 Suối, khe 339 2,24 15 Bãi 246 1,63 16 Hồ, đầm 226 1,5 17 Cát 211 1,4 18 Mây 198 1,31 19 Trăng 173 1,14 20 Đảo 169 1,12

29 21 Sƣơng 161 1,07 22 Thác, ghềnh 149 0,99 23 Đèo 131 0,87 24 Đồi 117 0,77 25 Sao 95 0,63 26 Băng, tuyết 78 0,52 27 Lũ, lụt 77 0,51 28 Bão 76 0,5 29 Thung lũng, vực 72 0,48 30 Giông, chớp, sấm, sét 63 0,42 31 Mũi (đất) 44 0,28 32 Vịnh, vũng 37 0,22 33 Phù sa 22 0,14 34 Cầu vồng 10 0,07 35 Cồn, doi 10 0,07 36 Hang 9 0,06 37 Eo 4 0,03 Tổng cộng 15110 100%

Qua bảng thống kê trên, chúng tôi thu đƣợc 37 tín hiệu thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên với 15110 lần xuất hiện. Tỉ lệ phân bố các tín hiệu này không đồng đều nhau, nhƣ: tín hiệu sông xuất hiện nhiều 1571 lần, chiếm tỉ lệ 10,4%; trong khi đó, tín hiệu eo chỉ xuất hiện 4 lần chiếm tỉ lệ 0,03%. Do dung lƣợng của luận văn có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu 5 tín hiệu là: sông (1571 lần; 10,4%), đất (1366 lần; 9,04%), gió (1210 lần; 8,01%), trời (1118 lần; 7,4%), núi (1010 lần; 6,68%). Đây là những tín hiệu có tần suất cao trong tổng số 37 tín hiệu thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân.

Sau đây là biểu đồ tỉ lệ xuất hiện của các tín hiệu thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên.

30

Hình 2.1: Biểu đồ tỉ lệ xuất hiện của các tín hiệu thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên

Tỉ lệ xuất hiện của 5 tín hiệu điển hình sông, đất, gió, trời, núi trên tổng số 15110 lần xuất hiện của 37 tín hiệu thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên đƣợc biểu hiện bằng biểu đồ dƣới đây:

Hình 2.2: Biểu đồ tỉ lệ xuất hiện của 5 tín hiệu điển hình thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên

Để nghiên cứu biểu hiện hình thức của các tín hiệu điển hình sông, đất,

TH sông, 10.4% TH đất, 9.04% TH gió , 8.01%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)