Biểu hiện ý nghĩa của tín hiệu núi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 84 - 89)

7. Bố cục của luận văn

3.1.5. Biểu hiện ý nghĩa của tín hiệu núi

Nếu trời là không gian bao phủ trên đầu con ngƣời, đất là nơi con ngƣời sinh sống thì núi chính là nơi tiếp giáp giữa trời và đất. Ranh giới tự nhiên trở

75

thành không gian có ý nghĩa đặc biệt với con ngƣời. Vì thế, núi cũng trở thành một biểu tƣợng nghệ thuật đặc sắc trong sáng tạo nghệ thuật.

Mặc dù xếp thứ năm trong trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên (mục 2.1) nhƣng tín hiệu núi có biểu hiện nội dung rất phong phú. Dù tín hiệu núi

có nhiều ý nghĩa khi hành chức nghệ thuật nhƣng những ý nghĩa ấy cũng đều bắt nguồn từ nghĩa cơ bản sau:

Trong hệ thống ngôn ngữ, núi đƣợc định nghĩa “dt. Dạng địa hình lồi,

có sườn dốc, thường cao từ 900m trở lên” [31, tr.1222].

Qua kết quả khảo sát, núi có những tên gọi khác: non, sơn. Ý nghĩa của

núi sẽ cụ thể hơn khi xuất hiện cùng với yếu tố chỉ bộ phận: chân núi, đỉnh non...;với yếu tố chỉ tập hợp: núi rừng, non sông...; với yếu tố chỉ dạng thức:

dãy núi, trái núi...; với yếu tố chỉ địa danh: Tản Viên, Ngự Bình... (mục

2.2.1.5). Những BTTV này thể hiện sự tồn tại đa dạng của núi trong nhận thức và phản ánh của con ngƣời.

Bên cạnh những BTTV, tín hiệu núi còn miêu tả qua những BTKH quen thuộc nhƣ: núi cao, núi đá, xẻ núi, leo núi... (mục 2.2.2); núi còn xuất hiện trong những BTQH: mùa xuân, rừng, mây, chim, cỏ gianh... (mục 2.2.3.1, mục 2.2.3.2, mục 2.2.3.3). Khi đặt trong những biến thể này, tín hiệu núi biểu đạt ý nghĩa phổ quát là đặc điểm địa hình của mỗi vùng đất. Cũng giống nhƣ tín hiệu sông, đất, gió, trời, tín hiệu núi gắn bó mật thiết với cuộc sống con ngƣời. Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát BTQH chỉ con ngƣời, tính chất và hoạt động của con ngƣời của tín hiệu núi (ở mục 2.2.3.4).

Đồng hiện với tín hiệu núi có tín hiệu rừng tạo nên cặp tín hiệu sóng đôi

núi rừng. Trong trƣờng hợp này, tín hiệu núi biểu trƣng cho không gian hoang

sơ, hiểm trở đặc trƣng cho vùng Tây Bắc. Cặp tín hiệu này lặp lại nhiều lần trong sáng tác của Nguyễn Tuân (mục 2.2.1.5). Cụ thể:

76

Ví dụ 45: Núi rừng Việt Bắc vẫn như bao giờ, trùng trùng điệp bít dấu

chân giời [42, tr.227].

Ở ví dụ 45, BTTV “núi rừng” có đặc điểm “trùng trùng điệp điệp bít dấu

chân giời” đẳng cấu với BTQH chỉ không gian “Việt Bắc”, BTQH chỉ thời

gian “bao giờ”. Những kết hợp này biểu hiện sự khắc nghiệt của thiên nhiên với núi tiếp núi, rừng tiếp rừng nhƣ vây hãm, bƣng bít cuộc sống con ngƣời.

Khi núi (hoặc non) kết hợp với sông thì núi biểu trƣng cho không gian rộng lớn, có chủ quyền của dân tộc.

Ví dụ 46: Và chỗ ta đương đóng đây là một chỗ địa đầu của Tổ quốc, nó

là cái chỗ tận cùng của núi sông đất nước Tổ quốc ta [43, tr.183].

Ở ví dụ 46, cặp tín hiệu núi sông đẳng cấu với đất nướcTổ quốc cùng biểu đạt sự trƣờng tồn của quê hƣơng. Bởi lẽ núi kiên định tƣợng trƣng cho dƣơng, sông mềm mại tƣợng trƣng cho âm. Sự kết hợp hài hòa âm dƣơng tạo nên sự kết nối chặt chẽ. Do đó, cặp tín hiệu núi sông (non sông) xuất hiện nhiều, biểu hiện cho quê hƣơng đất nƣớc với niềm tự hào sâu sắc.

Núi cao vòi vọi vốn là nơi ở của thánh thần, là nơi gặp nhau giữa trời và đất nên tín hiệu núi còn biểu trƣng cho sự bí ẩn, thiêng liêng của thiên nhiên.

Ví dụ 47: Ngày tháng trên này không biết lấy gì mà đo tính, bởi vì chỗ

sơn thượng không có đêm không có ngày. Đây là nơi của ánh sáng vĩnh viễn,

nhờ nhờ như màu ngọc liệu, như chất nước quế trắng chính sơn pha loãng.

Những buổi trời tái hẳn lại vì khí núi âm u, thì một vài hòn ngói trên lòng

trần đền hình mai luyện, lại sáng rực hẳn lên như một nguồn lửa [40, tr.639].

Trong ví dụ 47, núi có tên gọi khác là “sơn”, kết hợp với BTKH chỉ đặc điểm “không có đêm không có ngày, âm u”; núi đẳng cấu với BTQH “ngày

tháng, ánh sáng, ngọc, trời, nước quế trắng, hòn ngói, đền, lửa...”. Những

biến thể ngôn ngữcủa núi đã gợi lên không khí vừa thực vừa ảo của chốn non tiên. Ý nghĩa này còn bắt nguồn từ quan niệm của dân gian: mỗi nơi đều có

77

một vị thần cai quản và chính điều này đã truyền hồn thiêng vào từng ngọn núi, dòng sông.

Địa hình nƣớc ta rất đa dạng, có sông dài dằng dặc, có biển bờ thăm thẳm, đồng bằng mênh mông và núi cao điệp điệp. Vì thế, trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, núi còn biểu trƣng cho vẻ đẹp của giang sơn gấm vóc.

Ví dụ 48: Ở gần cây to bóng cả, núi vót ngọn xanh, núi dằng dặc lam, suối đạo đàn và rêu biếc lòng suối óng ả như tóc tuôn của một người đàn bà

biết phát biểu bằng thơ [44, tr.287].

Ở ví dụ 48, núi kết hợp với “vót ngọn xanh, dằng dặc lam”, đẳng cấu với BTQH chỉ hiện tƣợng tự nhiên “suối, lòng suối”, BTQH chỉ thực vật “cây to

bóng cả, rêu biếc”, BTQH chỉ con ngƣời “tóc, người đàn bà”, BTQH chỉ hoạt

động của con ngƣời “phát biểu bằng thơ”. Sự kết hợp này làm cho núi biểu hiện vẻ đẹp xanh tƣơi, hữu tình của quê hƣơng đất nƣớc.

Với thuộc tính cao, vững chãi, núi còn biểu trƣng cho sự che chở, bảo vệ con ngƣời dƣới xuôi. Núi “công trình thủy lợi mà giời xây sẵn” từ trên thƣợng nguồn.

Ví dụ 49: Núi hói đến đâu và rừng trọc đến đâu thì dưới đồng bằng không có rừng, đê điều càng dâng cao và mọc dài vòng quai, thành ra đã đê

ngoài lại còn đê trong nữa [44, tr.606].

Núi ở ví dụ 49 có BTKH chỉ đặc điểm “hói”. Núi kết hợp với BTQH chỉ hiện tƣợng tự nhiên “rừng trọc, rừng”, BTQH chỉ không gian “dưới đồng bằng”, BTQH chỉ vật thể nhân tạo và đặc điểm của chúng “đê điều dâng cao

và mọc dài vòng quai, đê ngoài, đê trong”. Ở đoạn văn trên còn có điệp ngữ

đến đâu”. Sự kết hợp những yếu tố ngôn ngữ này cho ta thấy vai trò của núi

ở thƣợng nguồn đối với cuộc sống của con ngƣời dƣới xuôi. Qua đó, tác giả muốn nhắn gửi thông điệp: con ngƣời cần phải bảo vệ và sống hòa hợp với thiên nhiên.

78

Một ý nghĩa thẩm mĩ nữa của tín hiệu núi núi biểu trƣng cho tội ác chồng chất của quân xâm lƣợc đối với nhân dân ta.

Ví dụ 50: Những cái hòm phiếu của Mỹ Diệm đặt ra trong dịp “trưng

cầu” cưỡng bức, chính là những cái hòm tội xếp lên cái núi tội của Diệm [42,

tr.637].

Núi trong ví dụ 50 đồng hiện với BTKH “cái, tội”, BTQH chỉ vật thể nhân tạo “cái hòm phiếu”, BTQH chỉ hoạt động của con ngƣời “đặt ra, trưng

cầu, cưỡng bức” đã thể hiện tội ác nhiều vô kể của Mỹ Diệm.

Ở một ngữ cảnh khác, tín hiệu núi biểu đạt cho sự trƣờng tồn vĩnh cữu của thiên nhiên, nó đối lập với vẻ đẹp, tuổi xuân của ngƣời con gái.

Ví dụ 51: Ngày xuân ấm, những cô bạn gái gội đầu bờ suối, hong tóc, tiếng quay tóc hòa tiếng bánh xe cộn nước, ngày xuân cứ trôi đi, như suối

chảy, tóc cô xòe đâu xanh mãi như núi rừng, pi noọng oi! Ưới noọng ơi! [43,

tr.294].

Ở ví dụ 51, núi có BTTV “núi rừng”; đồng hiện với các BTQH chỉ thời gian “ngày xuân”, BTQH chỉ không gian “bờ suối”, BTQH chỉ hiện tƣợng tự nhiên và hoạt động của chúng “suối, chảy, trôi đi”, BTQH chỉ vật thể nhân tạo “bánh xe cộn nước”, BTQH chỉ con ngƣời “những cô bạn gái, tóc cô xòe”, cùng với hoạt động, tính chất của con ngƣời “gội đầu, hong tóc, quay

tóc, xanh mãi”. Những biến thể này làm cho núi biểu hiện sự trẻ trung bất tận

của thiên nhiên.

Tóm lại, tín hiệu núi có mặt xuyên suốt tác phẩm của Nguyễn Tuân và biểu đạt nhiều ý nghĩa thẩm mĩ khác nhau. Núi hiện lên với tƣ thế hùng vĩ, có sức mạnh to lớn. Núi đã trở thành một phần không thể thiếu của quê hƣơng xứ sở. Núi gắn bó với con ngƣời trong đời sống và trong tâm tƣởng... Những ý nghĩa thẩm mĩ của núi trong tác phẩm của Nguyễn Tuân có nguồn gốc sâu xa

79

từ “mẫu gốc”: “Núi biểu hiện những khái niệm về tính ổn định, bất di bất dịch

và đôi khi cả về tính thanh khiết” [6, tr.699].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)