Biểu hiện ý nghĩa của tín hiệu trời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 80 - 84)

7. Bố cục của luận văn

3.1.4. Biểu hiện ý nghĩa của tín hiệu trời

Tín hiệu trời xếp thứ tƣ trong số các tín hiệu thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên (mục 2.1.). Trời cũng là một tín hiệu mang nhiều ý nghĩa thẩm mĩ khác nhau. Dù ý nghĩa của tín hiệu trời có phong phú thì vẫn dựa trên nghĩa cốt lõi trong hệ thống ngôn ngữ.

Theo Từ điển Tiếng Việt, trời đƣợc định nghĩa “dt.1. Khoảng không gian

vô tận mà ta nhìn thấy như một bán cầu úp trên mặt đất. 2. Trạng thái của khí

quyển, của khoảng không gian bao quanh con người. 3. Thiên nhiên, về mặt

đối lập với con người. 4. Lực lượng siêu nhiên, coi như ở đâu trên trời cao,

sáng tạo và quyết định số phận muôn loài trên mặt đất theo mê tín” [31,

tr.1686].

Trong quá trình biểu đạt ý nghĩa nghệ thuật, trời có tên gọi: trời, giời,

thiên... nhƣng cách gọi trời vẫn là chủ yếu. Ngoài ra, trời kết hợp với yếu tố

chỉ bộ phận: mặt trời, chân giời, nền trời; kết hợp với yếu tố chỉ tập hợp: trời

đất, giời đất, mây trời; kết hợp với yếu tố chỉ dạng thức: bầu trời, ông trời,

phương giời, khí trời (mục 2.2.1.4). Những đặc điểm chủ yếu nhất của trời

đƣợc biểu hiện qua những BTTV này.

Ý nghĩa phổ biến nhất của trời là khoảng không gian rộng lớn trên đầu đã chi phối mọi hoạt động trong cuộc sống con ngƣời. Để biểu đạt ý nghĩa này, trời thƣờng kết hợp với các yếu tố chỉ hiện tƣợng tự nhiên: nắng, mưa,

gió, rét... (mục 2.2.2.2); hoặc các yếu tố chỉ thời gian: chiều, đêm, đêm nay...

71

Ví dụ 37: Trời rét thì làm cả buổi trưa, tranh thủ từng tia nắng ấm...

Những đêm khuya, mặc trời mưa, anh em đều lội xuống suối, xuống sông, soi

đèn kỹ các bộ phận thân cầu xem có suy xuyển gì không [42, tr.758].

Ở ví dụ 37, trời kết hợp với yếu tố chỉ đặc điểm “rét”, yếu tố chỉ hoạt động “mưa”, cùng với BTQH chỉ thời gian “buổi trưa, những đêm khuya”, BTQH chỉ không gian “suối, sông”, BTQH chỉ hiện tƣợng tự nhiên “tia nắng”, BTQH chỉ vật thể nhân tạo “cầu, đèn”, BTQH chỉ con ngƣời “anh em” và hoạt động của con ngƣời “lội, soi, xem” đã biểu đạt ý nghĩa: trời luôn tồn tại và gắn bó với cuộc sống của con ngƣời.

Ngoài ý nghĩa biểu vật, tín hiệu trời mang nhiều ý nghĩa biểu trƣng. Mỗi lần hành chức nghệ thuật, trời biểu đạt một ý nghĩa thẩm mỹ khác nhau. Do

đó, trời trở thành biểu tƣợng độc đáo trong sáng tạo nghệ thuật.

Qua kết quả khảo sát, BTTV mặt trời lặp lại rất nhiều trong tác phẩm của Nguyễn Tuân (mục 2.2.1.4). Với ý nghĩa là mang lại nguồn sáng và sự sống cho muôn loài, mặt trời biểu trƣng cho ánh sáng lý tƣởng, ánh sáng của cuộc đời mới.

Ví dụ 38: Ngày nay người du kích của rừng lầy Orênốc và người lính Giải phóng vùng châu thổ Cửu Long đều cùng tắm trong ánh sáng bất diệt của mặt trời cách mạng, và cùng chung hát bài ca của chiến thắng vì những

ngày mai nhiều nắng [43, tr.567].

Ở ví dụ 38, BTTV “mặt trời” kết hợp với “cách mạng” chỉ ánh sáng mạnh mẽ của lí tƣởng cách mạng. Trời kết hợp với BTQH chỉ thời gian “ngày

nay, những ngày mai”, BTQH chỉ không gian “rừng lầy Orênốc, vùng châu

thổ Cửu Long”, BTQH chỉ hiện tƣợng tự nhiên “nắng”, BTQH chỉ con ngƣời

và những hoạt động, tính chất của con ngƣời “người du kích, người lính Giải

phóng, tắm, hát bài ca của chiến thắng” góp phần thể hiện niềm vui sƣớng và

72

Tuy nhiên, có lúc trời biểu trƣng cho điềm gở phía trƣớc. Ý nghĩa này đƣợc biểu đạt qua sự kết hợp của trời với BTKH “không sáng và cũng không

tối, thấp tịt” ở ví dụ 39. Ở ví dụ này, trời còn đẳng cấu với BTQH chỉ hiện

tƣợng tự nhiên “mặt nước, nước ngọt, nước mặn, ánh sáng lạnh”, BTQH chỉ không gian “thương khẩu Hải Phòng”, BTQH chỉ vật thể nhân tạo “vung nồi”, BTQH chỉ không gian “trên lữ hành”. Khi đặt trong ngữ cảnh này, trời

gợi lên một không gian nặng nề, u ám của buổi lên đƣờng.

Ví dụ 39: Trời không sáng và cũng không tối. Mặt nước thương khẩu Hải Phòng lẫn lộn vừa nước ngọt vừa nước mặn, phản chiếu ánh sáng lạnh

một vòm trời thấp tịt như cái vung nồi đè nặng trên lữ hành [40, tr.235].

Một ý nghĩa nữa của tín hiệu trời trời biểu trƣng cho sắc thái tình cảm của con ngƣời. Điều này chứng tỏ, trời không chỉ đầy quyền uy mà rất gần gũi, quen thuộc trong đời sống của con ngƣời.

Ví dụ 40: Ông Trời nhiều khi hay chơi ác đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng

thắn lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt [40, tr.568].

Ở ví dụ 40, trời tồn tại với BTTV “ông Trời”, BTKH chỉ hoạt động

nhiều khi hay chơi ác đem đầy ải những cái thuần khiết vào giữa một đống

cặn bã” biểu hiện sự trách móc của con ngƣời trƣớc hiện thực nghiệt ngã. Khi

trời đẳng cấu với BTQH chỉ con ngƣời “người, lũ”, BTQH chỉ tâm lí, tính

chất của con ngƣời “tâm điền tốt và thẳng thắn, quay quắt”, BTQH chỉ hoạt động của con ngƣời “ăn đời ở kiếp” đã lí giải rõ hơn sự trách móc đó.

Với đặc điểm là khoảng không vô tận, trời còn biểu trƣng cho cuộc sống tự do với khát khao đƣợc vƣơn xa, chinh phục những vùng đất mới lạ của con ngƣời. Ý nghĩa này đƣợc hình thành khi tín hiệu trời xuất hiện với BTTV

73

biếc cánh chả” cùng với BTQH chỉ động vật “con chim bằng”, BTQH chỉ con

ngƣời “tôi” ở ví dụ 41.

Ví dụ 41:Bầu trời khô sáng và nền trời xanh ngắt màu biếc cánh chả kia

muốn biến tôi hóa thành con chim bằng [41, tr.424].

Ngoài ra, tín hiệu trời còn biểu trƣng cho chí khí của ngƣời anh hùng. Ví dụ 42: Y cũng thừa hiểu những người chọc trời khuấy nước, đến trên đầu người ta, người ta cũng còn chẳng biết có ai nữa, huống chi cái thứ mình

chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù [40, tr.572].

Ở ví dụ 42, tín hiệu trời kết hợp với “chọc, khuấy nước”; đồng hiện với các BTQH chỉ con ngƣời “y, những người, người ta, ai, mình, kẻ tiểu lại”, BTQH chỉ hoạt động của con ngƣời “thừa hiểu, chẳng biết, giữ tù”. Khi xuất hiện cùng các biến thể này, trời biểu hiện sự mạnh mẽ, ngang tàng của những ngƣời anh hùng có tài, có chí.

Mặ khác, khi hành chức nghệ thuật, trời biểu trƣng cho tính cách lƣơng thiện, vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, thanh cao mặc dù sống giữa cuộc đời ô trọc, tối tăm.

Ví dụ 43: Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến

nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi [40, tr.575].

Trong ví dụ 43, biến thể của trời là “thiên” kết hợp với “lương” chỉ tính cách lƣơng thiện của con ngƣời. Các BTQH của trời nhƣ BTQH chỉ không gian “ở đây”, BTQH chỉ hoạt động, tâm lí, tính chất của con ngƣời “khó giữ,

lành vững, nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi” đã thể hiện sự ảnh hƣởng

của hoàn cảnh sống đối với bản chất tốt đẹp vốn có của con ngƣời.

Mặc dầu trời ở trên cao, rất xa nhƣng trong cách nghĩ của con ngƣời thì trời lại rất gần, có nhiều khả năng gợi thức. Vì thế, trời còn có ý nghĩa biểu trƣng cho đời sống văn hóa, tinh thần của con ngƣời.

74

Ví dụ 44: Trong cái nói năng thông thường làm ăn sinh sống hằng ngày,

và trong thơ ca Mèo, trong cuộc sống từ xưa để lại, thấy giời thành ra một

hình ảnh rất quen thuộc đối với họ. Đôi tình nhân Mèo nhớ nhau “Thở vào,

nghĩ đến giời gần - Thở ra nghĩ đến giời xa”. Gặp cảnh uất ức “Giời bỏ đi xa

rồi”. Chịu đựng lâu ngày gian khổ, và gần hết tin vào công lý, thì “Giời hết

mất rồi, không có giời nữa” [44, tr.20].

Tín hiệu trời ở ví dụ 44 có tên gọi “giời”, đƣợc kết hợp với BTKH chỉ đặc điểm “gần, xa, hết mất rồi, không có”, BTKH chỉ hoạt động “bỏ đi xa

rồi”. Giời đẳng cấu với các BTQH chỉ thời gian “hằng ngày, từ xưa, lâu

ngày”, BTQH chỉ không gian “trong cuộc sống, trong thơ ca Mèo”, BTQH chỉ con ngƣời “họ, đôi tình nhân Mèo” cùng với hoạt động của con ngƣời

nói năng, làm ăn, sinh sống, nhớ, thở, gặp” và tính chất tâm lí của con ngƣời

quen thuộc, uất ức, chịu đựng, gian khổ, hết tin vào công lý”. Qua các biến

thể của trời, ta thấy trời có ý nghĩa đặc biệt đối với con ngƣời vùng núi.

Qua việc trình bày những ý nghĩa thẩm mĩ của tín hiệu trời, chúng tôi thấy rằng trời có vị trí quan trọng trong cuộc sống con ngƣời. Vì thế, trời

mang nhiều nghĩa biểu trƣng nhƣ: không gian to lớn và thiêng liêng, ánh sáng của lý tƣởng, vẻ đẹp của thiên nhiên, cung bậc cảm xúc của con ngƣời, cũng nhƣ khát khao tự do, chinh phục... Những ý nghĩa biểu đạt này ít nhiều liên quan đến “cỗ mẫu”: “Trời là một biểu tượng gần như phổ quát mà qua đó con người thể hiện niềm tin vào một Sinh Linh thần thánh ở trên cao, người sáng

tạo ra vũ trụ và bảo đảm cho sự phì nhiêu của đất [...] Trời là một biểu hiện

trực tiếp của cái siêu tại, của cái vĩnh hằng, cái thiêng liêng” [6, tr.956].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)