Vận dụng trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên vào phân tích đoạn trích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 89 - 143)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Vận dụng trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên vào phân tích đoạn trích

đoạn trích “Người lái đò Sông Đà” trong chƣơng trình Ngữ văn lớp 12

Mỗi tác phẩm văn học là sự tổ chức các yếu tố ngôn ngữ theo một cách riêng để phản ánh hiện thực và gửi gắm thông điệp về cuộc sống, con ngƣời. Phân tích tác phẩm văn học là giải mã sự sắp xếp các yếu tố ngôn ngữ đó để tìm ra giá trị đặc sắc về nội dung và giá trị nghệ thuật. Một trong những cách phân tích tác phẩm nghệ thuật có hiệu quả là dựa vào trƣờng nghĩa.

Việc dựa vào trƣờng nghĩa để phân tích tác phẩm văn học giúp ta bám sát vào ngôn từ của văn bản, lí giải các hiện tƣợng ngữ nghĩa trong tác phẩm một cách khoa học. Hơn nữa, dựa vào trƣờng nghĩa, chúng ta thấy đƣợc tài năng lựa chọn ngôn từ của nhà văn.

Đoạn trích “Người lái đò Sông Đà” trong chƣơng trình Ngữ văn 12 tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Trong đoạn trích, nhà văn xây dựng hình tƣợng Sông Đà tiêu biểu cho vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và hình tƣợng ngƣời lái đò tiêu biểu cho vẻ đẹp con ngƣời Tây Bắc. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung phân tích hình tƣợng Sông Đà dựa vào trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên.

Với địa hình đặc biệt, Sông Đà là sự kết hợp của sông, nước, đá, ghềnh,

thác, sóng... Vì thế, phân tích hình tƣợng Sông Đà cũng là phân tích biểu hiện

của sông, nước, đá, ghềnh, thác, sóng... trong đoạn trích. Đây là những tín

hiệu có tần suất cao, trực tiếp tạo nên hình tƣợng Sông Đà. Cụ thể: sông (77 lần), nước (32 lần), đá (32 lần), thác (21 lần), sóng (11 lần)... Ngoài ra còn có các tín hiệu khác cũng thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên nhƣng tần suất ít hơn, nhƣ: rừng (8 lần), núi (5 lần), trời (3 lần), mây (3 lần), sương (3 lần), nắng (2 lần), gió (2 lần)... tạo nên sự đa dạng của thiên nhiên Tây Bắc.

80

Chúng tôi phân tích các tín hiệu sông, nước, đá, ghềnh, thác, sóng... trong mối quan hệ với các BTKH chỉ đặc điểm tính chất và hoạt động. Ý nghĩa của các tín hiệu ấy đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Không gian Tín hiệu BTKH chỉ đặc điểm, tính chất BTKH chỉ hoạt động Thƣợng nguồn Sông làm mình làm mẩy   trắng xóa  

rung rít, giao việc

 lòa sáng  Ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số   nƣớc xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió -> cuồn cuộn, gùn ghè

Hút nƣớc

nhƣ giếng bê tông 

thở, kêu -> xoáy tít đáy -> lôi tuột xuống

Thác (nƣớc)

oán trách, van xin, gằn mà chế nhạo   liều mạng   vô sở bất chí   hùm beo  

réo -> réo to -> rống lên

đánh -> reo hò -> hò la -> ùa vào -> bẻ gãy -> đá trái -> thúc gối -> đội lên -> bám -> túm -> lật ngửa  đánh miếng đòn hiểm độc nhất -> bóp chặt  hồng hộc tế mạnh 

81 Đá dựng vách thành   đá to đá bé   ngỗ ngƣợc, nhăn nhúm, méo mó  

bệ vệ oai phong lẫm liệt 

 tiu nghỉu, thất vọng  chẹt lòng sông  đứng, ngồi, nằm  mai phục -> nhổm dậy vồ lấy thuyền  dàn bày thạch trận -> chặn ngang -> đòi ăn chết -> đánh giáp lá cà -> canh -> dụ -> đánh tan -> tiêu diệt

hất hàm hỏi -> lùi lại, thách thức, khiêu khích Tính hung bạo, dữ dội thể hiện chủ yếu qua các từ ngữ chỉ hoạt động.

Hạ lƣu BTKH chỉ đặc điểm, tính chất Sông thanh bình 

tuôn dài tuôn dài nhƣ một áng tóc trữ tình

 xanh ngọc bích -> lừ lừ chín đỏ  gợi cảm  đằm đằm ấm ấm nhƣ gặp lại cố nhân  lặng tờ 

hoang dại -> hồn nhiên

82

Tính trữ tình, thơ mộng thể hiện chủ yếu qua các từ ngữ chỉ đặc điểm tính chất.    Không gian thay đổi Từ cụ thể đến bao quát

Từ đặc điểm hung bạo, hùng vĩ chuyển sang trữ tình, thơ mộng. - Từ từ ngữ chỉ hoạt động sang từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật. - Từ nhiều thanh trắc, nhịp ngắn, dồn dập, dứt khoát sang nhiều thanh bằng, nhịp dài, bằng phẳng.

Qua bảng trên, chúng ta thấy không gian có sự thay đổi từ thƣợng lƣu đến vùng hạ lƣu của Sông Đà. Cùng với sự thay đổi về không gian, đặc điểm của Sông Đà cũng thay đổi từ tính hung bạo dữ dội đến tính trữ tình thơ mộng. Để biểu đạt sự thay đổi này, nhà văn đã sử dụng những từ ngữ thuộc trƣờng nghĩa chỉ hoạt động và tính chất của con ngƣời. Đồng thời, nhà văn còn khai thác triệt để hiệu quả của sự thay đổi nhịp điệu trong văn xuôi.

Ở thƣợng nguồn, Sông Đà có tính cách hung bạo, dữ dội. Tính cách ấy thể hiện trƣớc hết qua tín hiệu sông. Sông tồn tại với các BTTV: mặt sông,

lòng sông, khúc sông, nét sông... Sông kết hợp với BTKH chỉ đặc điểm, tính

chất: ầm ầm mà quạnh hiu, làm mình làm mẩy, giận dỗi vô tội vạ, dữ dội...;

BTKH chỉ hoạt động: rung rít, giao việc, lòa sáng, vặn mình... Sông đẳng cấu với BTQH: đá, thác, trời; thuyền, đò; người lái đò... Đây là những tín hiệu lặp lại nhiều lần, sóng đôi với tín hiệu sông. Khi đặt trong mối quan hệ này, Sông Đà có diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một của con ngƣời Tây Bắc.

Hung bạo của Sông Đà còn thể hiện qua mặt ghềnh Hát Loóng “dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn

83

ghè suốt năm...”. Những câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc trùng

điệp gợi hình ảnh Sông Đà cuồng nộ, dữ dằn, luôn muốn tiêu diệt con ngƣời. Mặt Sông Đà có những cái hút nước to “như cái giếng bê tông [...] Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng

đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn”. Nước có BTKH chỉ hoạt động “thở và

kêu, xoáy tít đáy”, kết hợp với BTQH “cái giếng bê tông, cửa cống cái, cánh

quạ đàn” biểu đạt sự nguy hiểm khôn cùng của Sông Đà.

Âm thanh của nước càng ghê rợn hơn khi đến với thác Sông Đà. “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông

rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.

Thác xuất hiện cùng với BTKH chỉ hoạt động “rống lên”, BTKH chỉ tính chất, đặc điểm “oán trách, van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”; BTQH “một ngàn con trâu mộng, đàn trâu, rừng vầu, rừng tre nứa, rừng

lửa” cho thấy âm thanh của thác nƣớc không khác gì âm thanh của một trận

động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử. Cùng với nhịp điệu nhanh, gấp, âm thanh của thác dữ đƣợc đẩy đến hồi cao trào, quyết liệt tạo nên sự giận dữ, hùng vĩ vô cùng.

Nỗi khiếp đảm tiếp theo của ngƣời xuôi ngƣợc Sông Đà chính là đá. Đá

đƣợc gọi bằng nhiều tên khác nhau: đá, thạch, những hòn những tảng, đứa, nó, chúng, thằng đá tướng...

Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo

mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. [...] Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng

chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không

biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn...”.

84

vệ oai phong lẫm liệt...; BTKH chỉ hoạt động: đòi ăn chết, dàn trận địa, canh,

dụ, đánh tan, tiêu diệt... Bên cạnh các BTKH, đá kết hợp với các BTQH nhƣ:

thuyền, sông, nước, thác, thuyền trưởng, thủy thủ...

Ngoài ra, tác giả còn huy động những từ ngữ thuộc trƣờng nghĩa quân sự nhƣ: thạch trận, cuộc giáp lá cà, trận địa, tuyến hai, tuyến ba, du kích, chọc

thủng, nhiệm vụ, boong-ke chìm, pháo đài đá, tuyến trên, tiêu diệt; từ ngữ

thuộc trƣờng nghĩa thể thao nhƣ: hàng tiền vệ, hậu vệ; từ ngữ thuộc trƣờng nghĩa võ thuật đánh khuýp vật vu hồi.

Những kết hợp trên cho thấy đá rất nham hiểm, xảo quyệt. Đá chính là thách thức lớn đối với ngƣời đi trên mặt nƣớc Sông Đà.

Chiến trƣờng Sông Đà là sự tổng hợp tất cả những hung dữ, cuồng bạo

của nước, thác, đá, sóng... Đây là một trận hỗn chiến đầy đủ tướng dữ quân

tợn, với những miếng đòn hiểm độc của luồng nƣớc vô sở bất chí, mặt nƣớc

hò la làm thanh viện cho đá, dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá… Nhƣng con ngƣời đã chiến thắng sức mạnh tự nhiên hung dữ đó bằng sự dũng cảm và mƣu trí của mình.

Đá, thác, nước ở Sông Đà dƣới ngòi bút của Nguyễn Tuân không chỉ là

một trận thủy chiến gay go mà còn là một bản hợp xƣớng của âm thanh, hình ảnh, ngôn ngữ. Bản hợp xƣớng ấy có thể hình dung qua sơ đồ sau:

Vách đá Ghềnh Hút nƣớc

Thác

Thạch trận

Sông tuôn dài,

85

Qua sơ đồ trên, ta thấy sự kết hợp của thác dữ, đá hiểm, sông bạo, sóng nƣớc cuồng tạo nên dòng chảy Sông Đà nhƣ âm thanh của bản nhạc lúc nhanh, mạnh, gập ghềnh rồi đẩy lên đến hồi cao trào, quyết liệt làm cho đầu óc con ngƣời căng quá độ khi vƣợt thác và ba trùng vây thạch trận ở thƣợng nguồn. Khi “sóng thác tan xèo xèo trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình” ở khúc sông hạ lƣu, âm thanh lại nhẹ nhàng, bẳng phẳng, miên man.

Ở hạ lƣu, Sông Đà lại rất trữ tình thơ mộng. Không còn ghềnh thác cheo leo, không còn trận địa đá, Sông Đà trở về dòng chảy bình yên vốn có của cuộc đời mình. Nhà văn Nguyễn Tuân đã phát hiện ra vẻ đẹp mới của Sông Đà, của thiên nhiên Tây Bắc.

Nếu ở thƣợng nguồn, sông chủ yếu kết hợp với các từ ngữ chỉ hoạt động thì ở hạ lƣu, sông chủ yếu kết hợp với các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất. Cụ thể: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và

cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.

Trong đoạn văn trên, sông xuất hiện với BTTV “con Sông Đà”; BTKH chỉ đặc điểm “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình”; BTQH chỉ thời gian “tháng hai, xuân”, BTQH chỉ không gian “nương”, BTQH chỉ con ngƣời

“đầu tóc chân tóc”, BTQH chỉ hoạt động của con ngƣời “đốt”, BTQH chỉ

hiện tƣợng tự nhiên “mây trời, núi”, BTQH chỉ thực vật “hoa ban hoa gạo”. Kết hợp với biện pháp so sánh, liên tƣởng, nhịp dài, kết thúc mỗi nhịp đều thanh bằng (tình,xuân), Nguyễn Tuân đã tạo dáng, gợi hình cho Sông Đà.

Sông đổi sắc nƣớc để tự làm mới mình “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu

86

Với BTKH chỉ đặc điểm “xanh ngọc bích, không xanh màu xanh canh

hến, lừ lừ chín đỏ”, BTQH chỉ thời gian “mùa xuân, mùa thu, thu”; BTQH chỉ

con ngƣời “da mặt người, một người”; BTQH chỉ tâm lí, tính chất con ngƣời

bầm đi vì rượu bữa, giận dữ, bất mãn, bực bội”, sông nổi bật với vẻ đẹp trẻ

trung, đầy sức sống, không nhàm chán, nhợt nhạt.

Mỗi lần gặp Sông Đà, nhà văn lại phát hiện một vẻ đẹp khác “Sông Đà

gợi cảm [...]. Đã có lần tôi nhìn Sông Đà như một cố nhân. [...] BờSông Đà,

bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà”.

Với BTKH “gợi cảm”, BTQH chỉ con ngƣời “tôi, cố nhân”, BTQH chỉ động vật “chuồn chuồn bươm bướm”, sông mang lại một vẻ đẹp thơ mộng, hiền hòa, gợi cảm giác “đằm đằm ấm ấm” nhƣ lâu ngày gặp lại ngƣời bạn cũ.

Khi xuôi thuyền trên Sông Đà, sông lại đƣợc khắc họa “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. [...] Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.

Với BTKH chỉ đặc điểm “lặng tờ, hoang dại, hồn nhiên”, các BTQH nhƣ “thuyền, từ đời Lí đời Trần đời Lê”, sông mang vẻ đẹp trầm tích, sâu lắng của mấy ngàn năm lịch sử. Việc sử dụng nhiều thanh bằng làm cho đoạn văn xuôi cũng nhƣ Sông Đà lai láng chất thơ.

Vẻ đẹp thơ mộng của Sông Đà còn đƣợc miêu tả “Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn

Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người

xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác

hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”.

Ở đoạn văn trên, sông kết hợp với BTKH “lững lờ như nhớ thương, lắng

nghe, trôi”; những BTQH nhƣ “hòn đá thác”, “con đò mình nở, con đò đuôi

87

điệp cấu trúc “và con sông như đang lắng nghe..., và con sông đang trôi...”, nhiều thanh bằng, âm điệu nhẹ nhàng. Với những hình thức biểu hiện này,

sông mang vẻ đẹp tình tứ, lãng mạn, đáng yêu nhƣ một ngƣời tình nhân. Với sự công phu và tâm huyết, Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng hình tƣợng Sông Đà tiêu biểu cho thiên nhiên Tây Bắc. Sông Đà nhƣ một sinh thể có diện mạo và đời sống nội tâm phong phú: khi gắt gỏng, bẳn tính; khi trữ tình, mềm mại, đầy sức sống. Qua hình tƣợng Sông Đà, nhà văn thể hiện tình yêu, lòng tự hào và ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nƣớc. Nếu dòng Sông Đà là món quà mà tạo hóa ban tặng cho thiên nhiên Tây Bắc thì Sông Đà trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” là một công trình nghệ thuật tuyệt vời mà nhà văn Nguyễn Tuân đã tặng cho văn học và cuộc đời.

Nhƣ vậy, hình tƣợng Sông Đà trong đoạn trích “Người lái đò Sông Đà” đƣợc khắc họa chủ yếu qua các tín hiệu thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên. Điều này khẳng định, hiện tƣợng tự nhiên có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con ngƣời và là nguồn thi liệu dồi dào để sáng tạo nghệ thuật.

Tiểu kết chƣơng 3

Chƣơng 3 là kết quả phân tích biểu hiện ý nghĩa của 5 tín hiệu điển hình:

sông, đất, gió, trời, núi thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên trong tác

phẩm của Nguyễn Tuân. Qua kết quả này, chúng tôi thấy rằng mỗi tín hiệu đều có nghĩa cơ sở và nghĩa biểu trƣng. Hầu hết các ý nghĩa thẩm mĩ đều liên quan đến nghĩa nguyên mẫu và chịu sự ảnh hƣởng của các BTKH và BTQH của tín hiệu trung tâm.

Mặc khác, kết quả nghiên cứu ở chƣơng 3 cho thấy nghĩa biểu trƣng của mỗi tín hiệu trong quá trình hành chức nghệ thuật rất đa dạng. Với nhà văn Nguyễn Tuân, các tín hiệu thuộc hiện tƣợng tự nhiên không chỉ biểu đạt những sự vật cụ thể trong thế giới tự nhiên mà còn biểu hiện muôn mặt của cuộc sống con ngƣời nhƣ: vẻ đẹp của thiên nhiên đất nƣớc, con ngƣời, tình

88

yêu giang sơn gấm vóc, sự hồi sinh của quê hƣơng... Những tín hiệu sông,

đất, gió, trời, núi trở thành những biểu tƣợng nghệ thuật độc đáo mang đậm

bản sắc dân tộc và đặc trƣng sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.

Trong chƣơng 3, chúng tôi vận dụng trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên để phân tích hình tƣợng Sông Đà trong đoạn trích “Người lái đò Sông Đà” ở chƣơng trình Ngữ văn 12. Hình tƣợng Sông Đà nói riêng và thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 89 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)