Đặc điểm phong cách của Nguyễn Tuân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 36 - 38)

7. Bố cục của luận văn

1.3.3. Đặc điểm phong cách của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn trong Văn học Việt Nam hiện đại, có phong cách tài hoa, uyên bác. Hạt nhân trong phong cách nghệ thuật của ông chính là chữ “ngông”. Tuy nhiên, đằng sau cái “ngông” ấy lại là một tấm lòng hƣớng về quê hƣơng, dân tộc. Chính điều này đã tạo nên những trang viết có giá trị chân chính và phong cách riêng biệt của nhà văn. Phong cách nghệ thuật ấy thể hiện qua những đặc điểm sau:

Thứ nhất, Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Trƣớc Cách mạng, ông hƣớng về cái đẹp trong quá khứ nhƣ vốn văn hóa cổ truyền, lối sống và nhân cách của những nho sĩ tài hoa nhƣng bất đắc chí. Ngoài ra, ông còn tìm kiếm cái lạ trong mỗi chuyến đi, trong rƣợu, thuốc phiện và cả trong thế giới ma quỷ... Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân hƣớng về cái đẹp của thiên nhiên, đất nƣớc và con ngƣời lao động bình thƣờng trong công cuộc chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, Nguyễn Tuân thành công ở thể loại tùy bút. Tùy bút của ông vừa đậm nét cái tôi cá nhân vừa giàu chất hiện thực và tính thời sự. Sự kết hợp chất trữ tình với chất trí tuệ sắc sảo, khả năng liên tƣởng phong phú đã tạo nên nét độc đáo và sự hấp dẫn không trộn lẫn của tùy bút Nguyễn Tuân. Mặc khác, sự chuyển biến từ cái tôi chủ quan, đối lập với xã hội, hƣớng nội, giọng điệu khinh bạc trƣớc Cách mạng đến cái tôi hòa nhập với xã hội, hƣớng ngoại, giọng điệu khiêm nhƣờng, tin yêu, ca ngợi đất nƣớc, nhân dân sau Cách mạng tạo nên sự phong phú, đa dạng trong tùy bút của Nguyễn Tuân.

27

Thứ ba, Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ ngôn từ tài hoa. Với tình yêu tiếng Việt tha thiết, Nguyễn Tuân không ngừng sáng tạo trong cách tổ chức ngôn từ, góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng tinh tế và giàu đẹp hơn. Trong bài

Nguyễn Tuân, một bậc thầy về ngôn từ” (Báo Văn nghệ số 9, ngày 26/02/2000),

Hà Văn Đức nhận xét “Nguyễn Tuân không chỉ là nhà văn xuất sắc mà còn là

một nhà ngôn ngữ học, nhà tu từ học hết sức độc đáo, uyên bác và tài hoa.”

Tóm lại, những đặc điểm về phong cách nghệ thuật trên đã khẳng định vị trí và tài năng của nhà văn Nguyễn Tuân trong nền văn học Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài “Trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của

Nguyễn Tuân” góp phần làm rõ đặc sắc của phong cách Nguyễn Tuân trên cơ

sở trƣờng nghĩa.

Tiểu kết chƣơng 1

Ở chƣơng 1, chúng tôi đề cập đến những vấn đề lí thuyết về nghĩa, trƣờng nghĩa: khái niệm nghĩa và trƣờng nghĩa, cách phân loại nghĩa và trƣờng nghĩa, sự chuyển trƣờng nghĩa... Đây là cơ sở lí luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Qua việc tìm hiểu những vấn đề về trƣờng nghĩa, chúng tôi nhận thấy trƣờng nghĩa có mặt trong mọi hoạt động ngôn ngữ.

Bên cạnh các vấn đề về trƣờng nghĩa, ở chƣơng này, chúng tôi đã trình bày về trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên; những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Đây cũng là những tiền đề cơ bản để chúng tôi nghiên cứu trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân. Từ đó khẳng định vai trò của trƣờng nghĩa trong việc phân tích tác phẩm để làm nổi bật nét độc đáo trong phong cách của Nguyễn Tuân trên văn đàn Việt Nam.

28

CHƢƠNG 2

BIỂU HIỆN HÌNH THỨC CỦA TRƢỜNG NGHĨA CHỈ HIỆN TƢỢNG TỰ NHIÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)