7. Bố cục của luận văn
3.1.3. Biểu hiện ý nghĩa của tín hiệu gió
Tín hiệu gió xếp thứ ba trong các tín hiệu thuộc trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên trong tác phẩm của Nguyễn Tuân (mục 2.1.). Tín hiệu gió có nhiều ý nghĩa thẩm mĩ trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Dù biểu đạt ý nghĩa nào thì gió cũng xuất phát từ nghĩa cơ sở ban đầu.
Ở trạng thái tĩnh, gió có nghĩa “dt. Hiện tượng không khí chuyển động
thành luồng từ vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất thấp” [31, tr.686].
Với tính bất ổn định, luôn di chuyển, gió trong tác phẩm của Nguyễn Tuân nhƣ một con đƣờng vô hình dẫn con ngƣời đến những miền xa lạ. Sự chuyển động của gió cũng giống nhƣ sự chuyển động của vạn vật, của lòng ngƣời. Vì thế, gió cứ nổi lên mãi, chạy hoài trên trang viết của ông.
66
Ngoài tên gọi gió, tín hiệu gió còn có tên gọi khác là phong. Gió tồn tại với yếu tố chỉ tập hợp: mưa gió, gió sương, sóng gió...; với các yếu tố chỉ dạng thức của nó: cơn gió, trận gió, luồng gió...; với các yếu tố chỉ loại gió cụ
thể: gió Lào, gió sớm, gió ngàn... (mục 2.2.1.3).
Tín hiệu gió tồn tại với các BTKH chỉ tính chất, hoạt động: mát, lớn, hiu
hiu, thổi, giật... (mục 2.2.2) và các BTQH chỉ không gian, thời gian, hiện
tƣợng tự nhiên, nhân vật thể nhân tạo, con ngƣời, thực vật, động vật... (mục 2.2.3). Những kết hợp này cho ta thấy ý nghĩa phổ biến của gió là biểu hiện không gian động. Đây là ý nghĩa hình thành trên nghĩa cơ sở của gió.
Khi gió kết hợp với những tín hiệu tự nhiên khác nhƣ “sương, sóng, mưa” tạo nên cặp sóng đôi: gió - mưa, gió - bụi, sóng - gió, gió - sương..., những cặp tín hiệu này không đơn thuần là sự tổng hợp của hiện tƣợng thời tiết mà nó biểu trƣng cho sự khó khăn, sự từng trải của cuộc sống đƣờng trƣờng.
Ví dụ 29: Một đời gió bụi, đó không đủ là một cái cớ để người ta nhem
nhúa khi ra ngoài [41, tr.430].
Ở ví dụ 29, gió bụi kết hợp với “một đời” chỉ cuộc sống gian truân vất vả của ngƣời lữ khách. Gió đẳng cấu với BTQH chỉ con ngƣời “người ta”, BTQH chỉ tâm lí, tính chất của con ngƣời “nhem nhúa”, BTQH chỉ không gian “khi ra ngoài”. Các biến thể này thể hiện lòng tự trọng, sự đƣờng hoàng của một ngƣời nếm trải nhiều gian truân, vất vả của cuộc sống bên ngoài.
Một ý nghĩa nữa của tín hiệu gió là biểu trƣng cho không gian rộng lớn, mênh mông và sự giàu có của một vùng đất trẻ.
Ví dụ 30: Cà Mau lại quanh năm lộng gió, gió Đông, gió Nam, gió Tây
đều là gió biển mặn, và gió lừng nồng lên mùi tôm vị cá [44, tr.197].
Trong quá trình sử dụng ở ví dụ 30, gió tồn tại với BTTV chỉ loại gió cụ thể “Đông, Nam, Tây, biển”; BTKH chi đặc điểm “lộng, lừng nồng lên mùi
67
tôm vị cá”. Gió đẳng cấu với BTQH chỉ không gian “Cà Mau”, thời gian
“quanh năm”. Gió ở đây đặc trƣng cho một vùng đất khoáng đạt, tự do và
niềm vui sƣớng của con ngƣời trƣớc vẻ đẹp của đất nƣớc.
Trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, ý nghĩa thẩm mỹ nổi bật nhất của gió
là biểu trƣng tâm trạng của con ngƣời.
Đó là niềm hứng khởi, say mê đƣợc đi đến những vùng đất mới. Ý nghĩa này biểu hiện qua kết hợp “gió đã khởi”, “gió đã lên”, “gió đã nổi”. Những kết hợp này lặp lại nhiều lần biểu trƣng lời giục giã, dấu hiệu lên đƣờng.
Ví dụ 31: Cũng như mùi gió lúc này trên sông mưa, khói tẩu thuốc buổi lữ hành này có một hương vị quyến rũ. Ngậm đến những cái điếu có cao nặng
thế này, ai mà chẳng muốn chống thêm một cái gậy nhọn đầu, và gió đã khởi,
người ta liền lên đường [41, tr.698].
Ở ví dụ 31, gió tồn tại với BTTV “mùi gió”, kết hợp với BTKH chỉ hoạt động “đã khởi”. Gió đẳng cấu với BTQH chỉ thời gian “lúc này, buổi lữ hành”, BTQH chỉ không gian “trên sông mưa”, BTQH chỉ vật thể nhân tạo và đặc điểm “khói tẩu thuốc, hương vị quyến rũ”, “cái điếu có cao nặng”, “cái
gậy nhọn đầu”, BTQH chỉ con ngƣời “ai, người ta” cùng với các hoạt động
“ngậm, chẳng muốn, chống, lên đường”. Sự đồng hiện của những yếu tố ngôn
ngữ này làm cho gió biểu trƣng khát vọng đƣợc đi của nhà văn.
Đó là những cơn gió biểu trƣng cho tâm trạng cô đơn của ngƣời lữ khách lấy sông bể làm nhà.
Ví dụ 32: Gió sông rộng có cả sức tò mò của một trận gió vàng. Mỗi đợt
gió lọt vào khoang thuyền là một sự tọc mạch đến chuyện riêng của lòng [41,
tr.542].
Ở ví dụ 32, gió sử dụng với BTTV “trận gió, đợt gió”; BTKH “sông, tò
mò, vàng, lọt, tọc mạch”. Gió kết hợp với BTQH chỉ vật thể nhân tạo “khoang
68
với những biến thể này, gió nhƣ một sinh thể gợi nỗi niềm riêng tƣ, cô đơn của con ngƣời.
Đó là thứ gió biểu trƣng một cái tôi bế tắc, luẩn quẩn, chƣa tìm thấy lối thoát.
Ví dụ 33: Đây là một thứ gió lạc đường và đang hỏi đường. Gió mù mà
không câm. Lắng những trận gió quẩn, Sương liên tưởng đến những tên gian
vào nhà Mường bứt trộm quả, bị ma Mường làm, cứ đi quanh mãi trong vườn
thiêng. Một cơn. Hai cơn. Cứ thế mãi mãi [40, tr.819].
Ở ví dụ 33, gió tồn tại với BTTV “một cơn, hai cơn, trận gió, thứ gió”; BTKH chỉ đặc điểm “lạc đường và đang hỏi đường, mù mà không câm, quẩn”, chỉ hoạt động “lắng”. Gió đẳng cấu với các BTQH nhƣ: BTQH chỉ con ngƣời “Sương, tên gian” cùng với hoạt động của con ngƣời “liên tưởng,
bứt trộm quả, đi quanh mãi”, BTQH chỉ không gian “nhà Mường, vườn
thiêng”. Những biến thể này còn biểu hiện sự phá phách, nổi loạn của con
ngƣời cảm thấy ngột ngạt, bức bối trƣớc thực tại.
Đó là những luồng gió biểu trƣng cho sự lạc quan, yêu đời, hòa nhập vào cuộc sống mới.
Ví dụ 34: Trước hát cho dăm bảy người nghe trong một khung cảnh ích
kỷ ốm yếu. Giờ hát cho cả một quê hương đang vi vu gió mới và lồng lộng
một trời cao rộng chói lòa... [42, tr.112].
Ở ví dụ 34, gió kết hợp với yếu tố “mới”; cùng với các BTQH nhƣ: BTQH chỉ thời gian “trước, giờ”, không gian “một trời cao rộng, trong một
khung cảnh ốm yếu”, BTQH chỉ con ngƣời “người” và hoạt động của con
ngƣời “hát, nghe”. Gió trong ngữ cảnh này biểu hiện cho cách mạng, cuộc đời mới đầy sinh khí và luồng gió cách mạng đang từng bƣớc thay đổi ngọn gió lòng của Nguyễn Tuân.
69
Thêm một ý nghĩa thẩm mĩ nữa của gió là gió biểu trƣng cho thiên nhiên dữ dội, có tính khí hung hãn, khả năng tàn phá, hủy diệt ghê gớm. Ý nghĩa này thể hiện qua BTTV “mùi gió, vị gió”; BTKH chỉ đặc điểm “mạnh, nhạt
nhạt, ngái ngái”, chỉ hoạt động “đổ, chém, cuốn”; các BTQH: chỉ hiện tƣợng
tự nhiên “sóng bão cấp năm, cấp sáu, cấp bảy”, chỉ vật thể nhân tạo “nhà, cửa”, chỉ động vật “móng ngựa thồ, đuôi và bờm tóc ngựa” ở ví dụ 35.
Ví dụ 35: Gió mạnh như sóng bão cấp năm, cấp sáu, cấp bẩy, mùi gió
nhạt nhạt, vị gió ngái ngái. Gió đổ nhà đổ cửa, gió chém vào móng ngựa thồ,
cuốn rối đuôi và bờm tóc ngựa... [43, tr.406].
Gió còn biểu trƣng cho sự tự do, sức sống mạnh mẽ, tìm kiếm những con đƣờng thông suốt, thỏa sức tung hoành.
Ví dụ 36: Nhưng gió Than Uyên là một thứ gió tự do bừa bãi, nó muốn
nổi lúc nào thì nó nổi, làm sao mà bảo được, làm sao mà biết được. [...] cái
thứ gió Than Uyên nó đang rống lên đòi cuộc sống phải kiếm đò kiếm xe cho
nó” [43, tr.406 - 408].
Ở ví dụ 36, gió tồn tại với BTTV chỉ địa danh “Than Uyên”, gió đƣợc gọi là “nó”, có BTKH chỉ đặc điểm “tự do bừa bãi”, chỉ hoạt động “nổi, rống, đòi”, BTQH chỉ vật thể nhân tạo “đò, xe”, BTQH chỉ hoạt động của con ngƣời “bảo, biết, kiếm”. Cùng với các biến thể là biện pháp nhân hóa, điệp cấu trúc “làm sao mà... được”. Sự kết hợp này của gió đã biểu hiện sức sống mãnh liệt của quê hƣơng, của con ngƣời. Đây là khí thế xây dựng cuộc sống mới của ngƣời lao động và cũng là cái nhìn tích cực của một ngƣời nghệ sĩ - chiến sĩ hòa nhập với cuộc đời rộng lớn.
Qua việc phân tích biểu hiện ý nghĩa của gió, chúng tôi nhận thấy gió
gắn với mọi hoạt động trong cuộc sống con ngƣời. Dù ý nghĩa thẩm mĩ của
gió có muôn hình muôn vẻ thì cũng bắt nguồn từ cơ sở sâu xa của “mẫu gốc”:
70
Phải chăng vì ý nghĩa biểu tƣợng này của gió mà Nguyễn Tuân sử dụng tín hiệu gió để biểu đạt những trăn trở, khát khao của một con ngƣời tràn trề sinh lực, muốn khẳng định bản thân và đóng góp cho cuộc đời.