Biểu hiện ý nghĩa của tín hiệu sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 64 - 71)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1. Biểu hiện ý nghĩa của tín hiệu sông

Sông là hình ảnh quen thuộc, gắn bó mật thiết với đời sống và nếp nghĩ của mỗi con ngƣời Việt Nam. Phải chăng vì thế mà trong sáng tạo nghệ thuật,

55

sông là một biểu tƣợng phổ biến và đậm nét văn hóa dân tộc.

Dựa trên số liệu thống kê ở chƣơng 2, chúng tôi thấy tín hiệu sông có tần suất nhiều nhất trong trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên (mục 2.1.). Do đó, số lƣợng các BTKH, BTQH của tín hiệu sông cũng chiếm số lƣợng lớn so với các tín hiệu khác trong trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên.

Nghĩa của tín hiệu sông trong Từ điển Tiếng Việt “dt. Dòng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè có thể đi lại được” [31, tr.1410]. Đây là nghĩa cơ sở của tín hiệu sông, tất cả những nghĩa khác trong thực tế sử dụng đều bắt đầu từ nghĩa này. Nếu nghĩa của sông

trong hệ thống ngôn ngữ mang tính khái quát, cố định thì nghĩa của sông

trong sáng tác của Nguyễn Tuân lại rất cụ thể, sinh động.

Trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, tín hiệu sông có hai tên gọi khái quát

sônggiang. Bên cạnh đó, sông còn tồn tại với những BTTV khác nhƣ:

con sông, mặt sông, bờ sông, nước sông, sông Đà, sông Hương... (mục

2.2.1.1). Số lƣợng BTTV của sông khá lớn cho thấy khả năng tri nhận sông

của ngƣời Việt thiên về sự cụ thể, chi tiết.

Nếu các BTTV góp phần xác định nghĩa cụ thể cho tín hiệu sông thì các BTKH và BTQH tạo ra những nét nghĩa mới cho sông. Tín hiệu sông bên cạnh những kết hợp quen thuộc nhƣ: dài, vượt, chảy... thì còn có những kết hợp lạ nhƣ: nhớ thương, giới tuyến, lửa... Ngoài ra, sông còn đẳng cấu với các tín hiệu khác nhƣ: đò, bèo, bến, núi, đêm... (mục 2.2.3). Sự kết hợp này làm cho biểu hiện ý nghĩa của tín hiệu sông trong tác phẩmrất linh hoạt.

Biểu hiện ý nghĩa thứ nhất của sông là chỉ không gian sống rộng lớn, có chủ quyền của con ngƣời. Nghĩa biểu trƣng này đƣợc xác định trên cơ sở tín hiệu sông (giang) kết hợp với các tín hiệu khác: núi, non, sơn tạo nên những tập hợp nhƣ: núi sông, non sông, sông núi, giang sơn.

56

nhìn bể sóng nhìn cát bờ đất bãi, trong cái lòng phiêu lưu “bất đắc chí”,thấy

còn dâng lên cái thèm khát bao giờ được làm chủ lấy giang sơn đất nước

mình [44, tr.88].

Ở ví dụ 14, giang sơn kết hợp với BTQH chỉ hiện tƣợng tự nhiên “núi

xanh, sơn hệ, bể sóng, cát bờ đất bãi”, BTQH chỉ thời gian “bao giờ”, BTQH

chỉ không gian “hướng Bắc Nam, đất nước mình”, BTQH chỉ hoạt động của con ngƣời “nhìn, thấy, làm chủ”, BTQH chỉ tâm lí, tính chất con ngƣời “lòng

phiêu lưu bất đắc chí, thèm khát”. Đoạn văn trên còn sử dụng phép điệp

nhìn..., nhìn...”. Sự đồng hiện những yếu tố này cho thấy khát khao mãnh liệt

về một đất nƣớc độc lập và con ngƣời là chủ nhân. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm yêu nƣớc của mình.

Biểu hiện ý nghĩa thứ hai của tín hiệu sôngsông biểu trƣng hành trình khám phá của một nhà văn thích “xê dịch”. Với Nguyễn Tuân, sông cũng là một con đƣờng để thực hiện khát khao đƣợc đi và đƣợc sống của chính mình.

Ví dụ 15: Tôi muốn được đi cho thực nhiều. Đi đến đâu múc lấy một gáo

nước ở lòng con sông lớn xứ ấy, cho nó vào bình, gắn lại rồi một ngày nào

đấy, khi mình tự cho mình cái quyền được nghỉ, sẽ ngồi mà ngắm một dẫy

bình nước có dán những nhãn: “Nước sông Tiền Đường”, “Nước sông Hằng

Hà”, “Nước sông Cửu Long”, và mọi tên sông lớn của hai Tân Cựu lục địa

[41, tr.479].

Tín hiệu sông ở ví dụ 15 kết hợp với yếu tố chỉ đặc điểm, tính chất “lớn”, các địa danh “Tiền Đường, Hằng Hà, Cửu Long” chỉ những con sông cụ thể ở khắp mọi nơi. Sông còn đẳng cấu với BTQH chỉ không gian “xứ ấy,

hai Tân Cựu lục địa”, BTQH chỉ thời gian “một ngày nào đấy”, BTQH chỉ

vật thể nhân tạo “gáo, bình, nhãn”, BTQH chỉ con ngƣời “tôi, mình”, BTQH chỉ hoạt động của con ngƣời “đi, múc, gắn, cho, nghỉ, ngồi, ngắm, dán”. Sự kết hợp này tạo nên nghĩa khác cho tín hiệu sông là: khát vọng đƣợc đi đến

57 mọi nơi trên trái đất để no mắt, đầy lòng.

Ý nghĩa thứ ba của sôngsông biểu trƣng cho sự chia cắt đất nƣớc ở thời kỳ Mỹ Diệm. Ý nghĩa này thể hiện qua các BTKH của sông nhƣ sông

giới tuyến, sông tuyến,sông đệm. Đây là những kết hợp có tần số cao hơn so

với các BTKH khác 61/280 lần (mục 2.2.2.1).

Ví dụ 16: Con sông tuyến ấy lạ thật đấy. Lạ mắt, nghịch tai. [...] Sao mà

không lạ được cho một con sông không đủ cả hai bờ sông mà lại chỉ có một

bờ sông! Sao mà không ngạc nhiên được cho một con sông chỉ có một nửa

cái cầu với với trên dòng như ống tay áo thõng anh thương binh cụt tay! [44,

tr.67].

Ở ví dụ 16, sông tồn tại ở BTTV “con sông, bờ sông”. Sông kết hợp với BTKH “tuyến, không đủ cả hai bờ sông mà lại chỉ có một bờ sông, chỉ có một

nửa cái cầu với với trên dòng”, BTQH chỉ con ngƣời cùng với tâm lí, tính

chất “lạ thật, lạ mắt, nghịch tai, ngạc nhiên”, “ống tay áo thõng anh thương

binh cụt tay”. Các biến thể của sông cùng với điệp cấu trúc câu cảm thán “sao

mà không lạ được..., sao mà không ngạc nhiên được...” và sự liên tƣởng so

sánh đã diễn tả sự trăn trở của tác giả trƣớc hiện thực đất nƣớc bị ngăn cách

Một con sông mà hai dòng nước, một nước mà hai cây cờ. Bắc Nam một nhà

mà... hai chế độ” [43, tr.136]. Qua đó, nhà văn bày tỏ khát khao hợp nhất con

sông, thống nhất đất nƣớc.

Ý nghĩa thứ tƣ cũng là ý nghĩa nổi bật nhất của sông trong tác phẩm của Nguyễn Tuân là sông biểu trƣng cho thiên nhiên Tây Bắc. Bên cạnh địa hình núi rừng đèo dốc, Tây Bắc còn là nơi bắt nguồn của những dòng sông. Vì thế, khi viết về thiên nhiên ở vùng địa đầu của đất nƣớc, tác giả chú ý đến những con sông, đặc biệt Sông Đà. Trong các yếu tố chỉ địa danh của sông, Sông Đà xuất hiện 329 lần trong tổng số 642 lần (mục 2.2.1.1). Sông Đà ngoài ý nghĩa chỉ một con sông cụ thể ở vùng Tây Bắc còn có nghĩa là mạch âm của vùng

58

đất, là sự kết nối và duy trì sự sống của chốn núi non vừa hiểm trở vừa hữu tình này.

Ví dụ 17: Sông đẹp núi đẹp, cả con đò cả mày mắt cô đò đều rất tạo hình […] Ấy là ở Quỳnh Nhai đây, nhờ giời nhờ đất, còn có được một khúc

sông của Sông Đà chảy qua cho quả núi đá xanh đỡ lẻ bóng, cho cô gái chèo

thuyền hái rêu đá đỡ phải mua gương con, và cho cuộc đời Quỳnh Nhai thêm

được bến trên bến dưới [43, tr.413].

Ở ví dụ 17, sông kết hợp với địa danh “Đà” trở thành danh từ riêng gọi tên một con sông, một vùng đất. Sông có BTKH “đẹp, chảy”, BTQH chỉ hiện tƣợng tự nhiên “núi, giời, đất, đá, bến”, BTQH chỉ vật thể nhân tạo “con đò,

gương con, thuyền”, BTQH chỉ thực vật “rêu”, BTQH chỉ con ngƣời và tính

chất, hoạt động của con ngƣời “cô đò, cô gái, chèo, hái, mua, rất tạo hình”, BTQH chỉ không gian “Quỳnh Nhai”. Những biến thể của sông kết hợp với lối trùng điệp “cho... đỡ ..., cho... đỡ..., và cho... thêm...” đã chứng tỏ Sông Đà gắn bó máu thịt với con ngƣời Tây Bắc, là linh hồn của Tây Bắc và cũng là nhân duyên của Nguyễn Tuân.

Ý nghĩa thứ năm của tín hiệu sông là biểu trƣng cho sự dữ dằn, hiểm ác. Những dòng sông len lỏi giữa những vách đá cheo leo, băng qua những ghềnh thác dữ dội với nhiều vực xoáy và luồng chết đã trở thành kẻ thù đe dọa cuộc sống của con ngƣời nơi đây.

Ví dụ 18: Con sông đã ác như người dì ghẻ, chúa đất chia bến ngăn

sông càng làm cho Sông Đà ácthêm. Đế quốc đóng đồn bốt ven sông, tính dữ

ác con sông lại tăng lên mấy phần [43, tr.456].

Trong ví dụ 18, sông tồn tại ở các BTTV “con sông Sông Đà, ven sông”, các BTKH “ác, ác thêm, tính dữ ác” (thuộc trƣờng nghĩa chỉ tính chất của con ngƣời); BTQH chỉ vật thể nhân tạo “đồn bốt”, BTQH chỉ con ngƣời “người dì

59

này kết hợp với cách sử dụng từ ngữ tăng tiến “đã... càng làm cho..., lại tăng

lên mấy phần” đã tô đậm sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn ác của kẻ

thù.

Ý nghĩa thứ sáu của sông là biểu trƣng những đau thƣơng, uất hận của con ngƣời trƣớc sự độc ác, tàn bạo của bọn chúa đất miền núi.

Ví dụ 19: Buổi chiều xám ập xuống Sông Đà, chụp lấy dãy phố, chụp lấy

dốc đồn, chụp lấy cái nhà tù xòe mái tôn Mỹ ở ngã ba sông trước mặt, buổi

chiều xám Lai Châu ập xuống tảng đá Hòn Ngọc Đèo Văn Long đã mổ bụng

người để tế thần tế cờ và moi gan ăn tươi ngay trên mặt Sông Đà [43, tr.

276].

Ở ví dụ 19, sông có BTTV “Sông Đà, mặt Sông Đà”, kết hợp với BTKH chỉ vị trí “trước mặt”, yếu tố chỉ không gian “ngã ba”. Ngoài ra, sông còn đẳng cấu với những BTQH chỉ thời gian “buổi chiều”, BTQH chỉ không gian

dãy phố, dốc đồn, nhà tù”, BTQH chỉ vật thể nhân tạo “mái tôn”, BTQH chỉ

hiện tƣợng tự nhiên “tảng đá”, BTQH chỉ con ngƣời “Đèo Văn Long”, BTQH chỉ hoạt động của con ngƣời “mổ bụng, tế thần tế cờ, moi gan ăn tươi”. Ở ví dụ trên còn có hiện tƣợng lặp cú pháp “buổi chiều xám ập xuống...”, điệp ngữ

chụp lấy”, nhịp điệu câu văn ngắn, dồn dập, nhiều từ chỉ hoạt động đƣợc sắp

xếp theo trật tự tăng tiến “mổ, tế, moi, ăn”. Sự kết hợp các yếu tố ngôn ngữ này biểu trƣng cho cuộc sống tối tăm, không lối thoát của con ngƣời vùng cao dƣới sự hà khắc của xã hội cũ.

Ý nghĩa thứ bảy của sông trong trang văn của Nguyễn Tuân là sông biểu trƣng cho khí thế chiến đấu quyết liệt của nhân dân.

Ví dụ 20: Đạn ta lại nổ giữa lòng sông. Liền đốt cháy vèo con sông ét- xăng của nó. Đêm ấy, chả cần cái ánh sáng trăng giả tạo của nó, ta từ trên

lưng núi, nhìn xuống con sông lửa bùng bùng chiếu hắt lửa dầu vào trận địa

60

Ở ví dụ 20, sông tồn tại với BTTV “lòng sông, con sông”; BTKH chỉ đặc điểm “ét-xăng, lửa”; BTQH chỉ thời gian “đêm ấy, ban ngày”, BTQH chỉ không gian “từ trên lưng núi, trận địa thù”, BTQH chỉ hiện tƣợng tự nhiên

ánh sáng trăng”, BTQH chỉ vật thể nhân tạo “đạn, lửa dầu” và hoạt động

nổ”, BTQH chỉ con ngƣời “ta, nó”, BTQH chỉ hoạt động của con ngƣời

dìm, đốt cháy, nhìn”. Những sự kết hợp ngôn ngữ này làm cho sông biểu

hiện ý chí, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù với tƣ thế đầy kiêu hãnh của nhân dân ta. Ý nghĩa thứ tám của sông là biểu trƣng cho công cuộc chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống mới. Trƣớc đây là nƣớc mắt rơi trên chiến trƣờng, giờ là mồ hôi trên công trƣờng kiến thiết xã hội chủ nghĩa.

Ví dụ 21: Vượt Sông Đà, vượt Sông Đà, đúng là cái điệp khúc thân yêu của những con người đã sống chết với Tây Bắc và đang sống cao độ với quê

hương Tây Bắc [43, tr.197].

Sông trong ví dụ 21 tồn tại với BTTV “Sông Đà”, BTQH chỉ con ngƣời

con người”, BTQH chỉ hoạt động và tâm lí, tính chất con ngƣời “vượt, sống

chết, đang sống”, “thân yêu”, BTQH chỉ không gian “quê hương Tây Bắc”.

Bên cạnh đó, điệp ngữ “vượt Sông Đà, vượt Sông Đà” góp phần thể hiện sự quyết tâm, hăng say xây dựng quê hƣơng đất nƣớc của con ngƣời nơi đây.

Nhƣ vậy, biểu hiện ý nghĩa của tín hiệu sông trong tác phẩm của Nguyễn Tuân rất phong phú. Sông không chỉ biểu trƣng cho vẻ đẹp sơn thủy hữu tình mà còn biểu trƣng cho muôn mặt cuộc sống của con ngƣời: sông biểu trƣng cho khát vọng đƣợc đi của một tâm hồn cô đơn, cho những đau thƣơng của ngƣời dân và tội ác của kẻ thù xâm lƣợc, sông là chứng nhân của cuộc chiến đấu và xây dựng đất nƣớc của nhân dân ta, sông còn thể hiện tình yêu quê hƣơng đất nƣớc của tác giả... Phải chăng, những ý nghĩa thẩm mĩ của sông

đều có nguồn gốc từ “cổ mẫu”: “Biểu tượng của sông hay dòng nước chảy đồng thời là biểu tượng của khả năng của vạn vật, của tính lưu chuyển của

61

mọi dạng thể ” [6, tr.829].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)