Biểu hiện ý nghĩa của tín hiệu đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 71 - 75)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Biểu hiện ý nghĩa của tín hiệu đất

Đất là một nhân tố quan trọng tạo nên sự đa dạng của thế giới tự nhiên. Đất là địa bàn cƣ trú, là nơi sinh cơ lập nghiệp, là nơi con ngƣời sinh ra rồi trở về. Đất từ lâu gắn với sự phì nhiêu, sự sinh sôi, nảy nở và đi sâu vào tiềm thức của con ngƣời. Phải chăng vì thế mà đất trở thành một biểu tƣợng trong thế giới văn chƣơng nghệ thuật.

Trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, tín hiệu đất đứng thứ hai trong trƣờng nghĩa chỉ hiện tƣợng tự nhiên (mục 2.1). Do đó, ý nghĩa thẩm mĩ của tín hiệu đất cũng rất phong phú. Tuy nhiên, những biểu hiện ý nghĩa của đất

dù có đa dạng đến đâu chăng nữa thì cũng xuất phát từ nghĩa ban đầu.

Nghĩa của tín hiệu đất trong từ điển “dt.1. Phần chất rắn, trên đó người

và các giống động vật, thực vật sinh sống; phân biệt với trời hoặc biển. 2.

Phần chất rắn, làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, gồm những hạt

vụn khoáng vật không gắn kết với nhau, và có nhiều chất hữu cơ gọi là mùn,

trên đó có thể trồng trọt được, đối lập với đá” [31, tr.530]. Đây là nghĩa cơ sở

để tạo nên những nghĩa khác của tín hiệu đất trong từng ngữ cảnh cụ thể. Khi hành chức nghệ thuật, tín hiệu đất còn có những tên gọi khác nhƣ:

thổ, địa nhƣng tên gọi phổ biến vẫn là đất. Đất tồn tại với các BTTV: mặt đất,

đất nước, trái đất, đất Hà Nội... (mục 2.2.1.2). Những BTTV của đất biểu

hiện một không gian cụ thể, gắn với sinh hoạt của con ngƣời; là những điểm đến trong hành trình xê dịch của Nguyễn Tuân.

Biểu hiện của tín hiệu đất trong tác phẩm không bất biến mà luôn thay đổi, bởi đất tồn tại với các BTKH chỉ đặc điểm và hoạt động (mục 2.2.2); các BTQH chỉ thời gian, không gian, hiện tƣợng tự nhiên, sự vật nhân tạo, động vật, thực vật... (mục 2.2.3.2). Các BTKH và BTQH đã bổ sung những nét

62

nghĩa mới cho đất so với nghĩa đƣợc quy định trong hệ thống ngôn ngữ. Đất

trong tác phẩm của Nguyễn Tuân có những ý nghĩa thẩm mĩ cơ bản sau:

Trƣớc hết, đất biểu trƣng cho không gian sinh sống của dân tộc, có chủ quyền, có bề dày lịch sử và cội nguồn văn hóa. Đây là ý nghĩa biểu trƣng phổ biến nhất của đất. Để thể hiện ý nghĩa này, đất kết hợp với nước tạo thành đất

nước. Cặp tín hiệu đất nước xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm (179

lần/1366) và mỗi lần hành chức có một ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ 22: Thì ra gần đây, chúng tôi héo hắt vì đi xa đất nước, khẩu vị

lạc điệu, thấy nhớ nhà nhớ nước, trong cái nhớ nhà, nhớ đất nước, có cả một

sự nhớ ăn phở nữa [43, tr.50].

Ở ví dụ 22, với các BTQH chỉ thời gian “gần đây”, không gian “nhà, nước”, vật thể nhân tạo “phở”, con ngƣời “chúng tôi, khẩu vị”, hoạt động của con ngƣời “nhớ, đi, ăn”, tâm lí tính chất con ngƣời “héo hắt”, đất nước không chỉ là không gian sinh tồn của một cộng đồng ngƣời mà còn gắn với văn hóa ẩm thực. Bởi lẽ mỗi một món ăn đều gợi lên phong vị riêng và góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của một dân tộc. Đây cũng là tình cảm yêu nƣớc của nhà văn Nguyễn Tuân.

Biểu hiện ý nghĩa tiếp theo của đất là biểu trƣng cho sự tù đọng, tối tăm của xã hội cũ.

Ví dụ 23: Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một

buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân

chuột, phân gián [40, tr.574].

Ở ví dụ 23, đất kết hợp với yếu tố chỉ đặc điểm “bừa bãi phân chuột,

phân gián”; đất đẳng cấu với BTQH chỉ thời gian “đêm hôm ấy, xưa nay”,

BGTQH chỉ không gian “trại giam tỉnh Sơn, buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, trên

63

vật “nhện, rệp”. Sự kết hợp này biểu đạt không gian ngột ngạt, tàn tạ của thời loạn lạc.

Một biểu hiện ý nghĩa nữa của đấtđất biểu trƣng cho sự khốc liệt của chiến tranh.

Ví dụ 24: Đất đồi chết hẳn đi một thời gian; trong hai năm, không nhú lên một ngọn cỏ thảo nguyên nào. Chỉ vàng gỉ những mảnh gang sắt chảy

[42, tr.852].

Ở ví dụ 24, đất kết hợp với yếu tố “chết hẳn đi”, đồng hiện với BTQH chỉ thời gian “một thời gian, trong hai năm”, BTQH chỉ thực vật “ngọn cỏ

thảo nguyên”, BTQH chỉ vật thể nhân tạo và đặc điểm, hoạt động “mảnh gang

sắt”, “vàng gỉ, chảy”. Những kết hợp này của đất đã biểu hiện những đau đớn,

nhức nhối của quê hƣơng dƣới sự hủy diệt của quân thù.

Sự tàn phá ác liệt của giặc dữ đã nung nấu ý chí căm thù và quyết tâm chống trả bọn giặc điên cuồng của nhân dân ta. Đó cũng là một ý nghĩa biểu trƣng khác của tín hiệu đất.

Ví dụ 25: Nó rướn lên, mũi hếch ngửa lên như bắt đầu biết sợ hãi mùi

đất cay dữ Việt Nam, và cố tránh mùi đất Việt Nam đang ngùn ngụt bốc lên từ

mặt đường, mặt hè phố của Hà Nội nồng cháy lòng người, đang bùng bùng

lửa giận nung bỏng cả tuyến đường đi [43, tr.662].

Trong ví dụ 25, tín hiệu đất cụ thể với BTTV “mùi đất”; cùng với BTKH

cay dữ Việt Nam, đang ngùn ngụt bốc lên”; BTQH chỉ không gian “mặt

đường, mặt hè phố của Hà Nội, tuyến đường đi”, BTQH chỉ con ngƣời “nó,

lòng người”, hoạt động của con ngƣời “rướn lên, mũi hếch ngửa lên”, tâm lí

tính chất của con ngƣời “sợ hãi, giận”. Sự đồng hiện của những biến thể này làm cho đất mang nghĩa mới là lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt. Lòng căm thù ấy đã chuyển thành hành động cụ thể khiến quân thù khiếp sợ.

64

Trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, đất còn biểu trƣng cho sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà con ngƣời phải chịu đựng và vƣợt qua.

Ví dụ 26: Tôi tự nhắc tôi rằng quê hương mình không liệt vào loại xứ ôn

đới và Quảng Trị đây là đất lửa; lửa hiểu theo cả hai nghĩa đấu tranh với

thiên nhiên khắc nghiệt cùng là chống trụ với xâm lăng hiểm độc [44, tr.159 -

160].

Ở ví dụ 26, tín hiệu đất có BTKH chỉ đặc điểm, tính chất “lửa”, BTQH chỉ không gian “quê hương mình, loại xứ ôn đới, Quảng Trị”, BTQH chỉ con ngƣời và hoạt động của con ngƣời “tôi, tự nhắc, đấu tranh với thiên nhiên

khắc nghiệt, chống trụ với xâm lăng hiểm độc”. Những biến thể này đã làm

cho nghĩa của đất khác so với nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ. Đất ở đây thể hiện một điều kiện sống hết sức khó khăn và ý chí mạnh mẽ của con ngƣời.

Đất còn biểu trƣng cho cuộc sống hòa bình, cho sự hồi sinh của quê hƣơng sau những năm tháng đau thƣơng. Ý nghĩa này thể hiện trong ví dụ 27.

Ví dụ 27: Một đàn cò trắng hòa bình của đồng quê đang sập cánh đậu

trên tên tuổi của nhiều anh chị bần cố nông. Đất lành, đất tươi rồi [42,

tr.745].

Ở ví dụ 27, đất kết hợp với đặc điểm “lành, tươi”, đồng hiện với BTQH chỉ không gian “đồng quê”, BTQH chỉ động vật và hoạt động của chúng nhƣ

một đàn cò trắng, sập cánh, đậu”, BTQH chỉ con ngƣời “tên tuổi của nhiều

anh chị bần cố nông”. Hòa bình đã mở ra một điều kiện sống thuật lợi để quê

hƣơng chữa lành vết thƣơng và vƣơn mình phát triển.

Ngoài ra, đất biểu trƣng cho sự thiêng liêng, thành kính, bất khả xâm phạm.

Ví dụ 28: Rồi ngày mai ngày kia đem cái lòng trong trẻo khỏe mạnh vào

Đất Thánh. Trẩy Việt Bắc, đây mới chỉ là một cung dài tiền trạm của cả một

65

Đất trong ví dụ 28 kết hợp với yếu tố “Thánh”; đẳng cấu với BTQH chỉ thời gian “ngày mai ngày kia”, BTQH chỉ không gian “Việt Bắc, cung dài tiền trạm”, BTQH chỉ tâm lí, tính chất của con ngƣời “lòng trong trẻo khỏe mạnh”, BTQH chỉ hoạt động của con ngƣời “đem, trẩy, hành hương”. Với những yếu tố ngôn ngữ này, ta hiểu đất chính là quê hƣơng cách mạng, là niềm tin, ánh sáng và sự thiêng liêng mà con ngƣời hƣớng về.

Qua việc phân tích ý nghĩa thẩm mĩ của tín hiệu đất trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, chúng tôi nhận thấy biểu hiện ý nghĩa của đất rất đa dạng và đều gắn với con ngƣời. Đất là không gian sinh tồn và có chủ quyền của dân tộc, là vết tích của chiến tranh, là lòng căm thù và ý chí chiến đấu của nhân dân, là sự hồi sinh của đất nƣớc, là sự thiêng liêng mà con ngƣời hƣớng về... Những ý nghĩa thẩm mĩ của đất bắt nguồn sâu xa từ biểu tƣợng đất: “Đất là một biểu tượng của sức sản sinh và tái sinh. Đất sinh ra mọi sinh vật, nuôi

dưỡng muôn loài để rồi tiếp nhận lại từ chúng cái mầm đầy sức sinh nở” [6,

tr.288].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trường nghĩa chỉ hiện tượng tự nhiên trong tác phẩm của nguyễn tuân (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)