Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị THA ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tthực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế quận hải châu thành phố đà nẵng năm 2016 (Trang 26 - 28)

Tuân thủ điều trị THA là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các biến chứng. Nhưng do ở Việt Nam chưa được quan tâm chăm sóc đúng mức, cộng với đời sống xã xã hội chưa cao, kiến thức còn nhiều hạn chế nên tỉ lệ đạt tuân thủ điều trị THA còn thấp.

Tỷ lệ người bệnh THA tuân thủ điều trị còn thấp trong các nghiên cứu: chỉ có 26,3% trong NC của Nguyễn Tuấn Khanh [12], nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh chỉ có 49,5% [9], 38,7% người mắc THA không điều trị hoặc điều trị không liên tục trong NC của Hoàng Cao Sạ [20], nghiên cứu của Vũ Phong Túc thì tuân thủ điều trị là 62,6% [27], nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến chỉ ra tuân thủ chế độ ăn của người bệnh THA chỉ là 40,4% [32], trong nghiên cứu của tác giả Trần Cao Minh chỉ có 26,8% thực hiện đúng điều trị THA bằng thuốc [16].

Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự tại Hà Nội năm 1999, tỷ lệ người bệnh biết mình bị THA là 21,43%, tỷ lệ người bệnh có điều trị THA là 27,09%, nhưng đa số là điều trị không thường xuyên chiếm tới 80,89%, còn điều trị thường xuyên chỉ có 19,11% [10].

Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự ở người dân trên 25 tuổi sống tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, trong 818 người có THA chỉ có 94 người là dùng thuốc chiếm tỷ lệ 11,5%, trong đó tỷ lệ điều trị tốt là 19,1%. Nghiên cứu cho thấy THA ở người trẻ ít được chú ý hơn ở người có độ tuổi cao hơn cho dù hiệu quả điều trị đạt được là dễ dàng hơn [11].

Nghiên cứu của Nguyễn Lân Việt và các cộng sự năm 2008 với số lượng ĐTNC là 9832 người lớn từ 25 tuổi trở lên taị 8 tỉnh và thành phố trong cả nước, cho kết quả đáng lo ngại với tỷ lệ THA khá cao là 25,1%. Trong nhóm được phát

hiện THA chỉ có 48,4% người biết trước là bị THA, trong nhóm này chỉ có 61,1% đang điều trị còn 38,9% người bệnh không điều trị. Trong số 730 (61,1%) người có điều trị THA chỉ có 36,3% là kiểm soát được HA [29].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến và Đỗ Mai Hoa, tiến hành trên 260 người bệnh điều trị THA ngoại trú tại bệnh viện E nhằm đánh giá tuân thủ chế độ ăn. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn hạn chế muối và chất béo là 40,4%. Nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức về bệnh và về chế độ điều trị, được CBYT giải thích rõ về bệnh và nguy cơ bị bệnh THA có liên quan đến tuân thủ chế độ ăn [32].

Nghiên cứu của Ninh Văn Đông năm 2010 ở người bệnh THA trên 60 tuổi tại phường Hàng Bông, Hà Nội có 46,5% người bệnh đạt kiến thức về tuân thủ điều trị THA, 21,5% người bệnh đạt về tuân thủ điều trị [7].

Nghiên cứu của Hoàng Viết Thắng năm 2000 ở người bệnh THA tại tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ có 23,8% người bệnh tuân thủ theo dõi điều trị tốt, 46% theo dõi điều trị sơ sài, 30,2% không điều trị gì. Lý do của việc bỏ điều trị là: không hiểu tầm quan trọng của bệnh, không có tiền, nghĩ mình đã khỏi bệnh [22].

Một số nghiên cứu ở khu vực miền Nam cũng cho thấy kết quả tuân thủ điều trị THA nói chung là thấp. Nghiên cứu của Huỳnh Thị Tiền tại Long An năm 2007, tỷ lệ tuân thủ điều trị là 29,09%, chỉ có 31,03% có tái khám, 34,63% là uống thuốc đều đặn; lý do không tuân thủ y lệnh chủ yếu là do thấy khỏe, không có triệu chứng, do điều kiện kinh tế, phải điều trị bệnh khác, quên uống thuốc, sợ tác dụng phụ [24].

Nghiên cứu của Lương Văn Minh năm 2008 tại Trà Vinh, chỉ có 72,2% đối tượng bị THA có điều trị bệnh, nhưng chỉ có 26,8% là có theo dõi và điều trị liên tục thường xuyên; lý do không điều trị thường xuyên liên tục là do không thấy có triệu chứng, không có thời gian, thấy không quan trọng, kinh phí điều trị [15].

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Nành năm 2011 tại thành phố Cần Thơ, tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc điều trị THA là 50,8% nhưng tỷ lệ tuân thủ thay đổi hành vi lối sống chỉ có 30,5% và 31,8% có tái khám định kỳ [17].

Nghiên cứu của Trần Ngọc Quang tại tỉnh Đồng Nai năm 2013, tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị THA ngoài thuốc là 35,2% (trong đó tỷ lệ nam và nữ tuân thủ

là 25,8% và 42,9%), người bệnh có kiến thức đúng về chế độ điều trị ngoài thuốc tuân thủ gấp 1,52 lần người bệnh có kiến thức chưa đúng [19].

Tại Đà Nẵng có nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hằng thực hiện năm 2007 chỉ có 21,56% người bệnh là tuân thủ dùng thuốc, tỷ lệ người bệnh kiểm soát được HA còn thấp chỉ có 15,4% [8].

1.5. Khung lý thuyết của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tthực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế quận hải châu thành phố đà nẵng năm 2016 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)